Độc đáo đặc sản bún sứa Nha Trang, ăn là mê
Bún sứa đặc biệt thích hợp khi ăn vào những ngày thời tiết bắt đầu nóng lên, khí trời oi bức thì sứa là món ăn ngon, bổ, tính mát, giải nhiệt rất tốt.
Nha Trang vốn nổi tiếng với bờ biển xanh ngát xinh đẹp và những bãi tắm đẹp mê hồn. Không chỉ vậy, nơi đây còn có những món đặc sản mà du khách khó lòng chối từ. Trong số đó nhất định phải kể tới món bún sứa.
Bún sứa Nha Trang là một món ăn vô cùng đặc biệt bởi thành phần chính là những con sứa được đánh bắt ngay tại vùng biển của thành phố. Ăn kèm với bún sứa Nha Trang là chả cá, cá dầm cùng nước lèo trong vắt, vị dịu ngọt tự nhiên vô cùng hấp dẫn và khác lạ.
Tô bún sứa trông thật hấp dẫn với những màu sắc thu hút và các loại rau, gia vị ăn kèm
Khi ăn món bún này thường sẽ có thêm một đĩa rau sống thái nhỏ, vắt một lát chanh, và nếu bạn là người ăn được cay thì có thể thêm một chút tương ớt hoặc ớt hiểm cay thật cay. Hương vị đặc biệt của món bún sứa này sẽ khiến nhiều du khách nếm thử một lần là nhớ mãi.
Bún sứa đặc biệt thích hợp khi ăn vào những ngày thời tiết bắt đầu nóng lên, khí trời oi bức thì sứa là món ăn ngon, bổ, tính mát, giải nhiệt rất tốt. Trong một bát bún sứa thì chắc chắn sứa là nguyên liệu chính, loại hải sản này có quanh năm, lúc nào bạn đến Nha Trang cũng có thể thưởng thức được nhưng ngon nhất vẫn là thời điểm cuối mùa xuân và đầu mùa hạ. Loại sứa ăn được phải có màu trắng đục, kích thước thon thon như ngón tay, khi nhai có vị thanh mát, giòn sật sật.
Video đang HOT
Sứa để làm bún sứa trông giống nhưng miếng cơm dừa
Không phải loại sứa nào cũng dùng làm bún sứa được. Người ta phải ra tận đảo xa, vớt sứa, lựa những con nhỏ bằng đầu ngón tay hoặc lớn hơn một chút là ngón tay cái. Sứa có màu trắng đục như màu của sữa, thành dày, trông phần cơm của trái dừa nước.
Bên cạnh đó, nước dùng của món bún cũng là một điểm khác lạ. Nó được nấu bằng cá liệt, loại cá này lớn chỉ bằng cỡ ba ngón tay ghép lại, cái đuôi nhìn trông giống chiếc nơ nhỏ. Loại cá này không có xương vụn, thịt chất rất ngọt nên được dùng làm nguyên liệu chính trong nước dùng của món bún sứa Nha Trang
Nước dùng của món bún sứa được nấu từ cá nên có vị ngọt thanh nhưng không kém phần đậm đà
Chả cá được làm từ các loại cá quen thuộc trong ẩm thực Việt. Từ cá thu, cá nhồng cho đến cá đối. Bỏ đi phần xương, lấy thịt quết đến khi nó thật nhuyễn và dai, người làm bếp đeo bao tay bằng ni lông, vo cá lại thành viên rồi hấp chín.
Nước dùng của món bún sứa lúc nào cũng phải sôi sùng sục, vị ngọt thanh. Sợi bún quyện trong nước dùng hấp dẫn, miếng chả cá thơm ngậy, lát sứa trong veo giòn giòn, khi nhai nghe âm thanh sần sật rất vui miệng.
Hương vị của bún sứa Nha Trang khiến nhiều người yêu thích ngay từ lần đầu thưởng thức
Chờ sóng lặng ngóng sứa về
Món sứa trộn thoạt nhìn rất đẹp mắt, có màu trắng trong của sứa, xanh của rau, đỏ của tôm và ớt, vàng nhạt của đậu phộng.
Mùa này, nắng bắt đầu rải khắp các bãi biển miền Trung, xua đi cái se lạnh của ngày đông cũ. Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong năm. Những ngày này, người dân xứ Quảng quê tôi lại rộn ràng dong thuyền ra khơi, lựa con sóng êm để thả lưới đánh bắt sứa biển.
Tờ mờ sáng, ngư dân đã chong đèn ra khơi. Có người thức dậy từ hai, ba giờ khuya, tranh thủ đi sớm để khi mặt trời lên thì không bị xoáy thuyền vào vùng sóng lớn. Khi đó, những đốm sứa phát sáng, uốn lượn giữa khung cảnh bao la tối sẫm đẹp tới mê mẩn.
Bún sứa chả cá
Ven sông Trường Giang, người chèo thuyền nan vớt sứa nhiều vô kể. Tụi trẻ con cũng theo chân ba má đi gom bắt sứa. Sứa được coi là "lộc biển" của vùng này, giúp cải thiện thu nhập của nhiều gia đình. Sau tết, trăm thứ lo toan, được mùa sứa bội thu, ai cũng khấp khởi mừng.
Chợ hải sản bãi ngang tấp nập từ sớm. Sứa mới đem lên từ biển có mùi tanh đặc trưng và vẫn còn nhiều cát biển. Ba tôi chọn những con sứa thân dày, màu tươi trong, có phấn, cứng cáp. Ông gọt hết lớp vỏ ngoài nham nhám rồi cắt bỏ phần chân cứng và các đầu tua quanh thân sứa. Ba ra vườn hái một nắm lá ổi, nấu nước muối loãng âm ấm, cho sứa vào chần sơ, chà xát lá ổi lên thân sứa. Sau khi ngâm rửa, ba cắt chân và thân sứa thành những miếng vừa ăn.
