Độc đáo lễ hội đánh cá Đồng Hoa
Hằng năm, cứ đến những ngày đầu tháng 5 âm lịch, khi mùa màng đã thu hoạch hết, hàng ngàn người dân xã Xuân Viên cùng một số xã lân cận lại nô nức vào hội đánh cá Đồng Hoa. Đây là một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân gian.
Sáng nay, ngày 8/6 (1/5 âm lịch) tại đầm Vực xã Xuân Viên ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) hàng nghìn người dân trong xã nô nức vào hội đánh cá Đồng Hoa. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân gian và nét độc đáo của nông dân.
Theo các cụ cao niên trong làng thì Lễ hội đánh cá còn được người dân địa phương gọi là lễ hội đánh Vực Rào. Đầm nước được chọn để tổ chức lễ hội có tên là đầm Vực, nằm dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh hùng vĩ, non nước hữu tình. Đầm nước có chiều dài hơn 1km với diện tích khoảng 30ha bắt nguồn từ dãy núi Hồng và đổ ra nhánh sông của Biển nên rất thuận lợi cho các loài cá nước ngọt sinh sôi nảy nở.
Ngày trước lễ hội được tổ chức khá quy cũ, Làng lập ra quy định, có ban quản lý tuần tra canh gác, ngày thường không cho người dân đến đánh bắt cá. Chỉ khi đến ngày lễ, mọi người trong xã mới được tham gia hội và đánh bắt cá tại đầm vực.
Theo tục lễ xa xưa, vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch được chọn là ngày tổ chức lễ hội chính. Vào ngày này, Lý trưởng (người đứng đầu làng) và các bậc cao niên trong làng cho lập bàn thờ hương đăng hoa quả cúng tế thành hoàng bản thổ tại ngôi miếu cạnh đầm Vực. Sau khi làm lễ xong, một hồi trống chiêng vang dậy, đích thân Lý trưởng hú to một tiếng và cầm nơm xuống đầm úp cá trước. Sau đó tất cả mọi người trong làng, từ già trẻ gái trai, ai ai cũng tay nơm, tay lưới ào xuống đầm để thi nhau bắt cá.
Nếu ai bắt được con cá to thì vừa dơ cá lên vừa hú to để “khoe” rồi mọi người dân trên bờ dưới nước đều hú theo để tán thưởng một cách hào hứng. Người ta quan niệm rằng, ai bắt được cá to hoặc nhiều cá thì sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu trong suốt năm ấy. Sau một ngày diễn ra lễ hội, người nào bắt được con cá to nhất sẽ được làng ban thưởng và con cá ấy đươc dùng làm đồ cúng dâng lên Thành hoàng làng nhân dịp tết Đoan Ngọ.
Ngày nay, Lễ hội đánh cá Đồng hoa không còn giữ được nhiều tục lệ như cha ông xưa nhưng người dân và chính quyền địa phương vẫn duy trì được những nét căn bản của lễ hội xưa. Hằng năm, cứ đến những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5, khi mùa màng đã thu hoạch hết, chính quyền địa phương cùng hàng nghìn người dân nơi đây lại nô nức vào hội với lòng nhiệt tình và để giữ được những nét truyền thống của cha ông xưa để lại.
Bà Võ Thị Lan (ở xóm Cát Thủy, xã Xuân Viên) 60 tuổi nhưng vẫn háo hức khi tham gia lễ hội: “Mấy chục năm rồi, cứ đến ngày lễ đánh Vực rào này tôi lại tham gia. Vui lắm, trong làng ai cũng đi, không kể già trẻ chi cả. Nhà tôi có 5 người tham gia cả 5. Năm ngoái tui bắt được 4 con cá chép vàng to với gần 6 cân cá loại nhỏ nữa. Không biết năm ni có bắt được nhiều không. Hy vọng tôi sẽ bắt được con cá to nhất làng”.
Lễ hội đánh cá Đồng Hoa với những nét độc đáo, mang đậm nét văn hóa dân gian của người nông dân xưa, hội tụ được rất nhiều yếu tố về không gian văn hóa, truyền thống và địa thế nên rất được người dân tham gia hưởng ứng Nếu tính trên cả nước thì hiện nay chỉ còn vài ba lễ hội đánh cá tương tự vớ lễ hội đánh cá Đồng Hoa ở xã Xuân Viên, như lễ hội đánh cá Me ở Hà Tây và hội đánh cá thờ ở Phong Châu – Phú Thọ.
Đây là một lễ hội mang đậm bản sắc dân gian độc đáo, không những nâng cao tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư mà còn mang tư tưởng khuyến nông khuyến ngư trong phát triển nông nghiệp nông thôn nên cần được bảo tồn và phát huy.
Dưới đây là một số hình ảnh Lễ hội đánh cá Đồng Hoa do PV Dân trí ghi lại:
Video đang HOT
Ngay từ 6 giờ sáng mọi người trên tay, trên vai những cái nơm để chuẩn bị cho ngày lễ bắt cá.
Chị em cũng sẵn sàng cột rớ.
Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân địa phương Xuân Viên và vùng phủ cận. Lễ hội không kể gái trai, già trẻ…
Hàng ngàn người rầm rộ xuống dòng suối tại Đồng Hoa trong lễ hội đánh cá có truyền thống lâu đời này.
Niềm vui của những ngư dân trong lễ hội đánh cá khi chiếc rùng đã có cá mắc.
Một đứa trẻ thích thú trong chiếc nơm ở lễ hội đánh cá.
Thành quả những cú nơm cá trong lễ hội.
Sản phẩm của lễ hội đánh cá khi một người dân đánh được con cá chép nặng hơn 4kg.
Theo Dantri
Thêm một lao động Việt tử vong ở Angola
Đi xuất khẩu lao động ở Angola những mong sẽ được đổi đời, nhưng không may, vừa sang làm được hơn 3 tháng, anh Đậu Xuân Nam (1971, trú thôn Hồng Thịnh, xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tử vong do bị sốt rét ác tính.
Theo người nhà nạn nhân cho biết, vào khoảng 3 giờ sáng, ngày 18/4, nguồn tin từ những người làm cùng anh Nam ở Angola báo về, anh Nam đã tử vong do bị căn bệnh sốt rét ác tính. Được biết, anh Nam đi xuất khẩu lao động sang Angola theo hình thức "chui", làm cho một xưởng mộc ở Zango -Luanda (thủ đô của Angola) mới được hơn 3 tháng thì xảy ra sự việc đáng tiếc trên.
Hiện tại hoàn cảnh gia đình anh
Nam đang rất khó khăn, túng thiếu. Chị Phan Thị Hòa (1974) cùng hai cháu Đậu Thị Thùy Giang (2000) và cháu Đậu Xuân Gia Bảo (2005). Vốn là hộ nghèo, khó khăn của xã, mong muốn tìm được việc làm, kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình, đầu tháng 1/2013, anh Nam đã vay mượn số tiền 150 triệu làm chi phí đi xuất khẩu sang Angola làm thợ mộc.
Vừa đi được hơn 3 tháng, anh Đậu Xuân Nam đã bị tử vong tại Angola do sốt rét ác tính.
Nhưng không may, vừa đi được hơn 3 tháng thì anh Nam bị sốt rét ác tính. Mặc dù đã được những người Việt Nam làm cùng đưa đi chữa trị tại bệnh viện nhưng do bị bệnh sốt rét ác tính quá nặng, anh Nam đã tử vong.
Hiện tại gia đình và anh em, bà con hàng xóm đang rất lo lắng tìm cách để đưa thi thể của anh về nước, bởi số tiền chi phí lên tới gần 500 triệu đồng. Trong khi đó, gia đình anh
Nam lại nghèo khó, chỉ dựa vào nghề nông, cộng thêm với khoản tiền nợ cho anh Nam đi Angola đến nay vẫn chưa trả được.
Hai đứa con nhỏ của anh Nam dường như vẫn chưa thấu hiểu được nổi đau mất cha mà mẹ và gia đình đang phải gánh chịu.
Từ khi nhận được tin dữ của chồng, chị Phan Thị Hòa, luôn vật vã trong đau đớn. Chị chỉ mong có một phép màu nào đó, giúp đưa thi thể chồng chị về được với gia đình. "Đêm hôm trước ngày anh ấy mất, anh ấy có gọi về cho gia đình, nhưng nói được mấy câu thì anh ấy mệt quá không nói được nữa. Sáng hôm sau thì mấy người làm cùng anh gọi về nói anh ấy mất rồi. Giờ muốn đưa được anh ấy về nước thì phải lo gần 500 triệu. Nhà nghèo, nợ tiền cho anh ấy đi hơn 100 triệu vẫn chưa trả được, giờ lại phải lo gần 500 triệu nữa mới đưa được anh ấy về. Biết làm răng giờ chú, cứu chồng chị với". Chị Hòa nói trong nước mắt.
Từ khi nhận được tin dữ của chồng, chị Hòa đau đớn và lo lắng về khoản tiền gần nữa tỉ để được đưa thi thể chồng về nước.
Như vậy, tính từ đầu tháng 3 đến nay, chỉ riêng ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã có 6 lao động tử vong khi đi xuất khẩu lao động tại Angola. Được biết, cho đến nay, ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An vẫn chưa có một công ty nào được phép xuất khẩu lao động sang Angola hợp pháp, và hầu hết nhưng lao động Việt Nam đang làm việc tại Angola đều là đi "chui" với chi phí rất cao khoảng từ 6.500 - 7000 USD.
Cũng theo báo cáo từ cơ quan chức năng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, hiện có khoảng gần 6.000 người của hai tỉnh này đang lao động, làm việc tại Angola.
Theo Dantri
Xe taxi "hạ gục" biển chỉ đường Đang chạy với tôc đô cao, bông hai chiêc xe máy chạy trước mặt bât ngờ rẽ sang đường, tài xê vôi đánh lái làm chiêc taxi lao môt bên đường và đâm gãy biên chỉ dân. Hiên trường vụ tai nạn. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 13 giờ trưa nay, ngày 2/6 trên quôc lô 1A, đoạn qua địa phân...