Độc đáo nghề đắp phù điêu
Trong xây dựng, tranh phù điêu góp phần tô điểm cho không gian, thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp; tạo ấn tượng, sự gần gũi… của ngôi nhà, nhất là mặt tiền, phòng khách, cột của các căn nhà có diện tích lớn, biệt thự, lâu đài cổ điển…
Tranh phù điêu còn được gọi là đắp nổi- một loại hình hội họa được “vẽ” trên một mặt phẳng bằng cách đắp nổi hoặc khoét lỏm mặt phẳng để tạo ra những họa tiết, đường nét, hình thù như mong muốn.
Chất liệu để làm tranh phù điêu rất đa dạng, như: Composite, thạch cao, gỗ hoặc đá…, nhưng được sử dụng nhiều nhất là xi-măng.
Anh Nguyễn Thái Sửu (26 tuổi, ngụ huyện Quảng Ngạn, TP. Huế) cho biết: “Tôi theo nghề làm phù điêu hơn 5 năm. Tôi được truyền nghề từ những người chú, anh trong gia đình, dòng họ. Ở Huế, nghề làm phù điêu được xem là một nghề truyền thống…”.
Anh Sửu chia sẻ: “Nắm bắt nhu cầu trang trí nội, ngoại thất của người dân, nhất là ở các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, tôi quyết định “di cư” vào Nam để lập nghiệp và mong muốn bằng đôi tay của mình sẽ góp phần làm đẹp cho đời”.
Để tạo ra các bức tranh đẹp đòi hỏi người họa sĩ, nghệ nhân phải sáng tạo trong phát họa tranh và cẩn thận, tỉ mẫn, khéo léo trong từng chi tiết nhỏ khi đắp, khoét… tạo thành 1 bức phù điêu hoàn chỉnh.
Video đang HOT
Tùy theo sở thích, nhu cầu của gia chủ, những “nghệ nhân” đắp phù điêu sẽ phát thảo những bức tranh bằng viết bút lông lên bề mặt xi-măng phẳng, như: Tranh đồng quê, nhà cổ xưa, chim cò, hoa sen…
Sau đó, “nghệ nhân” pha trộn xi-măng theo tỷ lệ và dùng cây bay đắp phù điêu để tạo hình. Theo anh Sửu, để hoàn thiện 1 bức tranh phù điêu có độ tinh xảo, nghệ thuật cao thì không thể bỏ qua những quy trình nghiêm ngặt (sử dụng chất liệu, pha và phối màu) và đòi hỏi tay nghề cao của nghệ nhân.
Trang trí phù điêu mang lại cho người quan sát cái nhìn thực tế 3D, có chiều sâu, góc cạnh. Do vậy, cảm giác chân thực và có hồn là điều mà ai cũng sẽ cảm nhận được.
Dùng gạch bê tông chắn nắng, nhà Thái Bình đẹp mê mẩn
Để đảm bảo tính an toàn, riêng tư cho ngôi nhà, nhóm thiết kế đã tạo ra một lớp đệm giữa không gian bên trong và ngoài nhờ hệ mặt tiền 2 lớp.
Bung Binh House là ngôi nhà xây trên khu đất hình dạng tam giác nằm góc một ngã tư giao thông "Bùng Binh", trong một khu đô thị mới đang phát triển bên cạnh trung tâm thành phố Thái Bình.
Ngôi nhà là tổ ấm của một gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, 2 con nhỏ.
Thách thức với nhóm kiến trúc sư là tạo ra không gian sống đô thị thân thiện và tận dụng được sức mạnh của tự nhiên. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo riêng tư trong điều kiện hình dạng tam giác và vị trí của khu đất.
Giải pháp thiết kế là tạo một lớp không gian đệm giữa bên ngoài và không gian sinh hoạt bên trong.
Hệ mặt tiền gồm 2 lớp: lớp gạch bê tông phía ngoài để che chắn tầm nhìn với chức năng an ninh và một khoảng trống thông tầng cùng vườn cây xen giữa.
Các không gian ở được đẩy lùi vào phía bên trong tránh sự ảnh hưởng trực tiếp từ giao thông, bức xạ mặt trời ở phía mặt tiền.
Hệ thống khối bê tông có tiết diện rỗng mô phỏng hình dạng 3 chiều của hạt gạo. Khối có phần lõm hình hạt gạo 3D, xếp với nhau tạo nên mặt tiền.
Khối nhà có 2 loại là khối đặc và khối rỗng, các khối được bố trí ở những vị trí thích hợp trên mặt đứng để lấy gió, lấy sáng và chắn tầm nhìn từ bên ngoài phù hợp với chức năng của các không gian bên trong.
Ánh sáng ban ngày cũng như ban đêm xuyên qua các lỗ rộng hạt gạo đổ bóng ra xung quanh. Từ đó tạo nên hình ảnh một khu vườn có các hạt gạo in lên không gian, chuyển động theo từng thời điểm trong ngày và các mùa khác nhau trong năm.
Một góc vườn giếng trời hình tam giác được tạo ra liên thông với khu vực bếp ăn ở tầng 1. Khu vườn có thể được tiếp cận thông qua một hành lang đệm hẹp dài mà không cần đi vào căn nhà.
Nhờ vậy, không gian nhà bếp, ăn, khách có cảm giác mở, thoáng từ bên trong.
Tầng 2 và 3 có ban công nhìn ra sân vườn, nơi gia đình có thể thư giãn.
Cầu thang được bố trí ở giếng trời bên trong. Ở tầng 2, không gian chung giống như một thư viện nhỏ mở tiếp xúc với sân vườn và không gian đệm, nơi gia đình có thể học tập và làm việc.
Các phòng ngủ riêng tư được bố trí chủ yếu ở tầng 2 và tầng 3 xen kẽ với khoảng sân nhỏ. Nguồn ảnh: Trieu Chien
Nhà 2 tầng mái dốc nhỏ xinh ở 'ốc đảo' Cù Lao Dung thu hút mọi ánh nhìn Ngôi nhà 2 tầng xây trên diện tích 70m2 mang thiết kế mái dốc xinh xắn, thu hút mọi ánh nhìn. Mặt tiền nổi bật với mảng tường gạch thông gió cản nắng làm đẹp cho tổng thể ngôi nhà. Trang's house là sản phẩm kiến trúc độc đáo do kiến trúc sư Duy Lê cùng cộng sự thực hiện ở Cù Lao...