Độc đáo những viên gạch nổi trên mặt nước
Trong hoàn cảnh hàng trăm nhà máy gạch thủ công ngày ngày thải ra môi trường lượng khí thải độc hại, máy tạo vật liệu xây dựng siêu nhẹ, thân thiện với môi trường của người nông dân Trần Văn Lượng quả là một sản phẩm đáng lưu tâm.
Sinh năm 1968 tại vùng quê nghèo thôn Nhật Tự, xã Nhật Tự, huyện Kim Bảng (Hà Nam), dù không qua một trường lớp đào tạo nào nhưng anh Trần Văn Lượng vẫn miệt mài nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chế tạo ra nhiều sản phẩm máy công nghiệp phục vụ người dân địa phương.
Sau 6 năm mày mò nghiên cứu, anh đã chế tạo thành công chiếc máy tạo bọt.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hà Nam vẫn tồn tại nhiều nhà máy gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường, trong khi đó giá thành mà người dân mua gạch không hề rẻ. Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, anh Lượng đã cho ra đời chiếc máy tạo vật liệu xây dựng siêu nhẹ mà nguyên liệu chủ yếu là những phế phẩm tận dụng từ các ngành công – nông – lâm của người dân địa phương.
Đến vùng quê anh, hỏi Lượng “sáng chế” không ai không biết. Đón chúng tôi là một người nông dân có nước da đen sạm, khá gầy, gương mặt thân thiện. Vừa dẫn chúng tôi tham quan xưởng chế tạo gạch, anh vừa bắt đầu câu chuyện về sản phẩm gạch siêu nhẹ do mình sáng chế ra. Như để chứng minh cho mọi người thấy, anh cầm tay quay khởi động máy và kể về ý tưởng độc đáo của mình.
Trước đây gia đình anh còn khó khăn, sau khi học xong cấp ba, anh ở nhà lái xe công nông chở vật liệu xây dựng thuê. Năm 2001, anh vào quận 9, TP Hồ Chí Minh làm cho một cơ sở sản xuất bột bả ma-tít. Đầu năm 2002, anh trở về quê lập nghiệp, hàng ngày chứng kiến cảnh một người hàng xóm mày mò nghiên cứu loại vật liệu xây dựng nhẹ nhưng chưa thành công, anh Lượng quyết tâm tiếp nối ý tưởng của người hàng xóm: chế tạo ra một loại vật liệu xây dựng siêu nhẹ mà không gây ô nhiễm môi trường.
Video đang HOT
Anh Lượng đang khởi động chiếc máy nhào bê tông tạo ra những viên gạch siêu nhẹ
Trở về quê, ngoài việc phụ giúp bố mẹ công việc mùa vụ, anh còn làm nhiều nghề để kiếm sống. Ngoài ra, tranh thủ những lúc rảnh rỗi, anh mày mò nghiên cứu chế tạo máy sản xuất gạch. Sau bao nhiêu năm thai nghén, đến tháng 3/2006, anh Lượng đi đến quyết định thành lập công ty TNHH Hồng Giang chuyên về kinh doanh vật liệu xây dựng và anh tiếp tục ý tượng nghiên cứu của mình.
Lúc đầu việc sáng chế của anh gặp rất nhiều khó khăn, anh phải bổ ra lắp lại chiếc máy tới 8 lần mới thành công, mà nguyên nhân chủ yếu của nó là tốc độ quay không theo như mong muôn cua minh. Mỗi lần như vậy anh phải mua nguyên vật liệu mới để thử nghiệm lai, sau này anh đã tìm ra loại mô tơ điều khiển tốc độ quay tự động thì chiếc máy hoạt động theo đúng ý định va cho ra san phâm như mong muôn.
Anh tâm sự: “Để có tiền nghiên cứu ra loại máy này tôi phải bán 2 chiếc xe ô tô tải, một lô đất ở. Nhiều lúc cũng thấy nản bởi chi phí quá tốn kém, thế nhưng lòng đam mê không cho phép mình từ bỏ, cộng thêm sự giúp đỡ của gia đình tôi đã làm được”.
Sau 6 năm nghiên cưu, công sức của anh cũng được đền đáp xứng đáng, tháng 4/2009 viên gạch siêu nhẹ đầu tiên ra đời, có thể nổi được trên mặt nước lai cach âm, cach nhiêt, thân thiện với môi trường.
Một hệ thống từ máy nhào trộn, máy tạo bọt, cho tới máy nghiền, sàng, máy đẩy vữa đều do anh Lượng nghiên cứu và chế tạo ra. Từ chiếc máy nghiền sỉ than anh cũng cải tiến lại để chạy êm và bền hơn, không gây ô nhiễm môi trường.
Loại vật liệu để chế tạo sản phẩm gạch xây dưng siêu nhẹ của anh Lượng được làm từ phế phẩm như: Lõi ngô, thân cây ngô, rơm, bã mía, xơ dừa, trấu hay các loại mùn cưa, gỗ vụn, xi măng… Một trong những yếu tố quan trọng của loại vật liệu siêu nhẹ này đó chính là chất tạo bọt. Anh đa phai mât rât nghiêu thơi gian đê nghiên cưu ra, no được làm từ da động vật, nhựa cây và một số chất tạo bọt khác.
