Độc đáo lễ hội khinh khí cầu ở xứ Phù Tang
Nhật Bản – xứ Phù Tang giàu truyền thống văn hóa với nhiều lễ hội độc đáo. Trong đó, lễ hội khinh khí cầu ở thành phố Saga hằng năm thu hút rất đông khách du lịch, tạo nên điểm nhấn đặc trưng của xứ sở Hoa anh đào.
Những chiếc khinh khí cầu bắt đầu được thổi căng khí.
Niềm tự hào của Saga
Nhiều năm gần đây, lễ hội khinh khí cầu Saga đã được tổ chức ở quy mô quốc tế để thu hút đông đảo khách du lịch. Trên 800.000 lượt du khách, khoảng trên 100 khinh khí cầu lớn nhỏ cùng nhiều phi công đến từ khoảng 20 quốc gia đến tham gia lễ hội hằng năm.
Sự kiện tiền thân của lễ hội này bắt đầu năm 1978 tại Amagi, Fukuoka với vẻn vẹn 5 chiếc khinh khí cầu. Sau đó, sự kiện được chuyển đến vùng ngoại ô thành phố Saga (năm 1980) với sự tham gia của nhiều đội thi trong nước và quốc tế. Ở Nhật Bản, mùa xuân và mùa thu là hai mùa lý tưởng nhất cho các hoạt động ngoài trời. Bầu trời trong vắt, không khí mát mẻ, ít mưa, rất thuận tiện để ngắm trăng, ngắm lá phong, ngắm hoa anh đào…
Lễ hội khinh khí cầu diễn ra tại bờ sông Kase, thành phố Saga, tỉnh Saga, Nhật Bản, và thường được tổ chức từ ngày 31-10 đến ngày 5-11, trong đó, ngày 1-11 là ngày dành riêng cho trẻ em. Trong dịp “Kids day”, ngoài những khinh khí cầu truyền thống với màu sắc sặc sỡ trên bầu trời, ban tổ chức còn làm các loại khinh khí cầu hình nhân vật truyện tranh, hoạt hình nổi tiếng như Doraemon, Pokemon, Picachu hay mèo Tôm, chuột Jerry… Lễ hội bắt đầu vào đúng 7h.
Một cuộc đua thể thao
Xuất phát là một trò tiêu khiển, giải trí, lễ hội khinh khí cầu Saga dần trở thành một môn thể thao ưa thích của người dân Nhật Bản. Họ coi lễ hội như một sự kiện thể thao lớn nhất trên bầu trời châu Á. Các đội chơi sẽ phải thi với nhau để chọn đội xuất sắc nhất trình diễn trong đêm chung kết. Các đội thi chuyên nghiệp trước đó phải tập luyện thường xuyên và làm chủ kỹ thuật điều khiển khinh khí cầu, đáp ứng các yêu cầu mà ban tổ chức đưa ra.
Ban tổ chức trước đó đã đánh dấu các mục tiêu và cung cấp cho các phi công bao cát. Những khinh khí cầu sau khi được thổi phồng bằng khí đốt sẽ bay lên bầu trời. Phi công điều khiển khinh khí cầu phải xác định được hướng gió để thả vật đánh dấu xuống gần với mục tiêu. Ngoài sức khỏe dẻo dai, phi công phải có kiến thức vững về vật lý, khả năng chọn điểm hạ cánh và cách giảm độ cao. Cuộc thi này được người dân Saga gọi là cuộc thi của kiến thức và thể thao. Đội đạt điểm số cao nhất và hoàn thành các nhiệm vụ sẽ nhận được chiếc cúp Thái Bình Dương.
