Độc đáo ngôi chùa cổ trăm tuổ.i nổi tiếng bên dòng Bình Thủy
Chùa Nam Nhã không chỉ thu hút du khách thập phương bởi nét kiến trúc cổ độc đáo, không khí trong lành, cảnh quan yên bình, mà nơi đây còn có lịch sử hào hùng gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta.
Chùa Nam Nhã hay Nam Nhã đường, tên đầy đủ là Nam Nhã Phật đường, tọa lạc tại số 612 đường Cách mạng Tháng 8, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Chùa được xây dựng vào năm 1895 và là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất tại địa phương.
Ngôi chùa cổ kính nép mình bên dòng Bình Thủy hiền hòa là một trong những địa điểm nổi tiếng tại thành phố Cần Thơ hàng trăm năm qua. Ảnh ST
Những buổi chiều cuối năm, nơi đây thường có đông giới trẻ tìm đến chụp ảnh. Các bạn trẻ khi đến chùa đều tự giác ý thức trang phục và giữ gìn sự trang nghiêm, yên tĩnh của chùa.
Cổng chùa Nam Nhã có kiến trúc phương Đông, sơn màu tươi sáng (Ảnh: Nguyễn Cường).
Em Phạm Minh Thư (ngụ quận Cái Răng, TP Cần Thơ) chia sẻ: Em được bạn bè giới thiệu Chùa Nam Nhã có kiến trúc cổ độc đáo nên em đã đến đây thực hiện bộ ảnh áo dài đón Tết. Đến chùa, em bất ngờ với vẻ đẹp nơi đây và thu hút đông du khách như vậy.
Chùa Nam Nhã có lối kiến trúc cổ kính, trang nhã, xung quanh là một khu vườn lớn trải dài ra sông Bình Thủy. Mặt tiề.n ngôi nhà nổi bật với hàng cột được đắp nổi phù điêu, sơn màu xanh, trắng, vàng tươi sáng. Hành lang ngôi nhà có những ô vòm, phù điêu độc đáo dường như không trùng lặp với bất kỳ công trình lớn nào khác.
Video đang HOT
Chánh điện gian giữa là Diệu Trì Bửu Điện, hai bên là hai dãy Đông Lang và Tây Lang. Ảnh Phong Linh
Chính điện chùa Nam Nhã là ngôi nhà cổ 5 gian với kiến trúc Đông Dương, không bề thế nhưng rất nổi bật. Mái nhà lợp ngói âm dương, trên nóc đắp phù điêu lưỡng long tranh châu.
Bên trong chánh điện, ở khu trung tâm được bày trí rất trang nghiêm là nơi đặt bàn thờ Tam giáo thể hiện tôn chỉ Tam giáo đồng nguyên. Tam giáo bao gồm Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Tam giáo đồng nguyên là ba nền tôn giáo đều do cùng một gốc mà ra.
Theo Ban trị sự chùa Nam Nhã, nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ theo đạo Minh Sư, mà còn là cơ sở hoạt động cách mạng của các phong trào yêu nước ở Cần Thơ nói riêng, Nam Bộ nói chung vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sau những đóng góp cho đất nước, năm 1991, chùa Nam Nhã được công nhận là Di tích Lịch sử Cách mạng quốc gia.
Ngôi chùa có tổng thể kiến trúc hài hòa, với những công trình ấn tượng dưới hàng cổ thụ, thu hút đông đảo giới trẻ đến check-in (Ảnh: Nguyễn Cường).
Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ gần 100 mộc bản với tuổ.i đời 1 thế kỷ, quả là “báu vật” hiếm hoi không chỉ của Cần Thơ mà cả miền Tây Nam bộ. Mộc bản là những mảnh gỗ (thường là gỗ thị, nha đồng, mít, cẩm lai…) được nghệ nhân khắc chữ nổi, ngược lên bề mặt. Khi cần in, người dùng quét mực lên bề mặt mộc bản rồi dùng giấy ịn lên và cán sát, đều. Vậy là tờ giấy hiển thị nội dung của mộc bản.