Những viên gạch to có thể nhấc lên nhẹ nhàng bằng 1 tay
Những viên gạch to, lớn, bền và có vẻ nặng nhưng khi thả thả xuống nước lại nổi bồng bềnh như xôp, đó là ưu điểm nổi bật của sản phẩm độc đáo của anh Lượng. Một khối bê tông thường nặng 2,7 tấn, nhưng với một khối bê tông siêu nhẹ này chỉ có 3 tạ, không hê thâm nươc, lại rất nhanh khô sau 15 – 25 giờ đồng hồ, vật liệu siêu nhẹ này có thể dùng để xây dựng nhiều công trình lớn, nhỏ…Từ những tính năng của vật liệu siêu nhẹ, công ty của anh Lượng sản xuất các loại vật liệu dùng để chống nóng, cách âm, chống cháy, gach đê xây tương và dùng để kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
“Tôi sẽ vay thêm vốn để mở rộng cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho người dân địa phương. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để sử dụng nước lợ vào chế tạo vật liệu siêu nhẹ, nguyên liệu để sản xuất cũng rất dễ kiếm, bớt được cước phí vận chuyển thì giá thành sẽ rất rẻ, kể cả người dân nghèo cũng có thể sử dụng được”, anh Lượng bày tỏ.
Theo Dân Trí
Rùa tai đỏ ít 'sập bẫy' của các nhà khoa học
Ba ngày qua, những thiết bị bẫy rùa tai đỏ đã được thử nghiệm tại hồ Văn Quán (Hà Đông) - trước khi áp dụng ở hồ Gươm. Nhiều rùa tai đỏ "mon men" lên phơi nắng, nhưng không bị sập bẫy.
Hồ Văn Quán là nơi đầu tiên áp dụng các kỹ thuật bẫy rùa tai đỏ. Theo nhiều người dân, trước kia tại khu vực này có rất nhiều rùa tai đỏ sinh sống.
Ba chiếc bẫy được đặt sát nhau. Một chiếc bẫy đặt chìm dưới nước, chiếc bẫy khác đặt nổi trên mặt nước, một chiếc nữa được điều khiển từ xa...
Chiếc bẫy đặt nổi trên nước được làm thủ công bằng phên tre với nhiều cót ép. Phía trên có một chiếc lồng để hở một khe nhỏ vừa đủ cho rùa tai đỏ chui vào, trong khi đó bên trong bẫy có nhiều loại thức ăn rùa ưa thích (màu vàng), nếu rùa chạm phải thức ăn, chiếc lồng sẽ ụp xuống.
Những chiếc bẫy trên đặt gần bờ, nhiều nguời dân qua lại, thi thoảng lại có người đi chơi đạp vịt trên hồ, nên rùa tai đỏ rất cảnh giác.
Trong một thời gian dài, nhiều chú rùa tai đỏ leo lên chiếc bẫy thủ công làm bằng lồng tre, vì nó có bề mặt cho rùa bò lên phơi nắng. Tuy nhiên, do chiếc bẫy làm thủ công, nên nếu rùa tai đỏ có sập bẫy, phải có một người ra gỡ bẫy, bắt rùa và dựng bẫy lên để "lừa" chú rùa khác. Tuy nhiên thi thoảng mới có chú rùa tai đỏ "mon men" lên chiếc bẫy này, và cũng theo nhiều người dân quanh đây, chúng rất ít khi sập bẫy. Trong khi đó những chiếc bẫy còn lại, không có chú rùa nào mắc bẫy. Theo cơ chế hoạt động, chiếc lồng bẫy bằng nan tre hình như chiếc hom này, rùa sẽ leo lên các nan tre và nếu rùa lọt vào sẽ không ngoi ra được. Một chiếc lồng mang đậm dấu ấn khoa học kỹ thuật, được điều khiển từ xa, nhưng cũng không có rùa tai đỏ nào sập bẫy trong ngày 25/2.Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội thử nghiệm đặt bẫy rùa tai đỏ tại hồ Văn Quán. Nếu thành công, những chiếc bẫy kiểu này sẽ được đặt tại hồ Gươm, nơi có rất nhiều rùa tai đỏ. Nhiều chuyên gia cho rằng chính sự xuất hiện quá nhiều rùa tai đỏ tại hồ Gươm đã tranh mất nguồn thức ăn, thậm chí có thể gặm mai của cụ rùa.
Theo VnExpess
Bẫy rùa tai đỏ - có thể bạn chưa biết Chữa bệnh cho cụ rùa và tiêu diệt rùa tai đỏ là 2 việc TP Hà Nội đang gấp rút thực hiện để bảo vệ cụ rùa Hồ Gươm. Hiện phương án cứu chữa cho cụ rùa vẫn đang... tranh luận, còn phương pháp bắt rùa tai đỏ đã được Sở KH&CN thử nghiệm... Ba chiếc bẫy đầu tiên đã xuất hiện trên...