Độc đáo món cháo mối của người Cơ Tu
Bát cháo mối với màu nâu của mối có mùi thơm rất đặc trưng, bổ dưỡng.
Đến với núi rừng Trường Sơn hoang dã thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam), bạn sẽ được thưởng thức các món ăn chế biến từ con mối cánh (cláp). Đó là món ăn ưa thích, hấp dẫn của đồng bào Cơ Tu.
Già Mạc Thị Gách (87 tuổi), là “chuyên gia” “gọi mối” đất ở thôn Tống Coói (xã Ba- Đông Giang) cho biết: “Gần như toàn bộ số gia đình người Cơ Tu ở đây đều biết “gọi mối về”.
Mùa bắt mối diễn ra từ tháng 3- 8 (âm lịch) hàng năm. Khi mối xuất hiện, bà con tranh thủ bắt mối đất để rang ăn chơi, hoặc rang xong giằm nước mắm hoặc giã với muối ăn với cơm hoặc nấu cháo (cláp p’chơ)… đều thơm ngon.
Nhà tôi, có đêm mối ra bắt trên 5 ký mối, cái thì phơi khô, cái thì rang ăn liền. Khi rang bỏ ít muối để trong ống lồ ô, gác trên giàn bếp ăn dần. Người con rể Cơ Tu hiếu thảo thì thường xuyên nấu cho bố mẹ vợ món cháo “cláp p’chơ” này vì những người già chúng tôi đều đau răng, rụng răng, món này dễ húp…”.
Nếu đã một lần thưởng thức hương vị thơm ngon, độc đáo của món cháo mối ở Trường Sơn này thì không thể nào quên được.
Già Gách cho hay, nếu không có đèn điện, khi phát hiện có mối đang bay ra, chúng tôi thắp một cây đèn dầu hoặc đèn cầy, cắm giữa cái thau lớn đặt ở nơi thuận tiện ngoài sân, trong thau đổ nước ngập 1/4 cây đèn.
Mối thấy ánh sáng cùng nhau bay đến, sà xuống gặp nước, ướt cánh không bay lên được, nên nằm lại trong thau. Thỉnh thoảng, mình lấy tay khuấy nước trong thau để mối ướt cánh không bay lên được. Nếu thấy trong thau nhiều mối quá thì hốt mối ra bỏ vào bao nilon hoặc xoong, nồi, thùng, mủng…
Công đoạn bắt mối chỉ diễn ra khoảng nửa giờ là kết thúc, lúc này mối đã ít dần, chúng bị rụng cánh và rơi dần ở chung quanh khu vực. Sau khi kết thúc cuộc bắt mối, người ta dùng nước sạch rửa mối nhẹ nhàng nhiều lần cho sạch và vớt ra một cái rá nhựa để cho ráo nước…
Mối đang bắt còn nguyên cánh mỏng, thân dài khoảng 1cm, bụng lớn bằng sợi bún tươi, có viền đen quanh thân màu vàng nâu, ngực và đầu nhỏ hơn.
Bà A lăng Thị Nhá (58 tuổi), ở thôn Tà Lâu, xã Ba (Đông Giang) cho biết: “Mối rang là món ăn ngon miệng, hấp dẫn đối với đồng bào Cơ Tu và một số người Kinh. Muốn ăn, người ta đặt chảo lên bếp, chờ nóng đều, bỏ vài bát mối này vào và dùng đũa khuấy đều, mối bốc hơi và khô dần… cho đến khi từ chảo bay ra một mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, mang hương thơm mùi châu chấu nướng và những tiếng nổ lẹt đẹt nho nhỏ, báo hiệu mối đã chín rồi.
Lúc này, đổ ra mẹt, lấy các ngón tay đảo nhẹ và sảy, hay bật cái máy quạt cho cánh mối bay đi, chỉ còn lại thân mối vàng ươm. Người Cơ Tu ngoài rang mối để “ăn chơi” ra, họ còn giã nát nén lại thành bánh để ăn dần. Khi rang mối họ thêm vào ít muối và cất trong ống lồ ô để dành ăn lai rai và hương vị cũng không kém phần ngọt ngào.
Đặc biệt là món cháo mối ăn rất thơm ngon được chế biến như sau: Nấu cháo gạo hay sắn tươi chín, cho tiếp mối đã rang vào nồi, chờ sôi lại rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Bát cháo mối với màu nâu của mối, màu trắng của cháo ăn có mùi thơm rất đặc trưng, bổ dưỡng…
Không gì thú vị bằng khi được thưởng thức hương vị thơm lừng, beo béo và ngọt bùi… của món mối cánh rang, có thêm vài ly rượu tà vạt, rôm rả trò chuyện cùng với người già, lũ trẻ. Gương mặt của họ cũng hồng lên, lấp lánh bên bếp lửa hồng.
Du khách qua đây trong mùa mối cánh, nếu đã một lần thưởng thức cái hương vị thơm ngon, độc đáo của món cháo mối ở Trường Sơn này thì không thể nào quên được.
Theo 24h
Những cô gái bản nơi giảng đường
Họ là những cô gái dân tộc thiểu số mới đôi mươi, lặn lội ra thành phố theo học với quyết tâm cắm thêm những ngọn cờ trí thức trên bản làng mình.
