Độc đáo món lợn quay Lạng Sơn
Ai đã một lần thưởng thức món lợn quay Lạng Sơn cũng không quên được hương vị đậm đà của món thịt lợn quay với lá mác mật. Người Tày và người Nùng coi lợn quay là lễ vật không thể thiếu trong đám cưới. Khi đến nhà gái đón dâu, nhà trai phải có thịt lợn quay, phong giấy đỏ, bọc trong lá chuối để làm lễ gia tiên .
Thịt lợn quay Lạng Sơn ngon bởi nhiều gia vị, nhưng thứ gia vị chính để tạo hương vị riêng biệt là lá mác mật. Chính cái hương vị rất đặc biệt của thứ lá rừng này đã làm cho các món quay, món nướng xứ Lạng dậy mùi thơm độc đáo riêng. Món thịt lợn quay muốn ngon phải chọn loại lợn khoảng 20 – 25kg/con. Khi cạo lông không để da bị trầy xước, vì khi quay lợn sẽ bị nứt bì, mất nước. Lợn được cạo sạch lông, mổ bỏ hết nội tạng, rửa sạch bằng nước nguội để ráo nước.
Sau khi dùng giấy bản thấm khô trong ngoài, người ta dồn chặt lá mác mật tươi đã rửa sạch vào bụng lợn cùng các loại gia vị như hạt tiêu, mì chính rồi khâu kín lại. Để khoảng 20 – 30 phút cho ngấm rồi đưa lên quay trên lò than hồng. Riêng than dùng để quay lợn phải dùng than củi, bắt đầu nghe thấy tiếng xèo xèo của những giọt mỡ gặp than hồng bốc lên vài bông lửa vàng sậm. Miếng thịt lợn quay đạt yêu cầu phụ thuộc nhiều vào bàn tay khéo léo của người quay. Vừa quay, người ta vừa phết đều mật ong pha nước lã lên con lợn. Mật ong làm cho da lợn vàng rộm giòn tan, mật ong cũng có tác dụng giữ cho lợn khi quay nóng không bị nứt da.
Điểm quan trọng nhất trong quá trình quay lợn nằm ở kỹ thuật của người cời than. Lúc nào tấn thêm củi, lúc nào tản bớt than ra quanh rìa, lúc nào gạt than tụ về trung tâm giàn quay, lúc nào ném thêm nắm muối cho lửa than tí tách bung ra hoa cà hoa cải vàng hực… tất cả đều diễn ra nhịp nhàng. Khi gõ nhẹ lợn kêu bộp bộp là đã chín. Cây tre đòn quay được rút ra, con lợn nằm chụm chân ngay ngắn trên một cái nong lớn lót lá chuối tươi thoáng mùi nhựa chan chát. Khi quay xong, thịt lợn ngót lại, mỡ rút hết lợn xôm xốp, xương cũng mềm và chất ngọt béo của tủy thấm vào thịt. Lôi những nắm lá mác mật bốc khói ra khỏi bụng lợn quay, người bán hàng cẩn thận chia ra thành từng nắm nhỏ. Cái lá bùi bùi, chan chát, chua chua, ngầy ngậy của lá mác mật phải chia đều để đủ bán kèm cho đến khi hết thịt.
Video đang HOT
Riêng việc chọn dao để chặt thịt lợn quay cũng phải chọn từ loại thép tốt của những thanh nhíp ô tô vừa nặng, vừa sắc sáng. Người Lạng Sơn chặt lợn quay theo chiều ngang chứ không xẻ dọc như những nơi khác. Nếu như quay lợn là một nghệ thuật thì người chặt thịt quay là một nghệ sỹ đích thực. Chỉ đúng một nhát, miếng thịt theo yêu cầu của người mua không thừa mà cũng không thiếu dù chỉ nửa lạng. Cái tài là ở chỗ bên ngoài bì vàng rộm, giòn như bánh đa nướng, đụng khẽ là vỡ thế mà nhát dao chặt sắc lẻm, nhanh và gọn đến nỗi miếng da còn nguyên, dính liền với phần thịt có lớp mỡ xôm xốp. Miếng nào cũng đủ cả da, thịt lẫn xương xếp gọn trong nửa tàu lá chuối.