Bên cạnh cuộc thi chính thức còn có khu vực riêng để mở cuộc thi tự phát hoặc trình diễn, có cuộc thi diễn ra vào ban ngày và cuộc thi diễn ra vào ban đêm. Đêm chung kết, khinh khí cầu đan xen với màn pháo hoa rực trời như một bữa tiệc ánh sáng trên bầu trời Saga. Du khách chắc chắn sẽ chẳng bao giờ quên được kỷ niệm đẹp đó nếu như được thưởng trọn cả ngày lẫn đêm ở lễ hội khinh khí cầu. Ở Saga, có một loại khinh khí cầu cho du khách trải nghiệm gọi là Saga Balloon Meeting, hầu hết du khách đến tham gia đều muốn trải nghiệm cảm giác một lần được bay lên không trung dù thời gian không nhiều và chi phí không hề rẻ.
Video đang HOT
Đến với Saga, ngoài thưởng thức lễ hội khinh khí cầu, du khách còn có dịp thưởng thức một thành phố yên bình và rất thuận tiện về các dịch vụ du lịch. Xe buýt được kết nối ở tất cả các tuyến đường, wifi miễn phí ở các khu vực có dựng rạp. Du khách có thể nghỉ trọ tại các khu Hakata hoặc Take, đây là các khu có an ninh tốt và giá thành rẻ, lại rất gần bờ sông Kase – nơi tổ chức lễ hội quốc tế khinh khí cầu. Du khách xuống ga Saga sẽ bắt tuyến tàu cao tốc JR Nagasaki đi Hizen Yamaguchi hoặc tuyến JR Karatsu đi Taku, xuống ở ga JR Balloon Saga. Tàu cao tốc hoạt động suốt ngày đêm trong mùa lễ hội.
Sinh viên Phạm Minh Hoài (Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội) tham gia trao đổi sinh viên tại Đại học Saga cho biết: Đối với người dân Nhật Bản nói chung và Saga nói riêng, lễ hội khinh khí cầu có ý nghĩa rất quan trọng, ý nghĩa về sự chinh phục bầu trời. Đây cũng là lễ hội thể hiện ý chí và tài năng của các phi công, họ nhận được sự tôn trọng đặc biệt từ xã hội. Du học sinh và người lao động Việt Nam rất thích thú với lễ hội này, thường tới đây khá đông vào dịp lễ hội.
Những lễ hội độc đáo ở xứ Phù Tang
Nhật Bản ngoài những ý nghĩa về những biệt danh, bên cạnh đó còn có những lễ hội khiến mọi người cảm thấy xao xuyến, những người ngoại quốc còn ao ước được tham gia.
Shogatsu - Lễ mừng năm mới
Cũng giống ở Việt Nam, đây là một trong những lễ hội quan trọng của người Nhật, tổ chức vào ngày 1 đến 3 tháng 1 dương lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội ở Nhật Bản, các công ty, nhà xưởng,... đều tạm dừng hoạt động, mọi người trở về sum họp với gia đình của mình.
Shogatsu là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản. Khác với một số quốc gia khác trong khu vực Châu Á, người dân xứ hoa anh đào chọn ngày 1 tháng 1 theo lịch dương để chào mừng năm mới. Các gia đình chào mừng Năm mới bằng cách cùng nhau nấu ăn và thưởng thức các món đặc biệt. Người lớn, trẻ nhỏ mặc những bộ kimono truyền thống hay những trang phục đẹp nhất và đi đến nhà người thân chúc sức khỏe, thăm hỏi, đi viếng chùa.
Setsubun - Lễ xua đuổi tà ma
Lễ hội xua đuổi tà ma Setsubun thường được tổ chức vào ngày lập Xuân để đánh dấu thời khắc chấm dứt một mùa đông buốt giá và hân hoan chào mừng một mùa Xuân tươi vui đang đến.
Hoạt động phổ biến vào ngày lễ hội của người Nhật này là ném những hạt đậu tương trước hiên nhà, vừa ném vừa khấn trừ ma quỷ và đón phước lộc vào nhà.
Lễ hội tuyết ở Sapporo, Hokkaido
Lễ hội tuyết Sapporo được bắt đầu từ năm 1950, từ sự kiện những học sinh trung học tạo nên những bức tượng bằng tuyết ở công viên Odori, và phát triển ngày càng lớn hơn với các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bằng tuyết và băng, thu hút hơn 2 triệu du khách khắp nơi đến tham gia lễ hội.
