Độc đáo gỏi lá “Nhà Tôi”
Gỏi lá là món ăn gắn liền với đồng bào Tây Nguyên từ xa xưa, tuy mỗi lá cây có mùi vị riêng nhưng khi kết nối lại tạo nên dư vị khó quên trong lòng thực khách.
Gỏi lá là món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.
Có dịp ghé thăm Tây Nguyên, du khách sẽ thấy món ăn này có mặt ở nhiều nhà hàng đặc sản. Trong đó, gỏi lá tại quán Nhà Tôi luôn thu hút du khách tìm tới bởi nét đặc trưng riêng.
Qua tìm hiểu, nguyên liệu để làm món gỏi lá là lá cây thu hoạch từ trong vườn nhà đến lá rừng. Có thể kể đến như lá bứa, mơ rừng, lộc vừng, á trâm, lá mật gấu, lá ổi, đinh lăng, chùm ruột, lá cóc, ngũ gia bì, tía tô, cải, xà lách… Tùy theo từng mùa mà lá dùng kèm sẽ có sự khác nhau.
Video đang HOT
Điểm nhấn ở Nhà Tôi là các loại lá được hái phục vụ thực khách không quá hai giờ đồng hồ, bởi do bảo quản hay để lâu thì lá dễ bị khô, màu sắc không tươi tắn cũng như công dụng thuốc có trong một số lá có thể bị giảm. Dùng kèm với các loại lá cây này có thể kể đến như thịt heo ba chỉ thái mỏng, tép Biển Hồ ram mặn, da heo thái mỏng trộn thính và cả cá tại sông Sê San, gừng, muối, ớt xiêm, tiêu sọ…
Nếu như lá cây là linh hồn của món ăn thì phần nước chấm là sợi dây nối hoàn hảo để thực khách cứ mãi lưu luyến gỏi lá. Theo đó, nước chấm thường làm từ bột gạo rang ủ cùng thịt ba chỉ, tôm xay nhuyễn nấu lên sền sệt. Ở Nhà Tôi, nước chấm được biến tấu thêm gan cá, xương cá xay lọc nấu lấy nước để tạo thêm độ béo cho nước chấm cũng như độ sánh đặc hơn. Có cái hay là khi thực khách thưởng thức thì nồi nước chấm luôn có độ nóng hổi bởi bếp giữ nhiệt.
Khi tất cả nguyên liệu đã sẵn sàng thì mọi người chưa nên vội ăn mà cần đợi các bạn phục vụ hướng dẫn cách thưởng thức đúng điệu. Đó là chọn loại lá mình ưa thích rồi cuộn thành hình cái phễu; đó là cho ít thịt heo, thịt tôm, lát cá cùng ít muối, tiêu xanh rồi dùng muỗng chan nước dùng lên trên mặt cuốn. So sánh vui thì kiểu ăn này khá giống trong mấy bộ phim Hàn Quốc khi thực khách phải “há” to mồm và ngoạm nguyên một cuốn mới thật là đã làm sao.
Để thưởng thức gỏi lá đúng điệu thì thực khách phải cuốn lá cây thành hình chiếc phễu rồi mới cho thêm nguyên liệu ăn kèm.
Về thăm Tây Nguyên, du khách nên tìm thưởng thức món gỏi lá đậm đà dư vị núi rừng này để từ đó cảm nhận được vì sao nó là niềm tự hào của người dân nơi đây mỗi khi nhắc đến. Ở quán Nhà Tôi, mọi người còn được trải nghiệm cảm giác thu hoạch lá để làm nguyên liệu cho món ăn trong sự tiếp đón thân tình của chủ quán. Địa chỉ: 439 Ngô Quyền, xã Trà Đa, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Ghé Bình Phước chớ quên món rau của núi rừng
Là loại rau mọc tự nhiên trong rừng quanh năm, lá nhíp được đồng bào dân tộc tại Bình Phước thu hoạch và bán khá phổ biến ở các phiên chợ. Do có mùi thơm dịu, khi nấu chín có độ dẻo nên lá nhíp thường dùng để chế biến thành nhiều món ăn.
Món lá nhíp xào thịt bò và tỏi.
Qua tìm hiểu, lá nhíp còn gọi là lá bép, loại rau rừng đặc sản của Tây Nguyên. Một số nơi còn gọi nó bằng cái tên trìu mến là lá thịt gà hay lá bột ngọt bởi do hương vị thơm ngon, thanh tao.
Màu sắc của lá nhíp đa dạng tùy theo quá trình phát triển. Khi còn non lá có màu đỏ hồng, lớn hơn một chút chuyển sang màu vàng nhạt, khi đạt độ trưởng thành có màu xanh non và màu xanh đậm là khi lá già. Do hoàn toàn phát triển trong tự nhiên nên có một số lá bị sâu ăn, người nấu cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhắc về canh thụt, món ăn phổ biến của người S'Tiêng tại Bình Phước mới biết lá nhíp chính là "linh hồn" của món canh này. Nếu không có lá nhíp thì xem như là món canh thụt đó chưa thật sự chuẩn vị. Ngoài ra, lá nhíp còn có thể đem đi xào nấu với thịt bò, thịt gà hay dùng như một loại gia vị chính trong các món lẩu tôm, lẩu cá.
Qua trải nghiệm của người viết khi dùng lá nhíp để làm món thịt bò xào lá nhíp với tỏi mới cảm nhận được vì sao nhiều người lại yêu thích loại rau này. Lá nhíp sau xào chín có độ dẻo, bùi nhẹ và thanh ngọt tựa thịt gà, cho trải nghiệm ẩm thực rất mới lạ so với các loại rau xào khác.
Theo Đông y, lá nhíp là loại cây có thành phần giá trị dinh dưỡng và dược tính tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tại các phiên chợ ở Bình Phước, mọi người có thể dễ dàng tìm mua lá nhíp, nhất là các khu vực gần buôn sóc của người S'Tiêng.
Một bó lá nhíp có khi là món quà có ý nghĩa, giá trị hơn nhiều loại thực phẩm khác. Thế nên, không lạ gì khi du khách ghé thăm Bình Phước đều được người dân nơi đây giới thiệu về nó.
Độc đáo món gỏi lá của người Kon Tum Là mảnh đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum được thiên nhiên ban tặng cho những sản vật núi rừng độc đáo. Trong đó, gỏi lá được ví như tinh hoa của địa phương này mà du khách nào có dịp ghé thăm cũng đều được người dân nơi đây giới thiệu. Theo trang web dulichtaynguyen, sở dĩ món ăn này...