Độc đáo chăn thổ cẩm của đồng bào Tày Tây Bắc
Trong đời sống của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hóa, phong tục tập quán từ lâu đời.
Mùa xuân về, dừng chân ở các bản làng xa xôi, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng sự độc đáo của những chiếc chăn thổ cẩm truyền thống.
Trên mỗi căn nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, tại không gian giường ngủ, không thể thiếu chiếc chăn thổ cẩm, vật dụng rất quen thuộc, do chính bàn tay của đồng bào làm nên để sử dụng. Từ xa xưa, người Tày vùng Tây Bắc quan niệm rằng, con gái lớn trước khi gả chồng phải thuần thục nghề dệt thổ cẩm, tự tay mình dệt nên những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu dùng để làm chăn, may áo, khăn và trang trí các vật dụng trong gia đình. Vì thế, nghề dệt thổ cẩm và làm chăn thổ cẩm được người Tày Tây Bắc duy trì, trao truyền từ bao đời nay.
“>
Đồng bào Tày vùng Tây Bắc dệt thổ cẩm để làm nên nguyên liệu may chăn thổ cẩm.
Nghệ nhân Ưu tú Ma Thanh Sợi (Bản Rịa, xã Nghĩa Đô, Bảo Yên, Lào Cai) chia sẻ: “Chăn thổ cẩm của đồng bào Tày không đơn thuần là vật dụng mà còn lưu giữ trong những họa tiết thổ cẩm là những triết lý nhân sinh và bản sắc văn hóa cổ truyền độc đáo”.
Để có một tấm chăn thổ cẩm đẹp, khâu đầu tiên rất quan trọng và không thể thiếu là dệt nên những tấm thổ cẩm. Đây là vật liệu chính để thiết kế những chiếc chăn thổ cẩm. Từ chiếc khung cửi truyền thống và những vật liệu như tơ sợi, chỉ ngũ sắc, đồng bào Tày đã cần mẫn, khéo léo, sáng tạo và tinh tế để dệt nên những tấm thổ cẩm đa sắc màu. Các gam màu như xanh, trắng, đen, chàm, lục, đỏ, vàng, tím được đồng bào nhuộm từ chất liệu cây lá trong tự nhiên được kết hợp hài hòa trên tấm thổ cẩm. Hoa văn, họa tiết của thổ cẩm Tây Bắc khá đa dạng, gần gũi, đó là hình cây lá, hoa trái, sông suối, các con vật trong đời sống.
“>
Những tấm thổ cẩm với màu sắc và họa tiết tinh xảo, vật liệu chủ đạo dùng làm chăn thổ cẩm.
Sau khi có thành phẩm là những tấm thổ cẩm dài, mềm mại, tinh xảo và sặc sỡ sắc màu, đồng bào Tày bắt đầu bước vào công đoạn may chăn thành tấm rộng. Tùy từng kích cỡ rộng, hẹp khi làm chăn, ngoài tấm thổ cẩm đã dệt, người làm chăn sử dụng thêm vải hoa, vải trắng và bông sợi hoặc bông lau khô để làm lõi chăn. Hai tấm thổ cẩm dài được đặt song song, khâu liền nhau, ở giữa trung tâm bề mặt trên của chiếc chăn. Sau đó, hai bên đặt hai mảnh vải hoa màu đỏ hoặc xanh tạo viền cho chăn, nền xung quanh chăn là nền vải trắng. Bề mặt dưới, phía đắp cũng được may bằng tấm vải trắng rộng bằng cả kích thước của tấm chăn.
Video đang HOT
“>
Những chiếc chăn thổ cẩm Tày rực rỡ sắc màu, mềm mại và độc đáo.
Sau khi vỏ chăn được may hoàn thành, người Tày dùng bông sợi hay vỏ bông lau đã phơi khô nhồi vào một vỏ lõi bằng vải trắng mỏng làm lõi chăn sau đó dàn đều ra toàn bề mặt của chăn. Chiếc chăn thổ cẩm được hoàn thiện với những sắc màu chủ đạo làm nổi bật như màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen trong những hình ô van của hai tấm thổ cẩm ở chính giữa. Hai bên là màu đỏ tươi của vải hoa làm tôn thêm vẻ đẹp của thổ cẩm, xung quanh là màu trắng sáng mềm mại. Những gam màu được kết hợp với nhau hài hòa, tinh xảo và độc đáo. Vải thổ cẩm là gam màu chủ đạo làm nổi bật vẻ đẹp của chiếc chăn.
“>
Chăn thổ cẩm là vật dụng truyền thống, là niềm tự hào của đồng bào Tày vùng Tây Bắc.
