Độc đáo ‘ngôi nhà không bao giờ ngập’ của chàng trai miền Tây
Một chàng trai miền Tây đã nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, thử nghiệm thành công ngôi nhà lưỡng cư, có hệ thống trượt nổi độc đáo giúp căn nhà nổi lên khi nước dâng và trở về ban đầu khi nước rút.
Đặc biệt, chi phí vừa phải nhưng độ bền cao, thiết kế này có thể thích nghi được với nước lũ và thiên tai nên rất phù hợp cho đại bộ phận người dân Đồng bằng sông Cửu Long.
“Ngôi nhà lưỡng cư” thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tác giả của mô hình là Nguyễn Minh Hoàng, 27 tuổi, ở xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Sinh ra và lớn lên ở vùng nước nổi nên tuổi thơ của Hoàng gắn liền với nhiều lần chạy lũ khi con nước thượng nguồn đổ về. Thêm vào đó, chàng trai trẻ luôn trăn trở, lo lắng trước những hoàn cảnh khó khăn và điều kiện sinh sống không an toàn khi đồ đạc bị cuốn phăng hoặc chìm trong lũ những lần thiên tai ập đến. Vì vậy, chàng kiến trúc sư trẻ này đã quyết tâm thiết kế một ngôi nhà vừa tiện nghi trên cạn, bề mặt ao hồ vừa phù hợp khi mực nước sông dâng đột ngột.
Nghĩ là làm, sau thời gian tìm tòi kết hợp với kiến thức trên giảng đường Trường Đại học Xây dựng miền Tây (tỉnh Vĩnh Long), Hoàng đã hoàn chỉnh, trình làng một một căn nhà nổi thiết kế đẹp, tiện nghi, rộng 48 mét vuông với dãy hành lang trước nhà, 2 phòng ngủ, phòng vệ sinh, một phòng khách và nhà ăn tích hợp. Ngôi nhà được thực hiện với giải pháp kiến trúc xanh kết hợp điều kiện khí hậu gió và nước, làm mát cho công trình bằng hệ thống thông gió, chiếu sáng tự nhiên. Tổng kinh phí xây dựng gần 300 triệu đồng và tuổi thọ công trình giao động từ 30 – 50 năm.
Minh Hoàng cho biết, chân đế và sàn gỗ ngôi nhà được nâng lên cao hơn so với mặt đất. Vào mùa khô, căn nhà đặt trên nền đất như bình thường. Điều đặc biệt của ngôi nhà là khi nước dâng lên, các thùng phuy nhựa bên dưới kết cấu sàn nhà cùng với hệ thống trượt nổi sẽ giúp căn nhà nổi lên an toàn và đơn giản. Chi tiết trượt nổi thiết kế đơn giản nhưng mang lại hiệu quả an toàn cao. Nguyên tắc vận hành của các chi tiết sẽ dựa trên định luật lực đẩy Acsimet. Theo đó nhà sẽ nổi lên mà không cần phải tốn chi phí để tác động vận hành. Nhờ vậy, nước sẽ không gây bất cứ hư hỏng gì đến công trình bên trên, người dân có thể an tâm sinh hoạt trong căn nhà và không cần di dời đồ đạc.
Kiến trúc sư Nguyễn Minh Hoàng.
Hoàng chia sẻ, ngôi nhà phù hợp với nhiều địa hình khác nhau như đất liền, ven sông hoặc trên ao hồ. Đặc biệt, đối với vùng khó khăn, kinh phí thực hiện có thể thay đổi phụ thuộc kinh tế gia chủ, chỉ dao động từ 70 – 100 triệu đồng cho một căn nhà hoàn chỉnh. Ngoài ra, việc bảo trì cũng khá dễ dàng. Thông thường, quá trình bảo trì ở thùng phuy nhựa sẽ được thực hiện 2 năm/ lần để đảm bảo việc vận hành không gặp sự cố khi có nước dâng.
Chủ nhân ngôi nhà này cho biết, ý tưởng hướng đến mục đích cuối cùng là giải quyết những khó khăn và giúp người dân phần nào giảm đi nỗi lo mùa nước nổi cũng như hiện tượng nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng. “Trước những biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó lường, trong đó có các đợt lũ, con người không thể chống mà cần chuyển sang thích nghi với biến đổi khí hậu, sống chung với lũ, xem nước lũ một người bạn chứ không còn là kẻ thù nữa”, Minh Hoàng lý giải.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười đánh giá: Mô hình được đặt trên mặt ao nên phù hợp với loại hình du lịch homestay, thân thiện môi trường. Mặt khác, xét về ứng dụng, ý tưởng này có thể tiết kiệm diện tích đất và là thiết kế nhà ở mang tính tiện ích cao cho người dân vùng ngập, trong đó có Đồng Tháp.
