Độc đáo món nem măng của người Tày tại Lào Cai
Không giống với nem truyền thống, món nem măng được làm bằng lá măng thay vì bánh đa nem. Đây là một món ăn độc đáo của người dân tộc Tày vùng cao Tây Bắc.
Măng đắng hay còn gọi là măng Vầu là món ăn gắn bó với đồng bào dân tộc Tày và có nhiều ở vùng núi cao Tây Bắc. Măng mọc nhiều và bắt đầu vào vụ từ tháng Chạp cho tới tháng 3, tháng 4 âm lịch hằng năm. Măng Vầu khi còn trong lòng đất sẽ có vị ngọt, khi mọc cao sẽ có vị the đắng. Khi tới mùa măng, người dân sẽ lên rừng kiếm măng và chế biến thành nhiều ăn, trong đó, món ngon nhất phải kể tới nem măng.
Nem măng được làm bằng lá măng thay vì bánh đa nem. Ảnh: Thu Hà
Món nem măng được chế biến theo bí quyết riêng của đồng bào dân tộc Tày. Để làm được món ăn này, các bà, các mẹ phải chuẩn bị các nguyên liệu như nhân thịt gà tơ, gà đồi cùng lá hẹ, củ kiệu băm nhỏ. Bên cạnh đó, ướp thêm một chút gia vị như mắm, muối, hạt tiêu để nhân nem được đậm vị. Trường hợp nếu không có thịt gà, có thể dùng thịt lợn để thay thế hoặc tùy khẩu vị của từng người mà nguyên liệu thịt có thể thay đổi, trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu có thể băm thêm một chút xương sụn để nem được ngon hơn.
Theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Tày tại Lào Cai, khi những tiếng sấm đầu mùa xuất hiện cũng là lúc măng trên rừng chuyển sang vị đắng. Người dân tộc mang theo gùi đi vào sâu trong rừng, chọn lựa những mầm măng nhú khoảng chừng 10 cm để măng không bị quá đắng. Măng sau khi đào được mang về rửa sạch, bóc bỏ lá bên ngoài, đem luộc cùng chút muối cho bớt vị đắng chát, tiếp đó lột lấy những tấm lá bánh tẻ, mềm và dai như những tấm lụa mỏng làm vỏ cho món ăn.
Nem được cuốn bằng lá măng khi ăn sẽ có cảm giác sần sật rất thú vị. (Ảnh: Thu Hà)
Sau khi luộc qua măng để bóc vỏ măng làm lá, công đoạn tiếp đến là cuốn và rán nem. Trong khi cuốn nem, người làm phải thao tác thật nhẹ nhàng, cho nhân vào giữa lá măng, tránh cho tràn ra hai đầu của nem vì khi rán phần nhân sẽ bị rớt ra ngoài, chiếc nem sẽ không giữ được tính thẩm mỹ. Lưu ý khi rán nem măng, phải chờ cho mỡ nóng già và cho nem vào rán, sau đó từ từ giảm lửa để cho nem măng được chín đều, đạt được độ vàng sậm thì nem đã chín.
Chia sẻ với chúng tôi, bạn Hà Thị Thu (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) chia sẻ: “Món nem măng đã trở thành món ăn quen thuộc trong các bữa ăn của người dân tộc Tày mỗi khi mùa măng tới. Mùa măng mỗi năm chỉ có một lần nên người dân thường tranh thủ làm món ăn đặc biệt này cho con cháu thưởng thức. Vị của nem măng khác hẳn so với nem được cuốn bằng bánh đa nem, khi ăn mùi thơm của hẹ, vị ngọt của thịt cùng cái sần sật của vỏ nem măng trở thành hương vị không thể nào quên.”
Trước đây, người dân tộc Tày chỉ làm món nem măng vào những dịp lễ, Tết, thế nhưng hiện tại, món nem măng xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày. Khi tới mùa măng, nhà nào có khách từ nơi xa về cũng được tiếp đãi món ăn này. Món nem măng khi đó không chỉ là món ăn thuần túy mà còn thể hiện sự mến khách của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.
Canh thịt nai không ngon bằng măng nàng hái
Vẫn biết măng là món ăn quá quen thuộc của dân nước mình, song xin đoan chắc chỉ người dân tộc Thái mới biết chế biến món măng gio.
Măng gio được làm bằng phần búp của măng tre, măng bương, măng luồng hoặc măng giang.
Video đang HOT
Măng đắng
Mùa mưa là mùa măng mọc nhiều nhất. Chẳng e mưa ngại nắng, những mụt măng non cứ thế nhọn như chông chồi lên khỏi mặt đất. Vào mùa này trên đất miền rừng mọc thật lắm loại măng.
