Độc đáo ngôi chùa sở hữu hơn 30 tòa tháp ở Hải Dương
Là ngôi chùa lớn nhất của huyện Kim Thành ( Hải Dương), trong khuôn viên chùa Muống còn 4 vườn tháp với 33 bảo tháp lớn nhỏ thể hiện phong cách kiến trúc đặc trưng của nhiều thời kỳ lịch sử.
Chùa Muống (Quang Khánh tự) nằm trong khuôn viên rộng 15.000m2 tại xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Chùa có quy mô tới 120 gian lớn nhỏ, xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc” bao gồm các hạng mục tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà tăng, hành lang, gác chuông, gác khánh…
Độc đáo nhất, chùa Muống còn lưu giữ và bảo tồn được 4 vườn tháp với 33 tòa tháp lớn nhỏ và là ngôi chùa có nhiều tháp nhất ở tỉnh Hải Dương.
Vườn tháp phía bên phải (hướng từ cổng vào) có 6 ngôi tháp, chủ yếu là tháp xây từ gạch.
Kích thước và chiều cao của các ngôi tháp phụ thuộc vào đạo hạnh và công đức của nhà tu hành.
Vườn tháp ở giữa khuôn viên chùa hiện có 5 ngôi tháp, chủ yếu được làm từ đá mang kiến trúc đặc trưng của thời Hậu Lê và thời Nguyễn.
Có ngôi tháp chữ trên bia đá còn rõ, xác định niên đại hơn 300 năm. Một số ngôi không ghi niên đại, ước chừng khoảng 600 năm. Hiện, chưa có ngôi chùa nào ở Hải Dương sánh kịp chùa Muống về số lượng tháp.
Video đang HOT
Vườn tháp nằm bên trái khuôn viên chùa là vườn tháp có số lượng tháp nhiều nhất với 20 ngôi tháp bao gồm 7 ngôi tháp cao và 13 ngôi tháp nhỏ.
Mỗi ngôi tháp có một nét kiến trúc riêng biệt làm đa dạng khu vườn tháp lớn nhất của ngôi chùa đã tồn tại hơn 7 thế kỷ ở tỉnh Hải Dương.
Những nét kiến trúc động đáo trên từng ngôi tháp với hàng chữ cổ, hoa văn đặc trưng của mỗi thời kỳ, chủ yếu là hình tượng hoa sen, đám mây….
Vườn tháp ở ngay khu vực cổng chùa là vườn có số tháp ít nhất. Các bậc cao niên ở xã Ngũ Phúc cho biết, trong kháng chiến chống Pháp, khu vườn này bị bom đạn tàn phá nên chỉ còn giữ được 2 ngôi tháp.
Từ khoảng năm 1980 đến nay, nhiều hạng mục của chùa Muống đã được phục dựng …
Chùa Muống thờ Phật theo thiền phái Trúc Lâm, đồng thời cũng là nơi thờ nhà sư Tuệ Nhẫn, người được coi như vị Thành hoàng của làng với công lao khai khẩn đất đai, lập nên làng Muống ngày nay.
Lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, chùa Muống được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1992. Mỗi năm, chùa Muống đón hàng nghìn lượt nhân dân, du khách tham quan, vãn cảnh, dâng hương, nhất là vào dịp lễ hội Mùa Xuân (24-27 tháng Giêng).
Ba ngôi chùa kiến trúc độc đáo, cực nổi tiếng ở TP HCM
Tiêu biểu cho những phong cách kiến trúc tôn giáo khác nhau, ba ngôi chùa này là điểm tham quan, chiêm bái không thể bỏ qua của du khách ở TP HCM.
1. Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm là công trình tôn giáo nổi tiếng bậc nhất của TP. HCM cũng như toàn miền Nam. Chùa được khởi công năm 1964, lấy cảm hứng thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang.
Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm, Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa xây thêm các công trình khác. Giới chuyên gia đánh giá đây là ngôi chùa tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo hiện đại Việt Nam.
Công trình trung tâm là Phật điện được bố cục kiểu chữ công (). Chính giữa Phật điện là bàn thờ Phật Thích Ca. Hai bên có Bồ Tát Văn Thù (bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải). Hậu cung của Phật điện gian có thờ Tổ và những vĩ nhân có công với đất nước.
Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Ngoài ra còn tháp Xá Lợi Cộng đồng phía sau chùa và tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm cạnh tam quan.
2. Tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, chùa Bà Thiên Hậu hay hội quán Tuệ Thành là địa điểm tâm linh nổi tiếng bậc nhất vùng đất Chợ Lớn xưa. Công trình do nhóm người Hoa gốc Quảng Đông di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760.
Hội quán được xây theo kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa với 4 dãy nhà liên kết nhau, giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng. Không gian thờ tự ở nơi đây được chia thành tiền điện, trung điện và hậu điện
Vị thần được thờ chính ở nơi đây là Thiên Hậu Thánh Mẫu, một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Hoa. Theo thống kê, hội quán có trên 400 đồ cổ gồm tượng, bia đá, chuông, lư hương, hoành phi, câu đối... Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ m.
Một nét đặc sắc trong kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu - hội quán Tuệ Thành là các phù điêu bằng gốm được trang trí dày đặc từ trên nóc, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường... Các sản phẩm này do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa ở Trung Quốc sản xuất vào năm 1908.
3. Tổ đình Bửu Long (TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) là ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo nguyên thủy Nam tông, được thành lập năm 1942. Đến năm 2007, chùa đầu tư xây dựng bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya, tòa tháp Phật giáo có quy mô lớn và lộng lẫy bậc nhất của Việt Nam.
Tọa lạc trên một quả đồi thấp hướng ra sông Đồng Nai, kiến trúc của tháp là sự kết hợp giữa phong cách nền văn minh Suvannabhmi cổ xưa của vùng Đông Nam Á với một số yếu tố truyền thống Việt Nam và kỹ thuật xây dựng hiện đại.
Kkông gian bên trong bảo tháp thoáng đãng, giản dị và trang nghiêm. Các tầng tháp là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng của Phật giáo.
Từ trên tầng cao của tháp có thể nhìn toàn cảnh sông Đồng Nai với cảnh quan hấp dẫn. Từ khi khánh thành, bảo tháp Gotama Cetiya đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương ở ngoại ô TP. HCM.
6 ngôi chùa đẹp nổi tiếng Sài Gòn nhất định phải ghé một lần 1. Chùa Bửu Long quận 9 Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh Chùa Bửu Long quận 9 hay còn được nhiều người biết đến với cái tên là chùa Thái Lan. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi nơi đây sở hữu nét kiến trúc giống hệt những ngôi chùa bên Thái. Nếu...