Với bất kỳ đứa con miền Trung nào như tôi, những món ăn từ sứa luôn là một phần quen thuộc từ thuở bé. Có khi là sứa ngâm nước lá ổi cho vàng óng rồi kẹp rau thơm chấm mắm cái hoặc mắm ruốc. Đặc biệt không thể thiếu món sứa trộn với lá ổi non cùng bắp chuối thái mỏng và đậu phộng rang.
Sau này, khi đi chợ, tôi luôn mua đầy đủ thịt heo ba chỉ, tôm đồng và các loại rau thơm như ba dặn rồi phụ ba thái mỏng chuối xanh, ngâm nước muối loãng pha chanh cho bớt chát và giúp chuối không bị thâm đen. Thịt heo luộc chín thái miếng vuông mỏng nhỏ, tôm xào sơ với hành phi. Ba trộn sứa cùng thịt, tôm và rau húng quế, ngò rí, chuối chát... rồi rưới nước mắm tỏi ớt chua ngọt lên. Thỉnh thoảng, để chiều lòng đứa con gái thèm chua, món sứa trộn của ba sẽ có thêm ít xoài xanh thái sợi.
Bày sứa trộn ra dĩa, ba rắc lên trên nhúm đậu phộng rang chín giã nhỏ. Chị em chúng tôi xúm lại, bẻ bánh tráng nướng xúc từng miếng sứa trộn. Sứa trộn phải ăn nhanh, cảm nhận được vị sứa mặn mòi, giòn sựt, hòa lẫn thịt heo beo béo, tôm đồng ngọt lự, đậu phộng thơm béo. Thêm vào đó là vị chan chát của chuối xanh và lá ổi, chua chua của xoài, tươi thơm của húng quế, cay nồng đậm đà của nước mắm tỏi ớt.
Không giống những gia đình khác, ở nhà tôi, vai trò của ba má được hoán đổi. Sau khi xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe, ba ở nhà trồng cây, nuôi gà. Má tôi đi bán trái cây ở thành phố, cả tháng mới về nhà một lần. Vì lẽ đó, ba đã thay má chăm sóc mấy chị em tôi từ miếng ăn tới giấc ngủ, nhưng ba chưa bao giờ buồn phiền hay xấu hổ vì điều đó.
Gian bếp nhà tôi thiếu vắng bóng dáng má, lại đậm hình ảnh ba. Mỗi mùa ba lại bày ra làm mỗi thức, toàn những món ăn dân dã đẫm chất quê. Ngày hè nóng, ba làm sứa trộn giải nhiệt, nấu bún sứa. Sau khi sơ chế, ba ngâm sứa trong nước lá ổi để vị chát của lá giúp sứa giòn dai hơn. Rồi ba phi thơm nén trong dầu phộng, xào cà làm nước xốt. Cá thu hoặc cá ngừ cắt lát vừa ăn, ba ướp cùng gia vị cho thật thấm, đợi nước dùng sôi thì cho cá, ít hành tây, bắp su cắt nhỏ vào.
Sứa được thêm ở bước cuối cùng, khi mọi thứ đã chín. Ba tắt bếp thật nhanh ngay sau đó. Món bún sứa có nước chua nhẹ ngọt thanh, cá thu thơm béo, sứa giòn sật là món ăn khoái khẩu của chị em tôi vào những ngày nắng chán cơm.
Mỗi lần nhìn ba lụi cụi trong gian bếp, củi lửa khói cay làm nhòe mắt chúng tôi. Một tay ba chăm sóc chị em chúng tôi lớn lên khỏe mạnh. Càng tập tành nấu nướng tôi càng nhận ra, tất cả những món ăn được nấu với tình cảm chân thành đều ngon. Đôi khi chúng ngon vì hương vị, có lúc ngon vì cảm xúc.
Ba đã từng vì chúng tôi mà rời những trang sách để xuống bếp nấu những món ăn quê kiểng. Tôi lớn lên, được đi muôn nơi, những món ngon bốn phương cũng bày ra đủ đầy. Tôi đã nghĩ ba vẫn luôn ở đó chờ tôi như một điều hiển nhiên. Nhưng rồi ba ra đi vào một ngày mùa xuân nắng còn chưa kịp ấm. Ngót nghét sáu năm trời, tôi loay hoay với những nghĩ suy day dứt. Cứ tới mùa sứa trộn, tôi lại ước chi có ba để được ăn ngon một bữa ra trò.
Người ta đã ngâm sứa thật lâu để giảm hết vị mặn tự nhiên của biển. Dù có ăn thử bao nhiêu nơi, tôi vẫn không thấy sứa ở đâu ngon bằng món sứa trộn ba từng làm. Nếu không phải là nhà, thì nơi nào cũng thiếu đi cảm giác ấm áp vui vầy ngày xưa.
Tháng Tư gió nồm mang hơi biển nồng nàn thổi vào bờ bãi, tôi lại chờ sóng lặng ngóng sứa về để chiều nay làm dĩa sứa trộn đặt lên bàn thờ của ba, thắp nén nhang mong gửi món cũ tới phía mây trời xa xôi.
Những món ngon ở Nha Trang Nha Trang đã níu chân du khách không chỉ bởi những cảnh đẹp trời cho, mà còn bởi những món ăn đậm chất biển, đậm chất hương vị của vùng đất Nha Trang này Bún chả cá Nếu ở Huế, mọi người đều nhắc đến món bánh bèo hay bún Huế như một món ăn đặc trưng. Ở Hà Nội thì người ta...