Độc đáo mật ong bạc hà trên cao nguyên đá
Hoa bạc hà màu tím nở rộ trên cao nguyên đá Hà Giang vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 1 hàng năm, giúp vùng núi này có sản vật độc đáo là mật ong bạc hà.
Hoa bạc hà màu tím nở rộ trên cao nguyên đá Hà Giang vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 1 hàng năm, giúp vùng núi này có sản vật độc đáo là mật ong bạc hà. Mật ong có màu vàng xanh, vị ngọt dịu, hương thơm đặc biệt dễ chịu, được truyền tụng có giá trị bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh cao nên mật ong bạc hà có giá bán cao nhất trong các loại mật ong.
Vùng Cao nguyên đá có khí hậu, nhiệt độ và thổ nhưỡng khác nhau nên mỗi mùa lại có các loài hoa khác nhau, nơi nở sớm, nở muộn. Trong năm có hai tháng 6 – 7 là không có hoa nên phải dùng đường nuôi giữ ong. Theo từng mùa hoa, hàng năm gia đình vẫn di chuyển các đàn ong đến vùng có hoa để thu hoạch mật.
“Tổ ong được duy trì 15 năm nay, trước kia tổ được bắt ở hốc đá, trong hang, và gốc cây. Hiện gia đình đã có hơn 100 tổ. Khó khăn nhất là thời điểm ong bị bệnh, điển hình là tháng 8.2017 vừa qua. Ong bị bệnh thối ấu trùng khiến tổ chết hàng loạt hoặc tổ còn ít ong không mang lại năng suất”- ông Và My Dính- thôn Lũng Hòa A, Sà Phìn, Đồng Văn nói.
“Các tổ ong thường đặt san sát nhau, thời điểm cuối vụ ít hoa ong dễ đánh nhau có thể gây chết cả đàn hoặc giảm quân số. Người nuôi phải dùng hương để xua đuổi giúp các đàn giữ nguyên quân số”- ông Má Văn Phú ở tổ 1 Đồng Văn chia sẻ.
Video đang HOT
Tổ ong khi di chuyển đến nơi có hoa, để khoảng 3 tuần là khai thác mật.
Chiếc cầu ong chứa đầy sáp sẽ được di chuyển ra ngoài và đưa đến máy lấy mật.
Sáp ong được cắt bỏ phần đầu để thuận tiện cho việc quay mật.
Với người nuôi ong, khai thác mật là thời điểm hào hứng và cảm xúc nhất bởi những thành quả sau bao ngày ăn nằm trong đá cùng đàn ong đã có kết quả.
Theo Danviet
Choáng với "kho báu" ngàn tỷ, vạn người mê của lão nông xứ Tuyên
Chắc hẳn khi biết giá trị "kho báu" của lão nông ở Hàm Yên (Tuyên Quang), nhiều người sẽ mơ ước mình cũng sở hữu một kho báu như vậy.
Nằm nấp mình dưới chân những quả núi cao ở thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang, vườn sưa đỏ với hơn 2.000 cây đang là "kho báu" quý giá của gia đình ông Nông Văn Thắng (62 tuổi).
Những cây sưa ở đây có tuổi đời lâu nhất là hơn 10 năm và ít nhất cũng không dưới 5 năm tuổi.
Theo ông Thắng, sưa đỏ trên thị trường hiện có giá trên 2 triệu đồng/kg lõi, vì vậy, vườn sưa của ông có giá hàng ngàn tỷ đồng.
Sưa đỏ rất hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở thôn Đồng Danh nên phát triển rất nhanh, ít mắc bệnh.
Đây là một trong những cây sưa lớn nhất trong vườn của gia đình ông Thắng. Nó được trồng ngay trước cửa nhà, có tuổi đời hơn 10 năm và chiều dài thân hơn 3 mét.
Đường kính thân cây khoảng 86 cm. Ông Thắng ước tính, với giá hiện tại thì cây sưa này có giá bán khoảng 350 triệu đồng.
Ngoài sưa đỏ, ông Thắng cùng trồng hơn 1.000 gốc bưởi với 16 loại bưởi và trồng chanh, mít...
Doanh thu từ cây ăn quả mang lại cho gia đình ông mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.
Theo Danviet
Chàng trai cao nguyên đá từ chối bán dược liệu thô sang Trung Quốc Cuối cùng, Lý Tà Giàng cũng có mặt ở dinh Thống Nhất, TP.HCM. Anh có thời gian ngắn ngủi để nói về hành trình khởi nghiệp từ những loại dược liệu được trồng trên độ cao 700 - 1.700m. Nhưng nhìn những sản vật từ núi đồi, có thể hiểu anh muốn đưa nguồn dược liệu quý hiếm từ vùng cao về miền...