Với những tính năng vượt trội, đây được xem là một giải pháp mang tính khả thi đối với Đồng bằng sông Cửu Long, bởi tại khu vực này chỉ còn cao hơn mực nước biển 0,8m và tốc độ sụt lún đang diễn biến phức tạp mỗi năm. Dự án “Ngôi nhà lưỡng cư thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của chàng kiến trúc sư trẻ Nguyễn Minh Hoàng đã xuất sắc giành giải ba trong Cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2018.
Bài và ảnh: Chương Đài
Theo TTXVN
Ngôi nhà như tổ chim ở Trà Vinh
Kiểu nhà ngói 3 gian nhưng xếp dọc theo miếng đất hình ống khiến ngôi nhà trông lạ lẫm, bắt mắt.
Ngôi nhà 2 tầng với tổng diện tích gần 300 m2 tọa lạc tại thành phố Trà Vinh là tổ ấm của một gia đình 5 thành viên. Thành phố tỉnh lẻ vùng đồng bằng sông Cửu Long này vẫn còn lưu giữ nhiều dấu ấn kiến trúc và văn hóa vừa đặc trưng, vừa giao thoa giữa các dân tộc Việt, Hoa và Khmer qua nhiều thời kỳ.
Chịu ảnh hưởng từ những kiến trúc cổ ở địa phương, kiến trúc sư Đặng Đức Hòa, Nguyễn Việt Khoa (Block Architects) đã thiết kế ngôi nhà vừa có nét truyền thống (chủ yếu ở phần kết cấu, vật liệu), vừa có nét hiện đại (phần nội thất) đúng như tên gọi Cũ và Mới của nó.
Mặt bằng ngôi nhà lấy cảm hứng từ nhà 3 gian truyền thống với 3 nhịp, không gian chính ở giữa và hai phòng ngủ ở hai bên. Tuy nhiên, thay vì xếp theo chiều ngang, các không gian này được xếp theo trục dọc (do đất hình ống), hướng về phía khoảng đất trống bên hông nhà nhằm khai thác nguồn gió và ánh sáng tự nhiên.
Một lớp vỏ bằng gạch được tạo ra ở ngoài cùng và bao phủ toàn bộ ngôi nhà. Lớp vỏ này vừa có nhiệm vụ bao che, vừa như một tấm màng lọc điều tiết vi khí hậu cho các không gian bên trong.
Thông qua các khoảng đệm như hành lang, mái hiên, thông tầng và các khoảng hở, không khí bên trong ngôi nhà được luân chuyển và tươi mới.
Để tạo sự thống nhất, mái nhà cũng lợp gạch với các khoảng hở xen kẽ như bức tường bao quanh nhà. Phía trên mái gạch là lớp mái bằng tôn nhựa kính. Nếu mái gạch giúp ngôi nhà mát thì mái tôn nhựa kính giúp ngôi nhà đón được ánh sáng tự nhiên, đồng thời cũng bảo vệ được mái gạch bên trong.
Còn sau bức tường gạch là lớp cửa kính đóng mở linh hoạt, vừa đảm bảo ngôi nhà thoáng sáng vừa giúp tránh gió trong những ngày mưa.
Phòng khách, phòng ăn, phòng bếp liên thông, tạo cảm giác không gian thoáng rộng.
Phòng tắm với những thiết bị hiện đại.
Phòng ngủ giản dị, với cửa kính, tường gạch mộc hay gỗ ốp tạo cảm giác vừa cũ vừa mới.
Bản vẽ mặt bằng tầng trệt.
Bản vẽ mặt bằng tầng lầu.
Bài: Thái Bình
Ảnh: Quang Dam
Theo VNE
Cặp vợ chồng bỏ công việc thành phố, cùng con gái về nông thôn trồng rau làm vườn sau trận động đất lớn nhất Nhật Bản Vào năm 2011, sau trận động đất lớn bậc nhất Nhật Bản, chị Sanmura Guang cùng chồng Sancun Tuoyang và con gái về quê sống trong ngôi nhà cũ do bố để lại. Cũng có đôi khi, con gái của chị Sanmura nhớ về thành thị nơi gia đình đã từng sống. Nỗi nhớ ấy vội qua mau khi cô bé được hòa...