Độc đáo miền Tây: Nuôi cua đinh trong hồ kính, bán 1 con lãi 600-700 ngàn đồng
Nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, anh Đặng Long Hồ (ở xã Phong Thạnh Tây B, huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã nuôi thành công cua đinh – loại động vật hoang dã nhưng mang lại giá trị kinh tế cao.
Không chỉ thu về lợi nhuận cao từ vật nuôi này, mô hình của anh Long Hồ mà còn mở ra một hướng sản xuất sạch, bền vững ở địa phương.
Tay ngang làm nông nghiệp
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi cua đinh trong bể kính, anh Hồ cho biết, cách đây hơn 6 năm, gia đình anh từng nuôi cá sấu nhưng không hiệu quả. Sau khi thấy mô hình nuôi cua đinh đem lại lợi nhuận kinh tế cao, nên gia đình anh đã quyết định đầu tư.
Trang trại của anh Hồ đã tự sản xuất được con giống. Ảnh: C.L
Để đáp ứng nhu cầu mua giống của đông đảo bà con, trang trại còn nhập thêm giống từ Thái Lan và tự sản xuất. Mỗi năm, trang trại của anh cho xuất ra thị trường khoảng 10.000 con giống, với giá khoảng 350.000 đồng/con.
“Năm 2014, gia đình tôi tận dụng chuồng trại nuôi cá sấu để nuôi 500 con cua đinh thử nghiệm trong 10 bể. Những ngày đầu, tôi phải tự mày mò và nghiên cứu qua internet, con giống phải nhập từ Cần Thơ. Khi bắt tay vào làm tôi thấy rằng mô hình không quá khó như nhiều người nghĩ. Cái chính là mình phải chịu tìm hiểu kỹ và chịu khó kiên trì ở những ngày đầu” – anh Hồ chia sẻ.
Nhớ lại những ngày đầu bắt tay vào nuôi cua đinh, anh Hồ cho biết: “Nuôi cua đinh không khó nhưng người nuôi cần chú ý về nguồn nước và thức ăn. Nước để nuôi cua đinh phải là nước giếng khoan, sạch và được xử lý cẩn thận”.
Anh Hồ lựa chọn nuôi cua đinh trong bể ximăng và theo anh trước khi thả giống phải xử lý bể thật kỹ. Theo đó, anh dùng chuối chín và cây chuối ngâm nước trong bể khoảng 2-4 tuần sau đó vớt bỏ chuối đi, rửa bể thật sạch rồi mới cho nước vào và xử lý sao cho độ pH đảm bảo là 7 mới thả con giống.
Điều đặc biệt tại trang trại cua đinh của anh Hồ là sau vụ đầu tiên sử dụng con giống mua từ Cần Thơ, gia đình anh sử dụng hoàn toàn con giống nhập từ Thái Lan. Tỷ lệ thành công cho các vụ nuôi của trang trại đạt mức khoảng 85%.
Sau nhiều năm nuôi cua đinh, hiện gia đình anh Hồ có khoảng 5.000 con. Với giá bán ra thị trường khoảng 460.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh Hồ lãi khoảng 600.000 – 700.000 đồng/con.
Áp dụng công nghệ vào nuôi cua đinh
Video đang HOT
Khi đã rất thành công khi áp dụng nuôi cua đinh trong bể ximăng, anh Hồ lại tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu cách nuôi cua đinh trong bể kính.
Anh chia sẻ: “Cách đây khoảng 2 năm, khi quan sát con cua đinh kiểng (cua đinh làm cảnh trong bể kính) tôi mới nảy ra ý tưởng nuôi cua đinh thương phẩm trong bể kính. Ban đầu, tôi chỉ nuôi vài con để quan sát, sau đó bắt đầu nuôi thử nghiệm 50 con trong bể kính để rút kinh nghiệm. Sau khoảng 1 năm nuôi, tôi thấy cua đinh phát triển tốt và rất ổn định, nên quyết định đầu tư nuôi cua đinh trong bể kính với quy mô lớn”.
