Độc đáo gỏi lá Kon Tum
Món gỏi hệt như tên, là tổng hợp của gần 60 loại rau lá có sẵn trong vườn nhà.
Món gỏi hệt như tên, là tổng hợp của gần 60 loại rau lá từ loại có sẵn trong vườn nhà như rau cải, diếp cá, đinh lăng, ngải cứu, ngũ gia bì… cho đến các loại từ rừng như xoài rừng, sung, lá bứa, lê rừng, lá ngạnh.
Trên mâm gỏi lá có các món đi kèm là bì heo trộn thính, đĩa thịt heo ba chỉ thái mỏng, đĩa tôm sông xào thơm lựng, ít muối hạt, tiêu hạt, ớt hiểm.
Ăn gỏi lá cũng là “ăn thuốc”, bởi có nhiều loại lá cây rất tốt cho sức khỏe như đinh lăng, ngũ gia bì, lá mơ, xoài rừng, lá lê rừng, lá hồng ngọc… – Ảnh: Trân Hiêu
Đặc biệt, món mẻ đi kèm gỏi lá được chế biến khá công phu.
Trước hết, nếp được ủ lên men, để khoảng nửa tháng. Khi mùi thơm dậy lên là có thể đem ra sử dụng, bằng không thì mẻ ủ thất bại, phải mất công thêm nửa tháng chuẩn bị. Men nếp được trộn với tôm khô, thịt heo ba chỉ, sau đó xay nhuyễn.
Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn đun nóng rồi gạt mớ hành khô giã nhỏ vào chảo, đảo đều tay. Cho tất cả hỗn hợp trên vào, nêm thêm chút sa tế, gia vị vừa ăn, để lửa liu riu năm đến bảy phút là được.
Video đang HOT
Khâu chế biến cá sẽ cầu kỳ hơn. Các loại cá như chép, lóc, mè đều có thể làm gỏi. Trước tiên, rửa cá thật sạch bằng nước muối loãng, mổ lấy ruột, để ráo nước, lấy khăn giấy thấm cho khô. Riêng cá lóc phải lọc bỏ da cho khỏi tanh. Cá được thái từng lát thật mỏng, trộn vào hỗn hợp nếp đã rang xay, riềng xay nhuyễn hoặc trộn với nước cốt chanh, riềng xay và phải để vài ba tiếng đồng hồ mới có đĩa gỏi cá ngon lành.
Khi ăn, lấy một nửa lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn, sau đó ngắt mỗi thứ lá một chút để cuốn thành cái phễu nhỏ, gắp thêm miếng thịt ba chỉ thái mỏng, tôm hoặc lát cá rồi bỏ thêm chút muối hạt, tiêu, thêm một chút mẻ nữa là đủ.
Món gỏi vừa có vị ngọt của thịt, tôm hay cá, lại có thêm vị cay, thơm nồng của tiêu hạt, ớt hiểm; hương men của mẻ; cay, chát thơm của lá. Tất cả dư vị đọng trên đầu lưỡi khiến người thưởng thức chưa ăn xong một miếng đã thòm thèm miếng nữa.
Ăn gỏi lá cũng là “ăn thuốc”, bởi có nhiều loại lá cây rất tốt cho sức khỏe như đinh lăng, ngũ gia bì, lá mơ, xoài rừng, lá lê rừng, lá hồng ngọc… Điều rất thú vị, do không thể nào cùng lúc ăn 60 loại lá trong một cuốn gỏi, nên mỗi cuốn sẽ cho thực khách một hương vị riêng, tùy theo đã chọn gói lá gì.
Ở Gia Lai và Kon Tum, chỉ độ non chục quán có bán gỏi lá như trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng (TP.Pleiku, Gia Lai) và có thêm vài quán đường Trần Cao Vân, TP.Kon Tum.
Theo Trần Hiếu (ihay)
Thịt cuốn bánh tráng mê hoặc người Hà Nội
Nhắc tới Tây Ninh, những người đam mê ẩm thực đều biết tới những món ngon như muối ớt, bánh canh và thịt cuốn bánh tráng phơi sương.