Khi tham gia lễ hội, họ mang theo xẻng, cưa và cuốc và biến những khối băng tuyết khổng lồ thành những tác phẩm điêu khắc tinh tế như cá voi, hoa, nhà cửa,...Thời tiết thường rất lạnh, nhưng những tách cà phê và Chocolate nóng hổi sẽ làm cho du khách cảm thấy ấm lòng để tiếp tục chiêm ngưỡng những tác phẩm băng tuyết tuyệt đẹp.
Lễ hội búp bê Hinamatsuri
Lễ hội búp bê Nhật Bản (Hinamatsuri) là ngày dành cho các bé gái, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hàng năm. Tuy không phải là một ngày quốc lễ, nhưng lễ hội đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng độc đáo trong đời sống người Nhật Bản.
Ngoài ra, lễ hội còn có một tên khác là Momo no sekku có nghĩa là "lễ hội hoa đào". Người Nhật chọn ngày 3 tháng 3 hằng năm tổ chức lễ hội, vì đầu tháng 3 còn là thời điểm hoa đào nở rộ ở Nhật.
Hanami - Lễ hội hoa anh đào
Đây là lễ hội truyền thống của Nhật Bản với tên gọi Hanami, thường diễn ra vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Hoa anh đào là quốc hoa của đất nước mặt trời mọc. Nó tượng trưng cho sự thanh khiết, mỏng manh và trong trắng.
Lễ hội Hanami đã có lịch sử rất lâu đời, được coi là quốc lễ của Nhật Bản và là một nét đẹp văn hóa trường tồn với thời gian, là niềm tự hào của người Nhật. Dưới tiết trời mùa xuân ấm áp, bạn sẽ bắt gặp những cô gái Nhật Bản xinh xắn trong bộ kimono truyền thống hay những gia đình sum họp, ca hát vui vẻ dưới những tán cây hoa anh đào mỏng manh, tinh khiết. Một hình ảnh khó có thể phai nhạt trong lòng các du khách, hay những người đã từng sinh sống và làm việc tại đây.
Kodomo-no-hi - ngày tết thiếu nhi của Nhật Bản
Vào ngày 5 tháng 5 là ngày lễ hội cá chép tưng bừng ở xứ hoa anh đào nhằm mục đích nguyện cầu cho những đứa trẻ trong gia đình luôn được mạnh khỏe, bình an và may mắn. Nếu du khách đặt vé máy bay đi Nhật Bản giá rẻ trong ngày lễ hội của Nhật thì sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc lồng đèn cá chép nhan nhản ở khắp nơi. Tương truyền cá chép là loài động vật tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại nên người Nhật hy vọng con cái họ sẽ thừa hưởng những đức tính tốt đẹp đó.
O-Bon - Lễ Vu Lan
Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), đây là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo, là dịp để cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Trong những ngày này, người Nhật dù đang ở xa cũng tề tựu đông đủ thăm hỏi ông bà, cha mẹ và viếng mộ người thân.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một ngày lễ hội tương tự là lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Xá tội Vong nhân). Đây là ngày lễ hội của cả nước Nhật và luôn mang đậm sắc màu linh thiêng, huyền bí.
Lễ hội Bon kéo dài trong ba đến bốn ngày, tuy nhiên ngày bắt đầu lại có sự khác biệt giữa các vùng miền của Nhật Bản: Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo. Yokohama và Tohoku. Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam. Hachigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto.
Điểm danh những lễ hội ở Kiên Giang độc đáo và đặc sắc nhất Bên cạnh danh lam thắng cảnh đẹp, thì những lễ hội ở Kiên Giang cũng thu hút du khách tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc. Vậy Kiên Giang có những lễ hội nào nổi tiếng và đặc sắc nhất hiện nay? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau nhé. Những lễ hội ở Kiên Giang nổi tiếng nhất Dưới đây...