Mùa hoa tớ dày nhuộm hồng bản làng Mù Cang Chải
Hoa tớ dày đang nở rực rỡ nhất, khoe sắc khắp các con đường lớn nhỏ, bên hiên nhà, trên rẻo cao ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Hoa tớ dày thuộc họ hoa đào, hoa có 5 cánh hồng nhụy dài màu đỏ và nở thành từng chùm quyến rũ. Theo Thào A Su, một bạn trẻ người H'Mông làm du lịch ở xã La Pán Tẩn, hoa tớ dày bắt đầu nở từ trên núi cao xuống thấp vì thời tiết lạnh sẽ kích hoa nở sớm hơn.
Từ giữa tháng 12 tới giữa tháng 1 năm sau là mùa hoa tớ dày bung nở ở Tây Bắc. Thời điểm này, hoa tớ dày ở Mù Cang Chải, Yên Bái nở rộ nhất. Dường như đi cung đường nào vào các bản làng cũng bắt gặp sắc hồng rực rỡ của loài hoa này.
Khu vực tập trung nhiều hoa tớ dày nở nhất là các bản Tà Chí Lừ, Trống Páo Sang, Trống Tông ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. Du khách có thể thuê người dân bản địa dẫn đường, di chuyển bằng cách đi bộ, xe máy để ngắm hoa.
Không chỉ ở mọc nhiều ở La Pán Tẩn, du khách còn có thể ghé qua các xã Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Lao Chải... để đắm mình vào những rừng hoa tớ dày đang khoe sắc rực rỡ.
Trước kia, hoa tớ dày mọc tự nhiên vì hạt rơi xuống tự nảy mầm khi gặp điều kiện thuận lợi. Dân địa phương thường chặt về làm củi đốt, lột vỏ cây làm nhạc cụ, công cụ... Nhưng vài năm gần đây, hoa nở nhiều và đẹp hơn, thu hút du khách đến tham quan, từ đó phát triển những dịch vụ lưu trú, dẫn tour, xe ôm, chụp ảnh... tạo nguồn thu nhập mới cho người dân. Dần dần, những cánh rừng tớ dày được gìn giữ và trồng thêm để phục vụ du khách.
Những gốc cây tớ dày Thào A Su chụp ảnh ở La Pán Tẩn đều có tuổ.i từ 10-40 năm. Cây lớn nhanh nhưng không sống thọ vì sâu đục thân, dễ chế.t sau khoảng 40-50 năm. Tuy nhiên, phần gốc cũ sẽ mọc chồi mới lên cây tiếp. Theo Thào A Su, hoa tớ dày rừng có những cây nở sau một tháng thường được các nghệ nhân chế tác khèn Mông lột vỏ ngoài để làm đai khèn. Ngoài vẻ đẹp tô điểm cho núi rừng vào cuối đông đầu xuân, cây tớ dày còn được tận dụng làm nhạc cụ, công cụ, hoa để trang trí nhà cửa...
Trong văn hóa của người H'Mông, Tết cổ truyền diễn ra cuối tháng 11 âm lịch, đêm 30-11 âm lịch của người Kinh, người H'Mông đón giao thừa. Thời điểm này trùng vào mùa hoa tớ dày nên loài hoa của núi rừng trở thành biểu trưng cho ngày Tết, báo hiệu một năm mới đến với đồng bào Mông.
Du khách lưu trú homestay của Thào A Su với view ngắm bao quát ruộng bậc thang 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình. Ngoài dịch vụ homestay, bạn trẻ người Mông còn cung cấp dịch vụ ăn uống, tour trekking, trải nghiệm văn hóa bản địa...
Vẻ đẹp bình yên của bản làng Mù Cang Chải mùa hoa tớ dày làm say lòng du khách.
Xanh mướt đồi chè Biển Hồ khi nhìn từ trên cao Tọa lạc trên bờ Bắc Biển Hồ, đồi chè Biển Hồ (còn gọi là Biển Hồ chè) cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13km, thuộc địa phận huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Đồi chè Biển Hồ là điểm đến nổi bật của Gia Lai, gây ấn tượng với cảnh quan rộng lớn, ngập tràn sắc xanh và bầu không khí trong...