Măng vầu. Măng giang. Măng trúc. Măng sặt. Măng nứa. Măng riềng. Măng riềng dại. Măng sa nhân. Măng nghệ. Măng bương. Măng luồng. Cùng vài loại măng tre khác.
Loại măng nào cũng khoác vỏ bẹ nâu như màu đất để rồi sau này mới rụng bẹ lớn dần thành thân cây xanh.
Măng miền rừng có nhiều nên thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của dân bản. Măng vốn bị coi là món ăn con nhà nghèo, vậy mà tục ngữ Thái lại có câu: "nặm keng quang bớ tò nó nạng sẳn" (Canh thịt nai không ngon bằng măng nàng hái).
Măng chua
Cũng phải thôi, đã thương yêu nhau thật lòng, sống chung một nhà thì món măng suông cũng ngon vì chứa đậm tình của người phụ nữ vất vả sớm tối lo bữa cơm cho cả gia đình.
Măng tươi mới hái về, tùy theo từng loại mà có thể đem nướng thui, nướng lam, nướng vùi, luộc, đồ, xào, kho cá, ninh xương, nấu canh chảo hoặc làm nộm để ăn.
Món măng luộc cho dù là loại đắng hay ngọt mà chấm ăn cùng nước mắm thì hơi vô duyên, cọc cạch như thể đôi đũa lệch.
Măng luộc là phải ăn chấm đậu phụ nhự hoặc chẳm chéo mák khén thì mới thấy ngon thăng hoa, thì mới đúng là món măng của núi.
Măng vầu
Mà đã nhắc tới măng luộc thì phải nhắc kèm thêm lộc non cây fắc mạ. Lộc non fắc mạ ăn ghém cùng măng luộc rất ngon bùi.
Vậy nên người Thái mới nói với nhau:
Nó lộ kem fắc mạ
Tai khửn phạ bớ lứm
Nghĩa là:
Măng luộc ghém fắc mạ
Chết lên trời chẳng quên
Tiếc rằng, lộc non fắc mạ chỉ nảy trong dịp tháng xuân, chứ không ra quanh năm để người thưởng thức.
Món măng nướng thui cả vỏ bẹ thì nhiều người không lạ. Nhưng món măng nướng lam, hoặc nướng vùi thì chỉ có đến bản Thái mới được thấy, được biết.
Với món nướng lam thì măng được thái nhỏ, trộn đều cùng các loại gia vị và sau đó bỏ vào ống nứa hoặc ống tre tươi rồi nút chặt lại đem lam trên lửa.
Nướng vùi thì măng cũng được trộn đều cùng gia vị, gói bọc lại bằng lá dong tươi, rồi đem vùi dưới tro nóng. Nhiệt độ của bếp lửa đang cháy sẽ làm chín măng.
Vẫn biết măng là món ăn quá quen thuộc của dân nước mình, song xin đoan chắc chỉ người Thái mới biết chế biến món măng gio.
Măng gio được làm bằng phần búp của măng tre, măng bương, măng luồng hoặc măng giang chứ không dùng các loại măng khác.
Canh cháo măng
Búp măng sau khi chẻ vừa miếng sẽ được ngâm vào nước gio lọc trong khoảng một, đôi ngày.
Lượng gio phải vừa đủ, quá gio thì măng sẽ cứng, còn thiếu gio thì măng sẽ bị bị nhũn ăn không ngon. Thường, măng gio được đem ninh canh cùng xương hoặc móng giò.
Xếp hạng thì có lẽ măng tre ngọt là ngon nhất. Măng ngọt vừa hái về, thái mỏng xào ngay thì kẻ kén ăn cũng phải khen tấm tắc. Không khen sao được khi miếng măng trắng ngà nhai lật sật như sụn non và cho vị ngọt ngon hiếm gặp ở món khác.
Một số loại măng tươi hái về nếu chưa ăn ngay thì có thể phơi sấy làm măng khô, hoặc ngâm làm măng chua, măng ớt để dành ăn dần.
Mùa này đang mùa mưa. Chợ phố núi lại đang bầy bán nhiều thứ măng. Nếu ra chợ không có duyên gặp mua được măng ngọt tươi mới hái thì mua măng gio về ninh canh xương, hoặc mua măng ỏm để nấu cùng bột gạo, thịt băm thành món canh chảo ăn cũng rất tuyệt.
HÀ MẠNH PHONG
Về Tây Bắc thưởng thức đặc sản măng Vầu Măng là phần cây non được mọc lên của những loại cây thuộc họ tre nứa. Măng Vầu chính là cây non được mọc từ cây Vầu, loại cây này thường xuất hiện tại rừng núi các các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Mùa măng Vầu thường bắt đầu từ khoảng đầu tháng Chạp cho đến tháng Ba hoặc tháng Tư...