Cua đinh nuôi trong bể kính trước hết là tiết kiệm được diện tích. Bên cạnh đó, con cua đinh nuôi trong bể kính được sống trong môi trường nước sạch, mỗi ngày thay nước một lần, nên rất ít bệnh; người nuôi dễ dàng quan sát cua đinh, chủ động chăm sóc tỷ lệ thiệt hại rất thấp.
Hiện nay, khi áp dụng nuôi cua đinh trong bể kính, anh không phải trực tiếp đụng tay vào con cua đinh, chỉ quan sát con nào có dấu hiệu bệnh thì sẽ tìm cách trị, còn lại tất cả các khâu đều được làm tự động. Trang trại của gia đình anh đã đầu tư được 900 bể kính nuôi cua đinh.
Mỗi bể kính anh Hồ lắp đặt hệ thống thay nước, vệ sinh bể và hộp đựng thức ăn đồng bộ. Nói về việc vận hành, anh Hồ chia sẻ: “Việc vận hành hệ thống hoàn toàn có thể thực hiện từ xa, sử dụng smartphone điều khiển. Hệ thống này đảm bảo có thể thay nước riêng cho từng bể và cho tất cả bể, tùy theo nhu cầu”.
Bạc Liêu: Trang trại cua đinh trong bể kính hiện đại bậc nhất miền Tây, thu tiền tỷ mỗi năm
Vốn không có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhưng anh Đặng Long Hồ (xã Phong Thạnh Tây B, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã mạnh dạn đầu tư và nghiên cứu để đạt được thành công bất ngờ với mô hình nuôi cua đinh trong bể kính.
Hiện mô hình này được xem là "khủng" nhất miền Tây, với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Tay ngang làm nông nghiệp
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi cua đinh trong bể kính, anh Long Hồ cho biết, trước đây gia đình anh từng nuôi cá sấu nhưng không hiệu quả. Sau khi thấy mô hình nuôi cua đinh đem lại lợi nhuận kinh tế cao, nên anh đã quyết định đầu tư vào nuôi.
Vào năm 2014 tận dụng chuồng trại từ nuôi cá sấu, anh Hồ đã đầu tư nuôi 500 con cua đinh thử nghiệm trong 10 bể xi măng. Những ngày đầu, anh phải tự mày mò và nghiên cứu qua Internet và mua con giống từ Cần Thơ về nuôi.
Trang trại cua đinh của gia đình anh Hồ với tổng đàn khoảng 5.000 con. Ảnh: Chúc Ly.
Là một người còn trẻ, trước khi bắt tay vào phụ giúp gia đình quán xuyến trang trại cua đinh, anh Hồ gần như không có kiến thức và kinh nghiệm nào về nông nghiệp. Nhưng nhờ chịu khó tìm tòi và không ngại thất bại, nên giờ đây chính anh Hồ là người trực tiếp quản lý và vận hành trang trại cua đinh trong bể kính lớn và hiện đại bậc nhất miền Tây.
Nói về kỹ thuật nuôi cua đinh, anh Hồ cho biết: "Nuôi cua đinh không khó nhưng người nuôi cần chú ý về nguồn nước và thức ăn. Nước sử dụng nuôi cua đinh phải là nước giếng khoan, sạch và được xử lý cẩn thận. Còn thức ăn phải đảm không được để bị ương".
Mỗi con cua đinh bán ra, sau khi trừ chi phí anh Hồ thu lãi từ 600.000-700.000 đồng. Ảnh: Chúc Ly.
Tỷ lệ thành công cho các vụ nuôi của trang trại đạt khoảng 85%. Hiện gia đình anh Hồ có khoảng 5.000 con cua đinh. Hiện với giá 460.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi con cua đinh cho lãi khoảng 600.000-700.000 đồng.
Dù là tay ngang đến với nghề nuôi cua đinh, nhưng anh Hồ đã có được những thành công khiến nhiều người nể phục. Ảnh: Chúc Ly.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Hồ cho hay: "Cua đinh là loài dễ nuôi, ít bệnh. Nguồn thức ăn cho cua đinh là cá rô phi hoặc các loại cá tạp có tại địa phương. Mỗi ngày, anh cho cua đinh ăn một lần vào buổi chiều tối và chúng cũng ăn rất ít. Sau quá trình nuôi, hiện trang trại đã đi vào ổn định, cua khi nuôi từ 18-24 tháng, đạt trọng lượng từ 2,5kg trở lên sẽ bắt đầu xuất bán".
