Độc đáo món cá pỉnh tộp của người Thái
Cá pỉnh tộp là món ăn độc đáo nhất của người Thái với đặc trưng cá xẻ đôi, nhồi các các gia vị vào giữa rồi gập cá lại, cho lên nướng. Đây cũng là lễ vật bắt buộc khi nhà trai sang nhà gái xin cưới.
Nói đến ẩm thực của dân tộc Thái không thể không nhắc đến những món ăn được chế biến từ cá. Cá dường như đã trở thành một loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của đồng bào. Trên gác bếp của mỗi gia đình người Thái đều treo vài xâu cá khô để dự trữ và hầu như nhà nào cũng có 1- 2 ao cá.
Có lẽ, do tập quán sinh sống ở vùng thấp, cuộc sống gắn liền với ruộng nước, sông suối nên đã hình thành phong cách ẩm thực này. Chính vì vậy dù ẩm thực Thái dù đa dạng, nhiều màu sắc nhưng vẫn đậm nét vùng sông nước. Từ con cá, con tôm đến cây rau bợ, rong, rêu ngoài suối cũng đều được các phụ nữ Thái chế biến thành những món ăn lạ, hấp dẫn.
Cá làm nên những món ăn độc đáo trong ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái. Ảnh: Tặng Thị Đào.
Nổi bật nhất trong các món ăn chế biến từ cá của người thái là ăn món cá pỉnh tộp. Trong tiếng Thái, “pỉnh” có nghĩa là nướng, còn “tộp” là uốn. “Pỉnh tộp” là món cá được gập đôi lại và nướng chín. Điểm hấp dẫn của món cá này chính là cách chế biến và gia vị tạo mùi thơm và hương vị của của món ăn.
Video đang HOT
Để làm được món cá pỉnh tộp, đồng bào thường chọn cá trắm hoặc cá chép vì những loại cá này thường ít xương và thịt thơm ngon hơn. Chọn con cá có trọng lượng khoảng 0,5 – 0,7kg, còn tươi, rửa sạch dưới vòi nước. Đặc biệt phải giữ nguyên phần mang cá, không cạo vẩy hay cắt vây. Dùng dao sắc mổ dọc lưng cá từ đầu đến đuôi, chú ý không là đứt phần da ở miệng cá. Khéo léo tách đôi con cá, bỏ ruột, rửa cá sạch rồi ướp muối, mỳ chính và để khoảng 15 phút cho ngấm.
Phần quan trọng nhất là tạo mùi thơm và hương vị cho cá là làm nhân, được làm từ nhiều loại gia vị: sả, ớt, rau thơm, mùi tàu… Tất cả được rửa sạch, băm nhỏ trộn với nhau, nêm mắm, muối, mỳ chính theo ước lượng vừa ăn. Cho thêm hạt mắc khén (loại gia vị đặc biệt của người Thái), đây chính là gia vị chính tạo nên mùi thơm đặc trưng của món cá nướng.
Sau đó, nhồi nhân vào bụng cá, dàn mỏng đều cho ngấm vào thịt cá. Gập con cá lại theo chiều ngang của thân cá rồi nhét đuôi vào miệng cá. Điều này giải thích tại sao gọi là “cá uốn”. Người Thái dùng một chiếc kẹp làm bằng tre, kẹp vào giữa thân cá rồi nướng trên than hồng, quạt đều tay cho cá chín vàng giòn.
Món cả pỉnh tộp với nét độc đáo là cá xẻ đôi rồi cuộn đuôi lên đầu, tẩm ướp với các gia vị đặc biệt. Đây là món ăn quý nhất của đồng bào dân tộc, thường có trong lễ vật ăn hỏi của nhà trai để thể hiện sự trân trọng. Ảnh: Tặng Thị Đào.
Cá pỉnh tộp đạt yêu cầu phải đảm bảo bên ngoài không bị cháy, có màu vàng cam bắt mắt, thịt cá chín đều, nhân có mùi thơm. Khi ăn, cá được bày nguyên trên đĩa mà không gỡ phần đã gập. Người ăn sẽ từ từ thưởng thức món cá nướng từ phần thịt giòn ngọt bên ngoài đến phần nhân bên trong có hương thơm đậm đà và hương vị thì đặc biệt đến khó tả.
