Độc đáo món chè bằng nguyên liệu… cá rô đồng của Huế
Bên cạnh chè bột lọc heo quay từng khiến nhiều người bất ngờ về nguyên liệu thì chè cá rô đồng ở Huế cũng ấn tượng không kém.
Người ta hay bảo nhau, đến Huế nhất định phải đi ăn chè. Bởi ở đây không chỉ có nhiều loại chè phong phú mà còn có rất nhiều món chè đặc biệt: nào chè sương sa hạt lựu, chè khoai, chè chuối cho tới chè bột lọc heo quay… Đến mảnh đất cố đô này, hỏi đi ăn chè ở đâu, ai cũng sẽ chỉ ngay cho bạn vô vàn những địa chỉ đã quá quen thuộc như chè Hẻm, chè mợ Tôn Đích, chè cầu Trường Tiền…
Tuy nhiên, đó là những món chè vẫn còn được lưu truyền rộng rãi ở mảnh đất cố đô. Ít ai biết rằng, ở Huế còn có món chè gần như đã thất truyền dù nó vô cùng đặc biệt: chè thập cẩm cá rô.
Nếu từng ăn thử chè bột lọc heo quay thì ắt hẳn bạn sẽ hiểu được sự đặc biệt của món này: chè ngọt với nước dùng thơm thơm thanh thanh nhưng bên trong mỗi viên bột lọc lại là thịt heo cùng các nguyên liệu mặn khác. Cái ngọt và cái mặn hoà quyện tạo nên thứ hương vị khác lạ mà nhiều người ăn vào lại mê mệt.
Chè thập cẩm cá rô cũng vậy.
Video đang HOT
Tưởng rằng cá rô chỉ có thể làm những món mặn như cá rô đồng rán, kho tộ, bún cá, chả cá…, thế nhưng lại có thể “biến hoá” thành món chè vô cùng đặc biệt.
Tuy là chè ngọt nhưng những nguyên liệu chính của món này lại toàn những thứ “thức ăn” mặn: thịt má đầu heo cỏ, thịt nạc cá rô đồng, trứng gà ta. Sau đó, bằng bàn tay khéo léo và sự kết hợp hài hoà, người nấu đã tạo nên món chè độc đáo, vừa ngon mà không hề tanh nhờ sự kết hợp với nước cốt trà ngon, tương đậu mèo…
Chè cá rô có độ giòn giòn, beo béo của hạt lựu má đầu heo, thêm vị bùi bùi của lòng đỏ trứng gà ta, lại thêm chất đạm cá rô hòa quyện vào nước bột củ bình tinh sánh vàng. Tất cả hoà trong nước mía sên thủ công, xen lẫn với mùi thơm của tinh dầu bạc hà. Ăn đến đâu là ngấm vị đến đấy, và hơn cả là sự bất ngờ về hương vị đặc biệt.
Ngày nay, chè cá rô gần như đã không còn được bán ở bất kì hàng chè nào nữa. Có chăng chỉ là sót lại ở một số gia đình người Huế còn giữ công thức rồi tự nấu ở nhà mà thôi.
"Muốn ăn bông súng mắm kho, thì về Đồng Tháp ăn no đã thèm"
Ai đã dừng chân ở xứ sở sen hồng, xin đừng bỏ lỡ một lần thưởng thức món bông súng mắm kho, đặc sản mùa nước nổi miền Tây.
Mùa nước về bông súng lên nhanh trắng đồng, thanh khiết và tinh khôi khiến người ta nhẹ nhàng thư thái.
Bông súng thiên nhiên ưu đãi cho con người sống nơi ngọn cỏ nội đồng, nơi nào có nước là có bông súng. Mùa nước về bông súng lên nhanh trắng đồng. Tuy không hương sắc nhưng màu trắng thanh khiết, tinh khôi cũng làm dịu mát ánh nắng trưa hè, khiến ta có cảm giác nhẹ nhàng thư thái.
Bông súng là loại sáng nở chiều tàn, chỉ cần bơi xuồng ra các kênh rạch, vùng đầm hay vùng ngập nước, trên các cánh đồng bưng nhổ về, rửa sạch, bẻ thành các đoạn ngắn cho vừa ăn. Nhiều nhà nghiên cứu cho biết bông súng nở quay về hướng mặt trời nên cọng bông súng có tính ấm và ôn.
