Độc đáo giải bóng đá nữ dân tộc Sán Chỉ
Tham gia giải đấu độc đáo này có 6 đội nữ đến từ các CLB Bóng đá nữ các thôn: Nà Ếch, Khe Mó, Mó Túc, Pò Đán, Lục Ngù, Thánh Thìn, là các thôn của xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Trong những năm gần đây, các đội bóng đá nữ xã Húc Động ngày càng chiếm ưu thế so với đội nam. Những cô gái mặc váy đá bóng thực sự có sức hút riêng với nhiều người xem.
Đỡ bóng rất điệu nghệ
Các đội sẽ thi đấu 9 trận (mỗi ngày 3 trận) để chọn ra đội vô địch. Đây là hoạt động đầu tiên khởi đầu cho Tuần Văn hóa – Du lịch Bình Liêu 2020.
Kỹ thuật mềm mại
Tranh chấp rất quyết liệt
Những trận bóng giúp họ rèn luyện sức khỏe và tăng sự đoàn kết. Sau giờ thi đấu, họ lại là các cô thôn nữ vùng cao, cuộc sống gắn liền với những thửa ruộng bậc thang và những cánh rừng bạt ngàn của xã Húc Động.
Video đang HOT
Một cú sút rất mạnh mẽ
Lên bóng
Tranh chấp trên không
“Vài năm trở lại đây, huyện Bình Liêu nỗ lực triển khai các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch địa phương. Một trong các hoạt động đó là Giải bóng đá nữ dân tộc Sán Chỉ. Cá nhân tôi đánh giá rất cao sự sáng tạo này, nó thành công về mọi mặt.
Được chụp ảnh tại giải đấu giữa các thôn trong xã Húc Động mới cảm nhận được hết cái hay và vẻ đẹp của những người phụ nữ Sán Chỉ. 3 ngày ở Húc Động đã cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị ở giải bóng đá không bao giờ có thẻ vàng, thẻ đỏ… Giải đấu ngập tiếng cười”, Nhiếp ảnh gia Bùi Kỷ chia sẻ.
Phối hợp ăn ý
Chồng trông con cho vợ chơi bóng
Bình Liêu phát huy thế mạnh thiên nhiên và bản sắc văn hóa
Bình Liêu có nhiều rừng, sông, suối, có đường biên cột mốc.. đặc biệt là có những con người thân thiện, yêu thiên nhiên và biết giữ gìn những bản sắc dân tộc.
Bình Liêu đã đề cao vai trò của con người và thiên nhiên để trở thành thế mạnh, từ đó phát triển tốt du lịch.
Từ tháng 10/2020, huyện Bình Liêu đã ra kế hoạch số 3338/KHUBND tổ chức Tuần văn hóa, du lịch Bình Liêu năm 2020 thời gian thực hiện đến hết năm 2020. Qua đó, nhiều giá trị về cảnh vật thiên nhiên con người được phát huy một cách tốt nhất.
Đầu tiên phải kể đến "Hội Mùa vàng Bình Liêu 2020" để nhằm giới thiệu với du khách vẻ đẹp hùng vĩ của ruộng bậc thang Bình Liêu và những giá trị đặc sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số trên toàn huyện. Chương trình sẽ được tổ chức ở các bản Ngàn Pạt, Khe O, Cao Thắng, xã Lục Hồn và một số khu vực có ruộng bậc thang đẹp như bản Sông Moóc, xã Đồng Văn, bản Lục Ngù, Pò Đán, xã Húc Động. Đồng thời, tổ chức các hoạt động tổ chức cho khách tham quan, trải nghiệm gặt hái trên ruộng bậc thang, thực hiện nghi lễ "Mừng cơm mới mùa vàng".
Tổ chức cho du khách trải nghiệm ăn cơm mới, tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ, tổ chức các trò chơi đánh quay, ném còn, kéo co, giao lưu hát soóng cọ. Du khách còn được trải nghiệm leo núi Cao Xiêm, xem các cầu thủ bóng đá nữ dân tộc Sán Chỉ, hay trải nghiệm giao lưu bay dù lượn trên mùa vàng...
Lễ mừng cơm mới của Bình Liêu sẽ được tổ chức thường xuyên từ tháng 11 năm nay.
Có nhiều hoạt động mà trước đây của bà con đôi khi cả năm chỉ tổ chức có 1 lần hoặc một vài lần thì nay đã hoạt động thường xuyên hơn. Như đá bóng nữ người dân tộc thiểu số Sán Chỉ, với các dân tộc khác trước đây chỉ có vào ngày lễ hội đình Lục Nà (xã Lục Hồn) hay lễ hội Sán Chỉ (xã Húc Động), thì từ tháng 11 năm nay được tổ chức đều đặn vào chiều thứ bảy và chủ nhật hàng tuần tại xã Húc Động mà đơn vị thực hiện là UBND xã Húc Động.
