Độc đáo cửa hàng bán đồ thất lạc ở thủ đô Brussels
Một cửa hàng đặc biệt vừa mới mở cửa ở thủ đô Brussels khi chuyên bán đồ thất lạc. Đó là những gói hàng bị thất lạc, gói hàng không có người nhận hoặc địa chỉ không đọc được, không chính xác, không thể giao cho khách hàng.
Khách chọn hàng tại cửa hàng Flamingo Box ở thủ đô Brussels. Ảnh : DR
Những hàng hóa này trước đây phải tiêu hủy vì quá đắt để trả lại cho người gửi thì nay được các công ty giao hàng bán theo cân, nhờ đó tránh được chi phí lưu kho và tiêu hủy. Khách hàng đánh giá cao điều đó vì họ mong muốn có được một món hời. Tuy nhiên, đôi khi giấc mơ không trở thành hiện thực. Nhiều người mua phải những gói đồ mà họ không biết phải làm gì ngoài ngoài việc tặng hoặc bán lại.
Cửa hàng đặc biệt ở thủ đô Brussels, Flamingo Box thu hút khá đông khách hàng. Phong cách trang trí của cửa hàng rất tối giản: không có giá hoặc kệ để hàng, chỉ có những hộp các tông lớn đặt trên sàn và những túi giấy chứa đầy các gói hàng không có bất kỳ ký hiệu. Mọi thứ đều được phân loại theo trọng lượng, có túi 1, 2, 3 hoặc 4 kg.
Khách hàng cầm các gói hàng, cân, lắc và tự hỏi chúng có thể chứa những gì. “Thật buồn cười” một cô gái trẻ với đôi mắt lấp lánh nói. “Tôi không biết bên trong có gì, nó sẽ là một điều bất ngờ, có thể không có gì thú vị nhưng tôi hy vọng đó sẽ là đồ điện tử, nước hoa hoặc thậm chí là đồ trang sức, hoặc thậm chí là đồ hiệu”.
Nguyên mẫu bán bưu kiện “mù mờ” này đến từ Pháp. William Mourrière, người phụ trách cửa hàng cho biết : “Trước đây, tất cả những hàng hóa này được mang đi tiêu hủy. Đây là những gói hàng không thể giao được vì thiếu địa chỉ, chưa có người nhận hoặc đơn giản là chúng đã bị thất lạc”.
Video đang HOT
Tại sao chúng không được trả lại cho người gửi? Bởi vì nó sẽ quá đắt. 80% số sản phẩm này đến chủ yếu từ Trung Quốc và việc gửi lại sẽ không mang lại lợi nhuận. Các nhà cung cấp và công ty giao hàng từ lâu đã ưa thích tiêu hủy các gói hàng bị thất lạc thay vì gửi chúng qua đại dương. Điều này tương đương với hơn 100 tấn sản phẩm bị tiêu hủy mỗi tháng ở Pháp.
“Nhưng một đạo luật của Pháp đã được thông qua để cấm việc tiêu hủy này và các nhà hậu cần phải tìm ra một giải pháp khác phù hợp: Họ bán lại các gói hàng bị thất lạc với số lượng lớn cho những người trung gian như chúng tôi. Thay vì phải trả tiền lưu kho, chi phí vận chuyển và đốt rác, khiến họ tốn từ 5.000 đến 7.000 euro cho mỗi xe tải, giờ đây họ lại kiếm được tiền”, ông William Mourrière giải thích.
Nhiều khách hàng cố gắng lựa chọn các gói hàng với hy vọng kiếm được món hời. Stany cũng vậy. Sau khi chọn lựa, anh quyết định lấy một hộp nặng khoảng 1 kg với giá 15 euro. Vừa bước ra khỏi quầy thanh toán, Stany vội vã xé bao bì: Đó là một bảng lắp đặt radio phía trước ô tô và một đôi giày cao gót.
