Độc đáo: Nuôi vỗ béo cá nước ngọt bằng thứ ruồi lính đen giá bán đắt đỏ ở Sài Gòn
Trên thị trường giá mỗi ký trứng ruồi lính đen là 15 – 20 triệu đồng, nhưng tại trang trại nuôi cá nước ngọt ở ấp 5, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP HCM) đã dùng chính ruồi lính đen giá bán đắt đỏ này để vỗ béo cá.
Tận dụng dòng kênh Đông (huyện Củ Chi, TP HCM), nhiều năm nay lão nông Lê Xuân Điều (ấp 5, Tân Thông Hội) đã xây dựng trang trại nuôi cá trên diện tích khoảng 5ha. Các loại cá ông Điều đang nuôi như cá rô, cá tra, cá trê… Mỗi năm, trại cá này thu hoạch hàng trăm tấn cá, doanh thu nhiều tỷ đồng.
Trong khuôn viên trang trại, ông Điều làm chuồng nuôi ruồi lính đen để làm thức ăn cho đàn cá.
Nửa năm nay, ông Điều chuyển sang nuôi cá bằng ruồi lính đen thay cho thức ăn công nghiệp hay tự trộn. Để có đủ nhộng ruồi lính đen cho cá ăn với quy mô nuôi lớn, ông Điều đã làm trại ương nhộng ruồi lính đen với diện tích 2.000m2. Đây là cơ sở đầu tiên ở TP .HCM nuôi ruồi lính đen để sản xuất chứ không bán trứng hay nhộng.
Mỗi ngày, công nhân nông trại thu hoạch khoảng 2 tấn nhộng ruồi lính đen để cho cá ăn. Hiện, nhộng ruồi lính đen có giá 40.000 – 50.000 đồng/kg. Hàng ngày, nhộng ruồi lính đen được thu hoạch trong các lán nuôi, sau đó được nhân công cho lên xe tải và đổ xuống ao cho cá ăn.
Video đang HOT
Trước khi cho ruồi lính đen ăn, bã đậu đã được xử lý bằng chế phẩm vi sinh. Chế phẩm này có tác dụng khử mùi hôi, cho nhộng tăng trưởng nhanh và diệt các vi khẩn có hại giúp cá hạn chế dịch bệnh.
Theo ông Điều, chính hàm lượng dinh dưỡng cao của nhộng ruồi lính đen đã giúp cá tăng trọng nhanh, nhanh lớn, thịt cá săn chắc, thơm ngon hơn. Theo đó, thời gian thu hoạch cá sớm hơn so với cho ăn thức ăn thông thường khoảng 1 tháng. “Cá rô cho ăn ruồi lính đen khi thu hoạch có con nặng 700g”, ông Điều khoe .
Người trẻ 'mừng hụt' vì nhiều tuyến xe buýt chưa chạy lại
Vì phòng dịch Covid-19, một số tuyến xe buýt vẫn chưa được hoạt động trở lại khiến nhiều người trẻ 'mừng hụt'.
Nhiều bạn trẻ "mừng hụt" vì nhiều tuyến xe buýt vẫn chưa chạy lại - ẢNH: TẤN ĐẠT
Chưa nắm rõ thông tin nên phải đi nhiều tuyến
Sáng 4.5, chúng tôi đã có mặt tại Bến xe Công viên 23.9 để ghi nhận tình hình sau khi Sở GTVT TP.HCM bắt đầu cho các tuyến xe buýt hoạt động trở lại. Cũng tại đây, nhiều bạn trẻ đã "mừng hụt" vì các tuyến xe buýt mình đi vẫn chưa chạy lại.
Ngồi thẩn thờ chờ bắt tuyến xe khác về lại huyện Củ Chi, chị Võ Thị Kim Bình, 20 tuổi, chia sẻ: "Có công việc ở xa nên mới ra đây bắt xe buýt đi cho tiện. Lúc đầu tưởng may mắn vì đi ngay dịp xe buýt chạy lại, nhưng giờ mình mới biết tuyến xe buýt số 13 chưa hoạt động trở lại. Mình phải chọn phương án đi tuyến xe 04 ra Bến xe An Sương, rồi bắt thêm một tuyến về Củ Chi", chị Kim Bình cho biết.
Giống như Kim Bình, anh Bùi Thế Nghĩa, 27 tuổi, trú ngụ tại Q.1, TP.HCM, cũng có việc nên ra bến đón tuyến xe số 69 đến công ty trên đường Ông Ích Khiếm, Q.11, TP.HCM, tuy nhiên xe vẫn chưa chạy nên anh đành đi xe ôm.