Xã Húc Động nằm giáp với xã Đại Dực (Tiên Yên), tuy khác huyện nhưng có đường giao thông nối liền với nhau. Tháng 9 vừa qua, xã Đại Dực đã thành lập Đội bóng đá nữ Sán Chỉ. Do vậy, các xã liền kề có rất nhiều điều kiện để giao lưu. Khác với đá bóng ở các đô thị, người ta thường đề cao đá bóng nam thì ở Bình Liêu, môn đá bóng nữ lại tạo hào hứng với du khách.
Chị em phụ nữ Sán Chỉ thi đấu tại Giải Bóng đá xã Húc Động 2020 ở sân Nhà Văn hóa xã Húc Động.
Các môn ném còn, múa sạp, bịt mắt bắt dê, đánh quay một thời chỉ xuất hiện các dịp lễ, tết thì nay lại được diễn ra thường xuyên vào cuối tuần tại sân Nhà văn hóa huyện do UBND thị trấn và Đoàn Thanh niên huyện Bình Liêu đứng ra tổ chức. Môn đánh quay (còn gọi là đánh gụ) Bình Liêu rất chú trọng đến các đội đánh quay nữ. Trò chơi một thời gần như độc quyền của đàn ông, nay lại được chị em phát huy một cách tinh tế khiến nhiều du khách thích thú.
Huyện Bình Liêu còn tổ chức kết nối với các đơn vị lữ hành đưa du khách đến trải nghiệm các sản phẩm du lịch địa phương, đi tham quan các tuyến điểm du lịch của huyện từ các chương trình Bình Liêu mùa hoa lau gắn với đường biên cột mốc biên giới, Bình Liêu mùa hoa dong riềng gắn với trải nghiệm làm miến dong. Du khách còn nhiều lựa chọn với các điểm tham quan các tuyến điểm du lịch: Đình Lục Nà, vườn hoa Cao Sơn, thác Khe Vằn, thác Sồn Moóc, thác Khe Tiền, chợ Trung tâm thị trấn Bình Liêu.
Từ nhiều năm nay, Bình Liêu đã phát huy giá trị cây sở vào phát triển du lịch.
Từ năm 2015, huyện Bình Liêu đã phát huy giá trị cây sở vào phát triển du lịch qua Lễ hội hoa sở. Bà con đã trồng thành truyền thống từ nhiều năm nay và diện tích cây sở toàn huyện nay là 468,27 ha, đem sản lượng hạt khô từ 120 tấn đến 150 tấn/năm. Hoa sở nở rộ từ tháng 11 đến qua tết dương lịch năm sau trên các con đường thôn. Lễ hội hoa sở cũng là dịp để xã Đồng Tâm và huyện Bình Liêu giới thiệu và quảng bá hình ảnh du lịch của mình. Từ nhiều ngày trước khi diễn ra lễ hội, du khách từ nhiều nơi trên địa bàn tỉnh và huyện Bình Liêu cùng đến xã Đồng Tâm, chiêm ngưỡng cảnh tươi đẹp tự nhiên của núi rừng biên cương.
Thông qua lễ hội, nhiều bản sắc văn hóa dân tộc của Bình Liêu cũng được thể hiện qua các điệu múa, những làn điệu soóng cọ mượt mà của người Sán Chỉ, hát then của người Tày, hát pả dung của người Dao, cùng với các trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc cũng được thể hiện với muôn sắc rực rỡ. Ai thích thể thao thì tham dự các trò chơi dân gian của bà con như: Ném còn, giã gạo, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co. Người khéo tay thì tham gia thi tách hạt sở... Đến ngày hội, bạn còn được người dân địa phương mời thưởng các món ăn độc đáo vào đúng dịp cơm mới như bánh cốc mò, xôi ngũ sắc được nấu từ gạo nếp nương và năm loại lá rừng để tạo thành ngũ sắc.
Vào tháng 11, đúng mùa hoa sở cũng là mùa cơm mới ở huyện Bình Liêu. Lễ mừng cơm mới của người Tày, cơm mới thường là gạo nếp nương, nấu với lá gừng, hạt gạo dù nấu chín vẫn mang màu xanh của lá gừng. Trước đây các nhà đều chọn ngày Tuất để nấu cơm mới, thì nay cơm mới được nấu thường xuyên hơn và là ẩm thực của Bình Liêu làm vừa lòng các thực khách.
Vậy là với cảnh sắc núi rừng, con người thật thà chất phác một thời vượt khó thì nay lại tạo ấn tượng với du khách khi đến với Bình Liêu.
Biến triển vọng thành sản phẩm du lịch ở vùng dân tộc thiểu số Có thể nói, tiềm năng phát triển du lịch văn hóa từ những vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh khá dồi dào. Tuy nhiên, đây cũng chủ yếu là những vùng mà điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ đầu tư lớn để đánh thức những tiềm năng... Những nét chấm phá...