Độc đáo Opera kết hợp pop trong ‘Phố mùa đông’
Với sự kết hợp của “ opera” và “pop”, đêm nhạc “ Phố mùa đông” sẽ là cuộc hội ngộ của những giọng ca hàng đầu của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam vào tối ngày 27/11 tới đây.
Trong thời gian qua, các chương trình: “Ngày hội âm nhạc”, “Đêm sôi động”, “Bài ca đi cùng năm tháng”, “Giai điệu tuổi trẻ”, “Chắp cánh tài năng âm nhạc”, “Rhapsody No1″, “Rhapsody No2″, “Rhapsody No3″ các chương trình biểu diễn tình nguyện tại: Huyện đảo Bạch Long Vĩ, huyện đảo Vân Đồn, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh,… của Đoàn thanh niên Học viện đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh, sinh viên cũng như mang âm nhạc hàn lâm đến gần hơn với đồng bào.
Trọng Tấn, Anh Thơ sẽ không hát những ca khúc quen thuộc, mà trình diễn dòng nhạc họ đã được đào tạo bài bản rất lâu nhưng ít có cơ hội đem đến khán giả
Để tiếp nối những thành công trên, vào lúc 20h00 ngày 27/11/2012, tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật mang tên “Phố mùa đông” do các giảng viên, sinh viên xuất sắc của Học viện biểu diễn.
“Phố mùa đông” là đêm nhạc hội tụ của những giảng viên, sinh viên – các ca sĩ đã được nhiều khán thính giả yêu mếnnhư: Trọng Tấn, Anh Thơ, Phương Uyên, Tân Nhàn, Nguyên Vũ, Lê Anh Dũng… cùng toàn bộ nghệ sĩ của dàn nhạc bán cổ điển (Semi – Classic) với các tên tuổi như: Tuấn Nam, Hải Phong, Đức Long, Xuân Tùng, Quang Duy, Đức Linh, Ly Hương và dàn nhạc Dây của Học viện biểu diễn.
Video đang HOT
Nhạc mục sẽ gồm các bài hát Việt Nam và quốc tế xen kẽ nhau của các nhạc sĩ: Phạm Duy, Cung Tiến, Vũ Ngọc Quang, Trần Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Thương, Ngô Thụy Miên, Puccini, Schubert, Sartorim Vecdi..Một số trích đoạn nhạc kịch cũng được đưa vào biểu diễn trong đêm nhạc.
Đặc biệt hơn, các ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ, Tân Nhàn, Lê Anh Dũng… sẽ không hát những ca khúc quen thuộc, mà trình diễn dòng nhạc họ đã được đào tạo bài bản rất lâu nhưng ít có cơ hội đem đến khán giả. Điều đó sẽ mang đến luồng khí mới trong thưởng thức cho khán thính giả yêu mến các nghệ sĩ.
Với sự kết hợp của “opera” và “pop”, chương trình mang đến những ca khúc trữ tình, lãng mạn, hiện đại phù hợp với xu hướng âm nhạc thế giới, không mang nặng tính Hàn lâm.
“Phố mùa đông” là chương trình mở màn cho dự án âm nhạc của Đoàn Thanh Niên Học viện với mong muốn phát huy các hoạt động chuyên môn của cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên gắn với chương trình biểu diễn vì cộng đồng. Đồng thời là chương trình đểgây quỹ hoạt động cho Đoàn Thanh niên Hoc viện năm học 2012 – 2013, góp phần xây dựng hình ảnh Học viện trong Cộng đồng người yêu nhạc và tạo sân chơi để chắp cánh những Tài năng âm nhạc trẻ cống hiến cho Đoàn Thanh Niên.
Theo Vnmedia
'Có ca sĩ không biết đọc nốt nhạc'
Ca sĩ thị trường không được đào tạo thanh nhạc. Sinh viên tốt nghiệp Nhạc viện lại thiếu kĩ năng biểu diễn. Đó là một phần rất lớn của vấn đề.
Tiếp tục mach bài trong chuyên đề "Người Việt có chọn được nhạc để nghe?", để hiểu thêm về quá trình đào tạo các ca sĩ cho thị trường âm nhạc đại chúng, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với NSND Trung Kiênvà hai cựu sinh viên Nhạc viện.
Sinh viên nhạc viện không được học biểu diễn
Những năm gần đây, khi showbiz bắt đầu phát triển theo chiều rộng, không ít trường hợp các ca sĩ có chất giọng tốt, tốt nghiệp loại ưu Học viện âm nhạc Quốc gia phải nhường lại thị phần lớn trong âm nhạc đại chúng cho các giọng ca không hề chuyên nghiệp, nhưng đầu tư tốt phần nhìn. NSND Trung Kiên đã nói: " Ca sĩ không thể chỉ thu âm, quan trọng hơn là phải biểu diễn thường xuyên, phải sống trên sân khấu". Nhưng dù xem là nơi đào tạo thanh nhạc uy tín bậc nhất, học viện Âm nhạc quốc gia vẫn chưa thể giảng dạy đầy đủ các môn học về kĩ năng sân khấu, để các sinh viên có thể làm nghề thuận lợi trước thị hiếu thưởng thức quan trọng phần nhìn như hiện nay.