“Tôi đã hy vọng một thứ khác nhưng không có gì cả. Tôi sẽ tặng đôi giày cho em gái nhưng tôi không biết mình sẽ làm gì với bẳng lắp radio, có lẽ nó dành cho một người thích vặn vẹo nút trên xe”, Stany cho biết.
Sự hồi hộp này là một trong những điểm hấp dẫn của những đợt bán hàng “mù mờ”, điều mà William Mourrière gọi là “hiệu ứng bất ngờ của Kinder”. Theo ông, nếu mặt hàng đó không phù hợp, điều đó không thành vấn đề. “Tất nhiên chúng tôi có thể tặng lại nhưng chúng tôi cũng có thể bán lại. Hầu hết đây là những hàng hóa mới, chúng đều có thể được đưa đến cửa hàng hay bán ở chợ đồ cũ hoặc trên mạng chuyên về đồ đã qua sử dụng. Khách hàng cũng hỗ trợ cho hoạt động của chúng tôi khi mua số lượng lớn các gói hàng từ chúng tôi và bán chúng qua các trang web như Vinted, Marketplace, eBay hoặc thậm chí ở chợ trời”.
Theo ông William Mourrière, người đang nhắm đến thị trường Bỉ sau khi bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Pháp, loại hình kinh doanh mới này có nhiều lợi thế: “Mọi người đều có lợi, từ các nhà cung cấp và nhà hậu cần quảng bá sản phẩm tới người mua. Thay vì phải trả tiền cho việc tiêu hủy chúng, chúng tôi giúp tránh ô nhiễm, chúng tôi tái chế hàng hóa, chúng tôi cung cấp thêm thu nhập cho những người bán buôn và chúng tôi mang đến giấc mơ cho những khách hàng mua hàng với giá rẻ và hy vọng tìm được một món hời”.
Tuy nhiên, hiếm khi có món hời. Người bán không cho phép khách hàng mở gói trước để kiểm tra giá trị của chúng, nhưng chúng ta có thể tưởng tượng rằng các thương hiệu lớn như Apple, Samsung, Sony hay Nikon yêu cầu trả lại hàng hóa chưa phân phối thay vì chấp nhận việc tiêu hủy hoặc bán lại.
Theo người bán, có một điều chắc chắn: không có gì trên bao bì gợi ý nội dung. Tất cả thông tin đều bị ẩn.
“Chúng tôi phải giấu cả tên và địa chỉ của người gửi và người nhận. Do đó, khách hàng hoàn toàn không biết gì về những gì anh ấy đang mua”, ông William Mourrière cho biết. Mặt khác, người bán như ông William Mourrière chắc chắn sẽ kiếm được lợi nhuận. Công ty Flamingo của ông có nhà kho rộng 1.600 m2 gần Paris, đã bán được 30 tấn bưu kiện trong tháng 1 và gần 45 tấn trong tháng 2.
Về phần mình, Sylvie không hề hối hận. Là thợ làm tóc đến từ thành phố Liège, cô mua các gói hàng qua một trang web trực tuyến: “Một người bạn nói với tôi rằng anh ấy đã mua các gói trị giá 200 euro và anh ấy đã bán lại số hàng đó với giá 1.000 euro. Điều đó khiến tôi muốn thử , không thực sự vì lợi nhuận mà chỉ để giải trí, vì vậy tôi đã mua 20 kg với giá 260 euro, đã bao gồm chi phí giao hàng. Chúng tôi sẽ mở toàn bộ vào tối mai với bọn trẻ. Chúng rất hào hứng với ý tưởng tìm thấy giày thể thao hoặc quần áo hàng hiệu nhưng tôi thừa nhận rằng tôi hơi căng thẳng. Tôi sẽ khó chịu nếu đó là đồ chơi tình dục hoặc những đồ vật đáng xấu hổ khác, nhưng cứ để xem sao…”.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những trò gian lận thực sự. Các quảng cáo đang lan truyền trên Internet, với những bức ảnh giả mạo, khẳng định bạn có thể mua toàn bộ kiện hàng gồm các gói Amazon, Temu hoặc AliExpress với giá 1,95 euro. Điều này hoàn toàn sai và mục đích là để trích xuất dữ liệu cá nhân và ngân hàng của những người mua tiềm năng. Giá thực tế của những gói hàng bị thất lạc là khoảng 12 hoặc 15 euro/kg. Nhưng trong trường hợp thất vọng, đừng hy vọng trả lại sản phẩm cho người gửi, thời hạn trả lại luôn bị vượt quá. Các gói hàng đã nằm trong kho vài tuần với hy vọng vô ích rằng người nhận thực sự của chúng sẽ xuất hiện.
