Độc đáo đồ trang trí làm từ vỏ bắp
Vỏ trái bắp tưởng chừng là phế phẩm hoặc làm thức ăn cho gia súc… thế nhưng, qua bàn tay khéo léo của chị Nguyễn Thị Quế ở thôn Tân Hiệp 2, xã Bù Nho, huyện Phú Riềng thì vỏ trái bắp được tận dụng làm những sản phẩm trang trí độc đáo, đẹp mắt.
Theo chị Quế, để làm nên những sản phẩm trang trí đẹp mắt từ vỏ bắp thì yêu cầu trước tiên là vỏ bắp phải đảm bảo khô để tránh sản phẩm bị ẩm mốc. Vỏ bắp sau khi rửa sạch, phơi khô sẽ được ép thẳng, cắt tạo hình cánh hoa theo ý muốn. Ngoài ra, chị Quế còn tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như hoa dại, cây chỉ thiên, mắt nai, lá chuối khô, gương sen khô… để làm phụ kiện trang trí. Để nhuộm vỏ bắp, chị Quế sử dụng các màu từ thiên nhiên như màu vàng của củ nghệ, màu đỏ của củ dền, màu xanh của lá dứa… Do đó, vỏ bắp sau khi nhuộm có màu thật và đảm bảo an toàn.
Chị Quế cho biết: Những chai thủy tinh đã qua sử dụng nếu không được xử lý thì sẽ trở thành rác thải rắn khó bị hủy nên tôi đã tận dụng để tạo nên sản phẩm trang trí. Qua việc sơn, vẽ để “khoác” lên chai thủy tinh những chiếc áo mới, tôi còn kết hợp làm những bông hoa từ vỏ bắp gắn lên thân chai để thổi hồn cho sản phẩm những giá trị mới lạ, bắt mắt. Với tôi, mỗi tác phẩm làm ra mang một ý nghĩa khác nhau và tôi muốn lan tỏa đến mọi người thông điệp: “Hãy tận dụng phế phẩm, vật liệu tái chế để làm nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo”.
Hơn 6 tháng bắt tay vào làm những sản phẩm từ vỏ bắp, chị Quế chia sẻ, sản phẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ, đặc biệt với những loại hoa nhỏ, chi tiết thì càng khó. Do đó, một sản phẩm có thể mất từ 3-4 ngày để lên ý tưởng và hoàn thiện. Từ vỏ bắp, chị Quế có thể làm ra nhiều loại hoa để trang trí cho các sản phẩm nghệ thuật. Mỗi sản phẩm hoàn thiện có giá bán dao động từ 150-800 ngàn đồng.
Từ vỏ bắp tạo thành những bông hoa xinh đẹp gắn lên chai thủy tinh đã được vẽ hay những thế gỗ đẹp tạo thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo
Những bông hoa làm từ vỏ bắp gắn lên chai thủy tinh tạo thành những bình hoa xinh xắn
Những đài sen già trên cây mới thu hái có màu tự nhiên đẹp
Với phương châm “Hãy làm với tất cả đam mê hoặc đừng làm gì”, chị Quế đã làm ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp và ý nghĩa đưa đi trưng bày và tham gia các hội thi cấp huyện. Trong đó, sản phẩm làm từ vỏ bắp của chị đã đoạt giải 3 Hội thi ứng dụng công nghệ thông tin vào phong trào Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phú Riềng với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp từ sản phẩm tái chế”. Ngoài ra, sản phẩm còn đạt giải phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp tại gian hàng trưng bày chúc mừng thành công Đại hội đại biểu MTTQVN huyện Phú Riềng, nhiệm kỳ 2024-2029.
Video đang HOT
“Sản phẩm tái chế từ vỏ bắp” của chị Quế là mô hình mới, được Hội LHPN xã định hướng làm mô hình khởi nghiệp. Năm nay, Hội LHPN xã tổ chức hội thi tái chế để làm sản phẩm kinh doanh thì chị Quế có ý tưởng dùng vỏ bắp nhuộm màu để làm các sản phẩm trưng bày. Nhận thấy sản phẩm này rất đặc sắc, độc đáo và lạ nên Hội LHPN xã đã định hướng chị Quế làm để bán ra thị trường.
Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Bù Nho NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
Hiện chị Quế đang triển khai làm các sản phẩm từ tranh đá mosaic và hướng dẫn những người đam mê cùng tạo nên các bức tranh đá đẹp. Ngoài ra, chị còn thấy được tiềm năng từ các loại hoa, quả khô, gỗ có thế đẹp… kết hợp lại để tạo thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Có thể thấy, các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế là một trong những mô hình khởi nghiệp có thể triển khai, nhân rộng, vừa hạn chế rác thải ra môi trường, vừa góp phần lan tỏa lối sống xanh, nhân lên ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Chàng trai trồng cây xanh trong bình kính, kiếm hơn 100 triệu đồng/tháng
Sau vài năm tìm hiểu và mày mò, Lê Quốc Nghĩa (28 tuổi), ngụ tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM, đã quyết định nghỉ hẳn làm văn phòng, chuyển sang công việc trồng cây xanh trong bình kính (hay còn gọi là Terrarium).
Càng làm càng thích
Đầu năm 2018, Nghĩa bắt đầu chơi thử Terrarium sau một lần tìm hiểu và học hỏi từ một bạn người Nhật ở trên mạng.
"Trước đây, mình cũng đã tìm hiểu qua các dòng thủy sinh, cá nước mặn, kiểng lá trong nhà và nhận ra mỗi bộ môn đều đòi hỏi người chơi phải dành nhiều thời gian chăm sóc. Khi bắt đầu tìm hiểu về Terrarium thì mình chỉ biết đây là một loại hình trồng các loại thực vật nhỏ (rêu, dương xỉ, bonsai mini - PV) trong một cái bình thủy tinh hoặc một vật dụng bị bịt kín miệng", Nghĩa chia sẻ.