Củ bông súng ăn vừa bùi vừa béo, bông, thân, lá non chẳng kén miệng người Đồng Tháp. Người ta nói rằng, dân Đồng Tháp không ai không biết món bông súng chấm mắm kho. Đây là món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà không phải nơi nào cũng có.
Cá linh non, sản vật mùa nước nổi miền Tây.
Mắm kho thì có thể dùng các loại như mắm lóc, mắm sặc... Nhưng đặc sản mùa nước nổi vẫn là mắm cá linh. Bắt đầu từ cuối tháng Tám dương lịch hàng năm, cũng là lúc cá linh xuất hiện, khi lũ đầu mùa, cá từ Biển Hồ trôi về hạ lưu. Món ngon trời ban có hạn, thời gian người dân có thể thưởng thức món cá này chỉ chừng 3 tháng, nhưng đúng ra ngon nhứt chỉ trong khoảng hai tháng đầu. Có câu: "Nước không chân sao kêu nước đứng. Cá không thờ sao gọi cá linh"
Món ăn rất đơn sơ, bình dị và dân dã nhưng nó hội tụ tất cả tinh túy của hương đồng gió nội để làm nên một món ăn mà khi một ai đến vùng Đồng Tháp Mười được nếm thử nó phải xuýt xoa, trầm trồ.
Bông súng trắng của vùng Đồng Tháp ăn mới mềm, ngọt, đúng điệu.
Để chế biến món này cũng khá công phu. Muốn kho mắm ngon phải kho bằng nước dừa tươi. Trước tiên, cho mắm vào nồi, rồi nước dừa vào xâm xấp, bắc lên bếp nấu tới khi mắm rã nhừ thì nhắc xuống lọc kỹ, bỏ xương, lấy nước. Nấu sôi nước mắm mới lọc, sau đó nêm gia vị, để thịt ba rọi xắt mỏng vào, nồi mắm kho càng thơm ngon và đậm đà hương vị hơn, mỡ trong thịt tươm ra hòa quyện vào nồi mắm, làm cho nước dùng thơm và béo.
Ngoài ra chúng ta còn có thể làm phong phú thêm nồi mắm với những món khác như là cá rô đồng, cá lóc hay tép đất càng ngon cuối cùng cho sả, ớt vào. Ngoài ra, nguyên liệu không thể thiếu của món này là bông súng, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng của vùng Đồng Tháp ăn mới mềm, ngọt, đúng điệu.
Mắm kho ăn nóng, đơn sơ, dân dã, vừa bổ vừa ngon, đậm đà hương đồng gió nội.
Mắm kho phải ăn lúc còn nóng thì mới ngon, mùi thơm đặc trưng của mắm hòa quyện vị cay của ớt, the của sả, béo béo của thịt ba rọi, vị ngọt của tép đồng, giòn của bông súng và mùi thơm của các loại rau sống tạo nên hương vị tuyệt vời, đậm chất đồng quê làm cho chúng ta không khỏi nuốt nước miếng mỗi khi nhắc đến.
Món mắm kho bông súng đã từng làm nức lòng bao du khách, thực khách khó tính khi một lần dừng chân ở xứ sở sen hồng. Món ăn tuy đơn sơ, dân dã, ít tốn kém, ai nấu cũng được, vừa bổ vừa ngon và đậm đà hương đồng gió nội nhưng đó cũng chính là cái hồn của người dân Đồng Tháp Mười thật thà, phóng khoáng, chân tình.
Thạch đen Cao Bằng giải nhiệt mùa hè Thạch đen là loại một món ăn vặt thanh mát, giải nhiệt mùa hè. Thạch có mặt ở nhiều nơi với nhiều cách ăn, cách gọi khác nhau. Ở miền Bắc, nổi tiếng nhất là loại thạch có nguồn gốc từ huyện Thạch An, Cao Bằng. Để có thành phẩm ngon và hấp dẫn là cả một quá trình người làm cẩn thận,...