Một ví dụ điển hình là ca sĩ Lê Anh Dũng (thủ khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia năm 2008, giải nhất Sao mai dòng Thính phòng năm 2007) hay Ngọc Ký (giải nhì Sao mai dòng Dân gian năm 2009). Tốt nghiệp với điểm số cao, được đánh dấu "chất lượng" của Học viện Âm nhạc Quốc gia, đã từng thành công ở những giải thưởng âm nhạc trong nước, nhưng trên thị trường và trong tâm trí số đông công chúng, những cái tên ấy vẫn còn xa lạ.
" Chúng tôi đã không được học về biểu diễn", đó là câu trả lời gây ngạc nhiên của thủ khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
" Trong Học viện Âm nhạc quốc gia chúng tôi chỉ học về kĩ thuật thanh nhạc. Còn việc giải phóng hình thể, kĩ thuật biểu diễn thì không được học, không được đào tạo. Các vấn đề này phía Giám đốc Nhạc viện cũng đã nghĩ đến rồi, nhưng chưa triển khai, chưa làm được" Lê Anh Dũng và Ngọc Ký trả lời.
Như vậy, để ghi dấu ấn trong lòng số đông công chúng hiện nay, thì một giọng hát hay có lẽ là chưa đủ. Người ta có thể không đồng tình với việc chỉ chú trọng ngoại hình trong biểu diễn, nhưng việc bỏ qua hay coi nhẹ yếu tố "nhìn" thì không ổn.
NSND Trung Kiên giải thích đồng thời thừa nhận Nhạc viện chưa thể đào tạo các bộ môn cần thiết cho nhạc nhẹ: " Chúng tôi chưa làm nhạc nhẹ được, vì toàn bộ thầy trong trường không biết nhạc nhẹ. Sắp tới nhạc viện chỉ mở thêm khoa Jazz bên cạnh opera và thính phòng thôi. Nhạc nhẹ không phải đùa đâu. Không biết thì không được làm."
Tôi đã sang Anh tìm hiểu về đào tạo ở đó. Đào tạo opera là 13.000 bảng Anh một năm học, nhạc nhẹ là 7.000 bảng. Một đến hai năm đầu tiên, sinh viên học cơ bản như nhau. Sau đó người ta mới xét người này theo opera, người kia theo nhạc nhẹ. Dù có đi theo nhạc nhẹ vẫn phải học luyện thanh và tập các chương trình có tính chất Pop, Rock, Jazz...Ca sĩ nhạc nhẹ họ cũng phải học cơ bản chứ không phải kiểu nghiệp dư như mình" .
" Dù sao các em đi ra từ Nhạc viện cũng có kĩ thuật cơ bản tốt hơn, giọng hát sẽ tốt hơn các ca sĩ thị trường không được đào tạo". Ông nói
Nhiều người đi hát lại không biết đọc nốt nhạc
Trong khi hệ thống đào tạo chưa đưa đến cho công chúng một tầng lớp nghệ sĩ đại chúng để chiếm lĩnh thị trường, thì nhiều người lại rất tự tin bước vào nghề hát dù chưa từng đọc được một nốt nhạc. NSND Trung Kiên cho biết: " Những người như thế nhiều lắm. Tôi không biết có bao nhiêu. Ca sĩ không biết nốt nhạc, nhạc sĩ phải dạy bài theo cách truyền khẩu.
Uyên Linh đăng quang VietnamIdol xong được coi như thiên thần. Nhưng tôi bảo "Không biết đọc nhạc thì xấu hổ lắm con ạ, phải học đi". Truyền hình tung hô cũng làm hỏng ca sĩ. Họ có năng khiếu, nhưng năng khiếu rồi cũng phải học.
Bây giờ các đài truyền hình thi cái nọ cái kia, không vấn đề gì, nhưng khán giả phải được biết đó là không chuyên. Tình trạng văn hóa nghệ thuật lộn xộn ở nước ta hiện nay cũng là do không rõ ràng giữa các thể loại, trình độ, mọi thứ xếp chung vào một giỏ. Dở nhất là đang lẫn lộn hết giữa không chuyên và chuyên nghiệp.
Tôi không câu nệ là phải học trong trường, học ở ngoài cũng được, nhưng phải học. Người có học sẽ khác, về mặt nghệ thuật sẽ phát triển lên, ngay cả cách xử sự cũng sẽ khác, không mắc những sai lầm thiếu văn hóa. "
Hồ Hương Giang
Theo Vietnamnet
Lộ nhiều vụ "chảnh" của sao nhạc đỏ Việt Mức độ hot về tên tuổi, nam ca sĩ thì đứng đầu là Trọng Tấn, tiếp đó là Đăng Dương, Việt Hoàn, Lê Anh Dũng... về giọng nữ, Anh Thơ được chuộng nhất, kế đó là Lan Anh, Tân Nhàn, Phương Thảo... Ngoài ra còn có một số ca sĩ trưởng thành từ giải thưởng của các dòng nhạc thính phòng và dân...