Độc đáo sản phẩm Terrarium
Sáng tạo không ngừng với Terrarium
Sau đó, Nghĩa bắt đầu tìm hiểu trên nhiều trang mạng về cách làm sao để tạo nên một bình Terrarium.
"Thời điểm đầu, mình tính dựng vài bình để trang trí trong nhà nhưng càng làm thì càng thích. Có ngày mình ngồi nhiều tiếng đồng hồ để trồng cây trong bình thủy tinh. Những lúc đó, mình cảm thấy hạnh phúc và đầy sự sáng sáng tạo khi phải tập trung 100%, không suy nghĩ những chuyện gì khác", Nghĩa nói.
Một điểm cực khó khăn khi Nghĩa mới bắt đầu chơi Terrarium đó là nguồn nguyên vật liệu để làm.
"Mình phải vào các câu lạc bộ bonsai để xin, mua rêu nhung, dương xỉ về chơi. Sau này thì khi Terrarium phát triển hơn, cũng có nhiều người sưu tập những cây và rêu rừng lạ mắt. Mình bắt đầu mua lại của những anh chị đó và làm thành những tác phẩm đẹp", Nghĩa cho hay.
Nghĩa trải qua nhiều bước mới hoàn thiện sản phẩm
Sau khi làm những sản phẩm Terrarium, Nghĩa cũng đăng lên mạng bán, kiếm thêm tiền để tiếp tục duy trì đam mê.
"Có khách khen đẹp, người bảo sản phẩm của mình lạ mắt và khá nhiều tin nhắn hỏi mua sản phẩm", Nghĩa bộc bạch.
Năm 2022, Nghĩa bất ngờ đạt giải nhất về cuộc thi làm Terrarium. Nhờ sự kiện này, Nghĩa có động lực để lan tỏa đam mê Terrarium đến nhiều người hơn.
"Không chỉ mở các lớp dạy làm Terrarium mình còn xây dựng thương hiệu, mở cửa hàng lớn để kinh doanh chuyên thiết kế các sản phẩm cây trong lòng kính. Các khách hàng đến với mình đều là những người cần sản phẩm mang tính cá nhân cao, độc lạ và lại có ít thời gian chăm sóc", Nghĩa nói.
Lớp nền rất quan trọng
Theo Nghĩa, để xây dựng hình ảnh trong bình Terrarium người làm cần có ý tưởng, suy nghĩ mô phỏng lại một số cảnh rừng, thiên nhiên thực tế. Rồi tìm những nguyên vật liệu có tỉ lệ phù hợp với chiếc bình và đưa vào.
"Ví dụ như cây dừa ngoài thực tế thì khi đưa vào bình mình sẽ chọn những cây cau mini. Hoặc những cây đại thụ ngoài thực tế khi chọn vào bình sẽ là bonsai mini", Nghĩa nói.
Không gian trang trí Terrarium
Theo Nghĩa, với những chiếc bình càng nhỏ, thì đòi hỏi độ tỉ mỉ của người chơi cũng phải rất cao. Để tạo nên một thảm thực vật trong bình khỏe mạnh, người làm phải xây dựng được lớp nền đạt tiêu chí chống ngập úng và quan sát được lượng nước tồn đọng trong bình.
Hệ sinh thái trong Terrarium
"Lớp đầu tiên mình dùng sỏi nhỏ mini không quá nhuyễn. Lớp tiếp theo mình hay dùng vải giữ ẩm, cát, hoặc dớn trồng lan có tác dụng giữ ẩm, không cho đất bị sụt lún cũng như cấp ẩm đều cho nền. Rồi đến lớp than hoạt tính chống nấm mốc. Cuối cùng là lớp đất dinh dưỡng", Nghĩa cho hay.
"Để tiết kiệm không gian hơn mình sẽ sử dụng một loại đất chuyên dụng có tên là Terra Soil để sử dụng thay cho toàn bộ các lớp. Vì không phải bình nào cũng có đủ không gian để làm đầy đủ 3 lớp", Nghĩa thông tin thêm.
"Việc khó nhất khi làm nền đó là san phẳng đất và ấn chặt. Từ đó, đất không bị sụt lún. Một lớp đất đẹp và đúng công dụng sẽ giúp cho khách có một trải nghiệm chơi Terrarium thú vị hơn và lâu dài hơn", Nghĩa cho hay.
Đến thời điểm hiện tại, Nghĩa làm đa dạng các loại sản phẩm Terrarium, giá dao động từ 200.000 - 3 triệu đồng, tùy theo kích thước của bình.
Khách tham quan không gian trưng bày Terrarium của Nghĩa
"Để thu hút khách, bên mình sử dụng sản phẩm vật liệu rất đa dạng với hơn 20 loại rêu tự nhiên, 100 loại cây.... Cuối tuần bên mình cũng có những buổi hướng dẫn người chơi tự dựng Terrarium. Ngoài bán trên sàn thương mại điện tử, cửa hàng mình còn đón khách đến tham quan và mua trực tiếp. Trung bình mỗi tháng mình kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ kinh doanh Terrarium", Nghĩa cho hay.
Độc đáo những món quà tự làm Thời gian gần đây thì trào lưu tự tay làm ra những món đồ thủ công xinh xắn như là nến thơm hoặc trang trí những chiếc ốp điện thoại đang được các bạn trẻ rất ưa chuộng. Một không gian đầy màu sắc, nơi diễn ra những lớp học làm đồ thủ công sáng tạo tại Hà Nội. Đây có thể coi...