Món cuốn của Trảng Bàng ngày càng quen thuộc với người dân mọi miền đất nước.
Dù khẩu vị của các vùng miền rất khác nhau, người miền Bắc không ăn được các món ngọt của phương nam nhưng món bánh tráng Trảng Bàng thì chinh phục được cả người Hà Nội lẫn người Sài Gòn. Dù thời tiết Hà Nội hanh khô nên khó giữ được bánh tráng không bị giòn và thành phần các loại rau của món ăn đặc biệt này rất nhiều loại nhưng không vì thế mà ở thủ đô thiếu đi món đặc sản của Tây Ninh.
Cách thức ăn của món thịt cuốn bánh tráng cũng tương tự như nhiều món cuốn khác. Tuy nhiên, khi lần đầu đi ăn, nhìn thấy phục vụ bê món ăn lên, chắc hẳn bạn cũng có chút choáng trước đĩa đầy ăm ắp đủ các loại rau lạ. Tuy ở Hà Nội, lượng rau cũng chưa nhiều bằng ở Sài Gòn hay quê hương Tây Ninh nhưng cũng đủ cho bạn gói ghém thoải mái.
Tên gọi bánh tráng phơi sương bắt nguồn từ quy trình cầu kỳ làm ra vỏ bánh. Sau 2 ngày ngâm nước, đem gạo đi xay rồi tráng và phơi nắng. Sau đó, bánh được đem nướng, đợi tới sáng sớm đem phơi cho thấm sương tới lúc mềm thì được. Do thời tiết Hà Nội hanh nên việc giữ gìn bánh càng quan trọng hơn nếu không muốn bánh tráng bị giòn, vỡ vụn.
Ấn tượng nhất của món ăn là cả chục loại rau rất đa dạng như lá cóc, đọt sộp, lá lụa, diếp cá, tía tô, lá bứa, húng quế... Ở Hà Nội, các nhà hàng dù cố gắng thì lượng rau lạ cũng bị giới hạn hơn. Ngoài ra, bạn còn có cả củ kiệu, cà rốt ngâm, dưa chuột và bún ăn kèm.
Thịt để cuốn bánh là thịt chân giò vừa có bì, có mỡ, phần nạc ăn ngon, không bị bở. Nước tương chấm thịt cuốn cũng rất ngon vừa miệng, tạo nên sự khác biệt với các món cuốn khác.
Bạn có thể ghé nhà hàng Phương Nam (Số 2 Ngõ 69 Chùa Láng, gần Học viện Ngoại giao), quán Hồng Yên (285 Âu Cơ), bánh tráng Trảng Bàng (70 Phó Đức Chính).
Món ăn này bạn cũng có thể tự làm ở nhà nhưng kiếm được nhiều loại rau rừng phong phú như vậy thì hơi khó.
Thịt chân giò để cuốn.
Rau kèm có nhiều loại phong phú.
Củ kiệu, cà rốt ngâm, khế, dưa chuột, chuối xanh ăn kèm.
Tương chấm vừa miệng.
Địa chỉ độc giả gợi ý:
Ở Hà Nội:
- 258 Âu Cơ.
- Nhà Hàng Phương Nam nằm trong ngõ trên phố Chùa Láng giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Ngoại
Ở TP HCM:
- Quán Tân Hoàng Ty, 70-72 Võ Văn Tần, quận 3 hoặc ở đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.
- Quán Hoàng Ty (Cao Thắng).
Theo Ngôi sao
Về Đà Lạt ăn bánh tráng cuốn thịt heo Món ăn đơn giản với chiếc bánh tráng mỏng, dăm loại rau, lát thịt luộc, chén nước chấm... nhưng đã níu chân biết bao du khách khi đến với xứ sở nghìn hoa này. Bánh tráng cuốn thịt heo không phải là một đặc sản của riêng Đà Lạt, đây là món ăn phổ biến trên khắp dải đất hình chữ S. Tuy...