"Ngồi chờ một hồi lâu mới biết là tuyến xe mình đi không có hoạt động trở lại, lên mấy trang về xe buýt trên Facebook mới vỡ lẽ ra một số tuyến xe vẫn chưa chạy vì dịch Covid-19...", anh Thế Nghĩa cho biết.
Các tuyến xe buýt hoạt động trở lại được vệ sinh, khử khuẩn khi ra vào trạm - ẢNH: TẤN ĐẠT
"Tôi thấy mừng lắm"
Theo như chúng tôi quan sát, hành khách khi lên xe buýt được rửa tay bằng nước sát khuẩn, đồng thời phải ngồi cách xa tối thiểu 1 m.
Bắt tuyến xe buýt số 65 để đến nơi làm việc trên đường Cách Mạng Tháng 8, Q.10, TP.HCM, chị Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 25 tuổi, trú tại đường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TPHCM, chia sẻ khi nghe thông báo xe buýt hoạt động trở lại là chị mừng lắm, vì gần một tháng nay chị toàn đi "ké" xe máy người ta.
Chị Duyên cho biết kể từ sau vụ tai nạn giao thông cách đây 3 năm, chị đã chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển phục vụ công việc của mình. "Mấy ngày đầu đi xe buýt không có quen mùi xe nhưng dần dần mình cũng thích nghi được", chị Duyên chia sẻ.
Nhiều bạn trẻ đi xe buýt - ẢNH: TẤN ĐẠT
Anh Trần Thế Ân, 28 tuổi, trú hẻm 451 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP.HCM, cho biết khi hay tin xe buýt chạy lại, anh mừng lắm. "Khi xe buýt hoạt động lại tôi thấy các bác tài áp dụng các biện pháp phòng dịch như rửa tay sát khuẩn cho hành khách, nhắc hành khách đeo khẩu trang..., tôi cảm thấy an tâm vì góp phần phòng ngừa dịch bệnh Covid-19", anh Thế Anh chia sẻ.
Trong khi đó, Nguyễn Thị Mỹ Tiên, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ tuy là tuần sau mới vào lại Sài Gòn nhưng khi nghe tin xe buýt hoạt động trở lại thì Tiên rất mừng. Vì đối với Tiên hơn 2 năm nay xe buýt số 08 như là một người bạn.
"Em học ở Thủ Đức, TP.HCM nhưng sống ở nhà người cô ở Q.8, nên xe buýt là phương tiện em sử dụng thường xuyên để đi học. Một ngày ít nhất em đi 2 chuyến đi và về, bên cạnh đó những ngày rảnh rỗi còn bắt các tuyến xe buýt khác để đi ra công viên học tiếng Anh với bạn bè...", Mỹ Tiên chia sẻ.
Tuyến xe buýt nào hoạt động lại ?
Theo thông báo về phương án tổ chức hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn TP.HCM ngày 29 tháng 4 năm 2020, Sở GTVT TP.HCM cho biết từ ngày 4.5, 69 tuyến xe buýt trợ giá sẽ hoạt động trở lại với tối đa 50% số chuyến theo biểu đồ ngày thường.
Riêng 27 tuyến xe buýt còn lại gồm: 02, 11, 13, 17, 30, 31, 34, 38, 48, 50, 52, 56, 57, 62, 64, 68, 69, 76, 79, 86, 89, 91, 93, 94, 103, 144, 148 là các tuyến có lượng hành khách thấp hơn 1.200 người/ngày tiếp tục tạm ngưng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Hành khách đi xe buýt ngồi cách nhau một ghế hoặc tối thiểu 1 m để đảm bảo giãn cách theo Chỉ thị 19, cửa sổ xe buýt luôn mở hoặc mở máy lạnh từ 26oC trở lên, tiếp viên và tài xế đeo khẩu trang, găng tay trong suốt hành trình.
Tuyến xe buýt hoạt động trở lại phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch Covid-19 - ẢNH: TẤN ĐẠT
Dân Sài thành "thuần phục rau vua", cứ 1 ngày bán 10 ký thu 1 triệu Hơn chục năm trước, tại huyện Củ Chi (TP.HCM) thử "nổ" ra phong trào trồng loại "rau vua"- cây măng tây song đã thất bại. Thế nhưng hiện tại, ở ấp An Hòa (xã An Phú, huyện Củ Chi) có 2 vườn măng tây, rộng 5ha đã lên xanh tốt. Chủ nhân của những vườn măng tây này là lão nông Ba Nhoai...