Đột phá nuôi cua đinh trong bể kính
Sau nhiều năm gây dựng, hiện trang trại của đầu ra khá ổn định khi bán cho các thương lái khắp cả nước, ở các nhà hàng, quán ăn. Ngoài tự sản xuất, khi đã có đầu ra, anh Hồ còn đi thu mua của bà con xung quanh, mỗi tháng trang trại có thể xuất ra thị trường khoảng từ 2-3 tấn cua đinh thương phẩm.
Bên trong khu trang trại nuôi cua đinh trong bể kính "khủng" nhất miền Tây.
Mỗi con cua đinh được nuôi riêng biệt trong một bể kính. Ảnh: Chúc Ly.
Anh Hồ nghiên cứu và áp dụng thành công hệ thống thay nước, vệ sinh bể và cho cua đinh ăn tự động. Ảnh: Chúc Ly.
Chưa dừng lại ở đó, khi đã rất thành công khi áp dụng nuôi cua đinh trong bể xi măng, anh Hồ lại tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu cách nuôi cua đinh trong bể kính.
Anh Hồ chia sẻ: "Cơ duyên để chuyển nuôi cua đinh từ bể xi măng sang bể kính chỉ là tình cờ. Cách đây khoảng 2 năm, khi quan sát con cua đinh kiểng (cua đinh làm cảnh trong bể kính) tôi mới nảy ra ý tưởng nuôi cua đinh thương phẩm trong bể kính. Ban đầu, tôi chỉ nuôi thử 50 con trong bể kính để rút kinh nghiệm. Sau khoảng 1 năm nuôi, tôi thấy cua đinh phát triển tốt và rất ổn định, nên quyết định đầu tư nuôi cua đinh trong bể kính với quy mô lớn".
Khu vực ương cua đinh giống do trại tự sản xuất. Ảnh: Chúc Ly.
Mỗi con giống cua đinh kích cỡ khoảng 5 phân (5cm) được bán với giá khoảng 350.000 đồng. Ảnh: Chúc Ly.
"Cua đinh nuôi trong bể kính trước hết là tiết kiệm được diện tích. Bên cạnh đó, con cua đinh nuôi trong bể kính được sống trong môi trường nước sạch hơn nên rất ít bệnh; người nuôi dễ dàng quan sát cua đinh, chủ động chăm sóc tỷ lệ thiệt hại rất thấp. Nếu cua đinh nuôi trong bể xi măng có tỷ lệ hao hụt khoảng 15% thì nuôi trong bể kính chỉ có khoảng 5%; trong khi tốc độ lớn thì ngang nhau", anh Hồ thông tin.
Sau 2 năm áp dụng cách nuôi cua đinh trong bể kính, hiện anh Hồ lại thành công thêm một bước khi đã nghiên cứu và áp dụng thành công hệ thống thay nước và cho ăn tự động. Với cách làm này, anh Hồ đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian chăm sóc. Hiện trang trại của anh đã đầu tư được 900 bể kính nuôi cua đinh.
Mỗi tháng trang trại của anh Hồ xuất bán ra thị trường từ 2-3 tấn cua đinh thương phẩm. Ảnh: Chúc Ly.
Mỗi bể kính anh Hồ lắp đặt hệ thống thay nước, vệ sinh bể và hộp đựng thức ăn đồng bộ. Cứ một bể kính có diện tích ngang 40cm, dài 50cm, cao 50cm, anh Hồ thả nuôi 1 con cua đinh, mực nước trong bể lên khoảng 10cm.
Bạc Liêu: Cá trắm cỏ ở nơi khác chỉ kho với hấp, ở đây dân đem muối mắm mà nổi như cồn Từ xưa đến nay, Bạc Liêu luôn tự hào là xứ sở của cá tôm và là quê hương của nhiều món mắm ngon trứ danh như mắm cá rô không xương Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi), mắm cá lóc huyện Phước Long... Và sẽ là một thiếu sót nếu quên nhắc đến mắm cá trắm cỏ Hồng Dân... Từ bàn tay tài...