Nông dân tiếp tục lái máy kéo phong tỏa một phần thủ đô Brussels (Bỉ)
Ngày 26/2, các nông dân ở nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã lái máy kéo, phong tỏa một phần thủ đô Brussels của Bỉ nhằm yêu cầu giới chức EU hành động trước một loạt vấn đề, từ giá siêu thị rẻ đến các thỏa thuận thương mại tự do.
Cuộc biểu tình diễn ra trong các bộ trưởng nông nghiệp EU nhóm họp để thảo luận cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đường phố Montoyer (Brussels, Bỉ) bị máy kéo chặn trong cuộc biểu tình của nông dân vào ngày 1/2. Ảnh: Getty
Khoảng 100 máy kéo đỗ xung quanh trụ sở các cơ quan của EU vào sáng 26/2, lằm tắc nghẽn tuyến đường dẫn từ trụ sở EU đến trung tâm Brussels. Cảnh sát đã chặn một khu vực rộng lớn xung quanh các tòa nhà EU - nơi các bộ trưởng nông nghiệp EU nhóm họp để thảo luận thêm các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của nông dân. Các hiệp hội nông dân Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ đã kêu gọi thành viên tham gia cuộc biểu tình ở Brussels ngày 26/2.
Trong những tuần qua, nông dân trên khắp châu Âu đã biểu tình nhằm yêu cầu các nhà hoạch định chính sách hành động trước một loạt áp lực mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt, từ giá cả tại các siêu thị rẻ tới chi phí nhập khẩu thấp gây ảnh hưởng tới các nhà sản xuất địa phương, cũng như các quy định môi trường. Hội nông dân European Coordination Via Campesina cho rằng EU làm chưa đủ để giải quyết các áp lực kinh tế.
Trước đó, hôm 1/2, khoảng 1.300 nông dân lái máy kéo cũng đã biểu tình ở thủ đô Brussels nhân hội nghị thượng đỉnh EU. Các hội nông dân yêu cầu EU hành động nhiều hơn để đảm bảo giá cả cho nông sản của họ, chấm dứt các thỏa thuận thương mại tự do, dẫn tới việc nhập khẩu rẻ hơn từ các nước có tiêu chuẩn môi trường ít nghiêm ngặt hơn.
Theo kế hoạch, trong cuộc họp ngày 26/2, các bộ trưởng nông nghiệp EU sẽ thảo luận một loạt đề xuất nhằm giảm áp lực đối với nông dân, trong đó có giảm kiểm tra các trang trại và miễn áp dụng một số tiêu chuẩn môi trường đối với các trang trại nhỏ.
Việt Nam - EU tiến tới hình mẫu hợp tác điển hình trong lĩnh vực chuyển đổi xanh Ngày 2/2, tại thủ đô Brussels (Bỉ) đã diễn ra Diễn đàn cấp Bộ trưởng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần thứ ba (IPMF-3). Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại diễn đàn cấp Bộ trưởng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần thứ 3 (IPMF-3). Ảnh: Hương Giang/PV TTXVN tại Bỉ Diễn đàn năm nay có sự tham...