Video đang HOT
Phụ nữ cũng cần học cao
Vừa tan lớp về, Lâm Thị Kim Liên (dân tộc Nùng, tỉnh Lâm Đồng) tiếp chúng tôi trong căn phòng kí túc xá trường ĐH Bách khoa. Liên đang là sinh viên dự bị, hết khóa học sẽ được phân ngành. Liên kể: "Nhà em nghèo, không đủ tiền nuôi ăn học hết cả bảy anh chị em. Mình em được đi học và học được tới tận bây giờ là niềm hy vọng của cả gia đình".
Lâm Thị Kim Liên (dân tộc Nùng, Lâm Đồng) dành nhiều thời gian cho việc học để theo kịp chương trình.
Bạn cùng quê với Liên là Dương Thị Ngọc Diệp, từng là sinh viên ĐH Nha Trang, vì ước nguyện thành một y sĩ bản nên Diệp bỏ dở ra Đà Nẵng học ngành Y-Dược. Ở quê Diệp và nhiều vùng dân tộc thiểu số khác nữa, đi học chỉ để biết đọc biết viết, con gái học hết tiểu học đã cho nghỉ, lớn lên độ 16, 17 tuổi phải lấy chồng, sinh con.
Nhưng bây giờ nhiều bạn Cơ Tu, Ba Na, Mường, Nùng ... muốn thoát khỏi dấu chân của mẹ, của bà quanh năm lam lũ trên nương rẫy, mạnh dạn vượt bản bám chữ.
Khi ALăng Tuyển được về làm cán bộ tại UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) sau mấy năm xuống phố học, ước mơ thành cô giáo, y sĩ, cán bộ... và hi vọng thay đổi cuộc đời của những cô gái vùng cao càng lớn hơn.
ALăng Thị Công (người Cơ Tu, Quảng Nam) được mọi người biết đến với học lực rất tốt. Học ngành Văn (ĐH Sư phạm Đà Nẵng), với thành tích 2 năm đạt loại giỏi, có năng khiếu thuyết trình, viết văn rất hay, trước đây khi học trường dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam, Công từng đạt giải nhì văn cấp tỉnh.
Còn Thanh Thảo (lớp 012 Sư phạm Toán) học lực khá ngay từ kỳ đầu tiên. Ba mẹ Thảo quyết tâm không cho Thảo bỏ học dù gia đình khó khăn đến mấy.
Gần bước sang tuổi 30, Nguyễn Thị Hoài (người Mường, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì theo học ngành Điện tử viễn thông. Gia đình 7 anh chị em, trong đó hai em đang học ĐH Y Huế và An ninh nên Hoài càng quyết tâm hơn.
Những nỗi niềm
Lang Ngân Tiêm (người Cơ Tu, Quảng Nam), tâm sự "Cũng có lúc thấy tủi thân vì sức học của mình không bằng mấy bạn ở dưới này. Nhưng các bạn không biết tụi mình ở trên núi thiếu thốn đủ mọi mặt".
Giang Thị Hơ Rơl (người Ba Na, Bình Định) nhắc chuyện quá khứ trong nước mắt: 6 tuổi, ba mẹ làm cho em một cái lán ở gần trường, em ở đấy lo cơm nước, giặt giũ cho hai đứa em đang học mẫu giáo.
Nhà xa trường quá nên mỗi tuần chỉ được về nhà một lần để lấy ít gạo và sắn. Kiếm chữ ở quê em cực lắm. Học xong cấp ba em nghỉ, đi làm nương, chăn bò với mẹ mãi cũng không ra tiền nên quyết định đi học lại.
Với học sinh cử tuyển, lấy được tấm bằng ĐH là giành được cơ hội việc làm. Để có nó, không ít gia đình đã chạy vạy ngược xuôi, có trâu bán trâu, có lúa bán lúa miễn đời con cái được đổi thay.
Quê Quảng Nam, học Đà Nẵng, B'Hat Thị Thanh Thủy mỗi năm chỉ dám về nhà một đôi lần vì mỗi lần về mất đến gần 200 ngàn tiền xe. Đầu năm ra học, mẹ Thủy bán hết ngô trong nhà, dồn được gần 2 triệu, tiêu được mấy tháng, Thủy điện về nhà xin thì mẹ phải đi vay.
Căn phòng ký túc xá đặt bốn chiếc giường hai tầng cho 8 người ở, chỉ cần liếc qua là biết đâu là "đất" của nữ sinh dân tộc thiếu số. Không son phấn, gấu bông, lap top...chỉ có chiếu chăn và mấy quyển vở.
"Tụi mình thấy con gái dưới này mang đồ đẹp, cũng rủ nhau đi chợ mua về mang thì bị nhòm ngó. Bữa nay dị (xấu hổ) lắm, không dám nữa", một bạn tâm sự.
Theo Thanh Trần
Tiền Phong
Mục sở thị khu ăn chơi của Tây khét tiếng Sài Gòn "Khu tam giác ăn chơi" (còn gọi là phố Tây) nơi giao nhau của Phạm Ngũ Lão - Đề Thám - Bùi Viên (Q.1) có số lượng không nhỏ những cô gái luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tình dục cho khách Tây. Họ luôn ẩn mình dưới nhiều dạng nhưng hình thức mồi chài của họ khá lộ liễu. Có cả...