Du khách nếm thử miếng thịt lợn quay kèm với măng ớt, nhấp chén rượu men lá của người dân tộc vùng cao để cảm nhận hương vị đậm đà của xứ Lạng.
Xát thứ nước của loại quả này vào, lớp bì thịt lợn quay vàng rộm, thơm lừng, giòn tan không khác gì mua ngoài tiệm
Không chỉ xát muối hạt, bôi thêm một lượt nước của loại quả này, lớp bì của thịt lợn khi nướng, chiên sẽ nổ đều, giòn tan.
Khi tự làm món thịt lợn quay giòn bì thì việc khó nhất chính là làm thế nào để bì của thịt lợn được nổ giòn đều, vàng rộm và thơm lừng. Thành viên M.V trên một diễn đàn ẩm thực đã chia sẻ bí quyết với chị em để làm món thịt lợn quay giòn bì. Với 8 năm kinh nghiệm thực hiện món này, tài khoản M.V khẳng định với công thức sau, chị em chỉ cần theo theo là đảm bảo thành công.
Ướp phần nước sốt vào thịt, còn phần bì thì xát bằng muối và chanh.
Nguyên liệu: 1 kg thịt ba chỉ; chanh, muối hạt hoặc muối tinh
Nươc sốt để ướp thịt: 2 thia to toi bam, 2 thia to hanh bam, 1 thia to dau olive, 1/2 thia cafe muoi (hoặc 1 thìa cafe bột canh), 1/2 thia cae hat tieu, 1/2 thia cafe bot nem, 1/2 goi nho ngu vi huong. Tất cả hành tỏi bóc vỏ với gia vị vào máy xay nhỏ và xay nhuyễn.
Cách làm:
Bì thịt lợn giòn, vàng rộm khi được xát thêm 1 lần nước chanh
Bước 1: Thịt rửa sạch, để ráo. Lấy giấy thấm thịt cho thật khô. Miếng thịt để ngửa phần thịt lên rồi quết nước sốt lên toàn bộ bề mặt thịt, các cạnh xung quanh. Tuyệt đối không để nước sốt dính vào phần bì.
Bước 2: Lật lại miếng thịt để phần bì lên trên. Lấy giấy thấm lau sạch phần bì. Dùng muối xát kỹ lên bề mặt bì cho muối ngấm, lau phần muối dư còn sót lại phía trên, để thêm 20 phút cho ngấm sâu vào bì (có thể dùng đầu nhọn để đâm vào bì lợn cho thêm ngấm).
Bước 3: Sau khi muối ngấm, lấy 1/2 quả chanh tiếp tục chà xát lên bề mặt bì cho chanh ngấm. Tiếp tục để thêm 20 phút.
Lưu ý khi quay lớp bì phải thật khô, bởi nếu bì bị ướt sẽ không nổ giòn được
Bước 4: Cho miếng thịt vào tủ lạnh để qua đêm hoặc nếu sáng ướp thì chiều mang thịt ra quay. Khi cho vào tủ lạnh nhớ không bịt miếng thịt để phần bì được khô.
Bước 5: Quay thịt bằng nồi chiên không dầu. Chọn nhiệt độ 170 độ để nồi nóng trước 10 phút. Lấy thịt trong tủ ra rồi cho luôn vào nồi chiên. Nhớ để phần bì ngửa lên, áp vào phần nhiệt nóng. Quay thịt trong 1 tiếng đến khi thấy bì nổ, chín vàng là đạt.
Thịt lợn tự quay với lớp bì giòn, vàng ngon không kém ngoài hàng.
Lưu ý: Nếu quay thịt lần 1 bì vẫn chưa nổ hết, lấy ra, để nguội. Trước khi ăn nướng lại khoảng 15-20 phút, đảm bảo bì nổ hết, giòn tan.
Ngoài lớp muối để xát vào bì, thêm 1 lần xát chanh, bì sẽ giòn, nổ đều.
Phần bì khi cho vào quay phải thật khô.
Thơm lừng với bò kho tiêu đượm vị ấm nồng ngày đầu đông Bò kho từ lâu đã được biết đến là một món ăn được hầu hết các gia đình yêu thích. Có lẽ vậy mà mâm cơm nhà bạn sẽ thêm phần hấp dẫn nếu có thêm món bò kho thơm nức mũi với hương vị đậm đà lại vô cùng giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên món ăn nào cũng vậy, để có thể...