Với những người am hiểu về ẩm của các dân tộc sẽ nhận ra ngay cái hương vị đặc trưng của ẩm thực Thái là vị tê tê, hương thơm nồng của hạt mắc khén. Mùi vị đó hoà lẫn cùng vị ngọt của thịt cá, cay của ớt, mùi thơm của sả, rau mùi… Tất cả tạo nên một hương vị thật độc đáo, ăn một lần cũng khó quên.
Món này thường được ăn cùng với cơm nếp. Nhón một miếng xôi rồi thưởng thức với chút thịt và nhân cá pỉnh tộp sẽ thấy đây là một sự kết hợp hoàn hảo đến bất ngờ khi hương vị của hai thứ này trộn lẫn.
Món cá pỉnh tộp là lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người Thái. Nhà trai sẽ mang sang nhà gái hai con cá nướng được gói chung bằng lá chuối và xôi để làm quà thưa chuyện. Đây là một nghi thức bắt buộc trong phong tục truyền thống của dân tộc Thái.
Họ còn dùng món cá này để tiếp đãi khách quý đến thăm nhà hoặc gói làm quà cho họ hàng và nhất là những vị khách miền xuôi.
Tặng Thị Đào
Theo VNE
Cá nướng gắp ở bản Thái
Tôi đã đi nhiều nơi, được thưởng thức nhiều món ăn của nhiều dân tộc khác nhau nhưng không thấy nơi đâu có được món ăn độc đáo như món cá nướng gắp ở bản Già Hóp (xã Tường Sơn, Anh Sơn, Nghệ An).
Món cá nướng gắp (pa pính tộp) của người Thái gắn liền với cuộc sống chân chất, mộc mạc của người dân nơi đây từ bao đời nay và phổ biến ở mỗi gia đình trong những dịp đặc biệt- nhất là Tết Nguyên đán thì món ăn này không thể thiếu ở mỗi gia đình. Không biết món ăn này có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó vẫn tồn tại cho tới ngày nay và được hầu hết mọi người yêu thích.
Món cá nướng gắp hầu như ai cũng có thể làm được nhưng để có món cá nướng gắp ngon, hấp dẫn mọi người thì không hề đơn giản. Muốn chế biến được món cá nướng gắp ngon cần phải biết cách chọn nguyên liệu và kinh nghiệm trong chế biến. Cá để chế biến phải là cá còn tươi sống, có thể là cá trắm, cá chép, cá trôi, cá rô phi,... Cá được đánh hết vảy, mổ từ sau lưng, lấy hết ruột cá ra, kế đến cá được cột ốp vào thanh tre đem xông khói trên gác bếp. Sau khi cá được xông khói khoảng một vài tháng trên gác bếp thì có thể đem xuống chế biến. Người dân ở đây vào những dịp lễ tết thường lấy hành, thịt heo, hạt tiêu, gia vị , muối, bột ngọt, các loại rau thơm băm nhỏ, trộn đều sau đó mở tách lưng cá ra cho các nguyên liệu này vào rồi gắp lại đem nướng trên bếp than hồng cho chín là có thể dùng được.
Món cá nướng gắp ngon phải có mùi thơm đặc trưng của cá nướng, của gia vị, vị ngọt của cá, của thịt... Món cá nướng gắp chỉ vậy thôi nhưng với người dân nơi đây nó đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu góp phần làm tăng thêm hương vị tết cổ truyền của người dân nơi đây.
Cá nướng gắp dùng để dâng cúng trên bàn thờ tổ tiên ngày tết, là món nhậu, tiếp đãi bạn bè trong những dịp lễ tết và được mọi người yêu thích. Ngày nay, do sự giao lưu văn hóa, nhiều món ăn của người Kinh đã có trong bữa ăn của người Thái nơi đây, tuy vậy món ăn này vẫn được người Thái ở đây xem trọng và không thể thiếu ở mỗi gia đình vào dịp lễ tết.
Theo PNO
[Chế biến] - Cá kho nước dừa Nguyên liệu: - Cá trắm: 1 khúc (200 gr) - Thịt ba chỉ (phần có nhiều mỡ): 100 gr - Dừa xiêm: 1 quả - Cà chua: 1 quả - Khế chua: 1 quả - Hành khô, tỏi, ớt, sả, gừng, đường vàng, hạt nêm, hạt tiêu, bột canh, mắm, dầu ăn. Thực hiện: Bước 1: Khế và cà chua rửa sạch, thái...