Người Tày vùng Tây Bắc làm chăn không kể mùa nào, ở nhiều kích cỡ khác nhau. Mỗi chiếc chăn thể hiện sự cần mẫn, khéo léo và óc sáng tạo của những người phụ nữ dân tộc Tày. Vì thế, khi chăn được hoàn thành nhìn vào đã thấy sáng đẹp, rực rỡ sắc màu, bề mặt chăn mềm mại, đắp vào mùa lạnh cảm thấy ấm áp và nhẹ nhõm. Ngoài chăn bông, người Tày còn kỳ công làm nên những tấm chăn thổ cẩm mỏng để đắp vào mùa hè và mùa thu. Loại chăn này có kích cỡ rộng, được dệt bằng nguyên liệu chỉ sợi nhiều màu và là cả mảnh thổ cẩm nguyên tấm.
Ông Lương Cao Thế – Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) cho biết: “Chăn thổ cẩm là sản phẩm truyền thống từ bao đời nay của đồng bào Tày được lưu giữ và truyền lại, là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Đây cũng là sản phẩm phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng của địa phương trong những năm gần đây”.
“>
Nhà sàn Tây Bắc, không gian lưu giữ chăn thổ cẩm truyền thống.
Chăn thổ cẩm của đồng bào Tày Tây Bắc là một vật dụng cổ truyền được làm nên để phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, nếu dư thừa sẽ bán ra thị trường và góp phần phát triển du lịch cộng đồng. Mỗi tấm chăn thổ cẩm là nơi gửi gắm những quan niệm nhân sinh sâu sắc của người Tày về sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, muông thú, hoa lá, sông suối. Đồng thời, đồng bào cũng thể hiện những ước mong về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chăn thổ cẩm còn gắn với phong tục, tập quán của người Tày từ bao đời nay, đặc biệt là phong tục cưới hỏi, sinh đẻ, tang ma trong mỗi gia đình. Trong phát triển du lịch cộng đồng, chăn thổ cẩm là sản phẩm được giới thiệu, trưng bày và là món quà lưu niệm độc đáo đối với du khách khi dừng chân tại các điểm du lịch.
Mùa xuân đang náo nức vẫy gọi ở các bản làng vùng cao Tây Bắc với bao điều đón đợi con người trong hành trình du xuân. Mỗi bản làng là một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp và hữu tình. Những tấm chăn thổ cẩm rực rỡ sắc màu sẽ góp phần làm cho bản sắc văn hóa và không gian mùa xuân Tây Bắc thêm độc đáo và ấm áp.
Độc đáo mô hình nhà miền Tây 'xuất khẩu' nước ngoài của chàng trai Gen Z
Mô hình nhà miền Tây với những đặc điểm sông nước, nhà ở, xuồng ghe... của chàng trai Võ Văn Khánh (23 tuổi, huyện Thạnh Phú, Bến Tre) tái hiện sống động như thật.
Khánh và những mô hình nhà miền Tây tự tay thiết kế.
Ngay từ nhỏ, chàng trai Võ Văn Khánh đã rất thích làm những mô hình xuồng, ghe bằng xốp hoặc bẹ dừa nước để chơi. Theo thời gian, niềm đam mê làm mô hình của Khánh ngày lớn. Năm 2021, dịch Covid-19 lan rộng xuống các tỉnh miền Tây, từ đó Khánh ở nhà thử làm mô hình nhà và may mắn được nhiều người yêu thích. Những người Việt sống ở Mỹ, Úc, Đài Loan, Malaysia.. tìm đặt mô hình của Khánh để trang trí nhà cửa, sống lại những ký ức của quê hương qua không gian thu nhỏ.
Một góc bối cảnh sông nước miền Tây trong mô hình của Khánh. Tác phẩm này được một người Việt sống ở Mỹ đặt hàng chàng trai Gen Z.
Tác phẩm miêu tả một cảnh sinh hoạt, lao động của những người miền Tây. Chàng trai mất một năm để hoàn thiện và nó có giá 30 triệu đồng.
"Là người miền Tây, những cảnh vật về con người, sông nước đối với em rất quen thuộc. Những tác phẩm mô hình này đều là những gì em đã quan sát từ cuộc sống." - Khánh chia sẻ.
Tùy vào từng chi tiết mà chàng trai sử dụng các vật liệu khác nhau. Trong đó, phần tường được làm từ nhựa hoặc gỗ, phần mái được làm bằng kim loại hoặc giấy. Với cảnh sông nước, con người, Khánh sẽ thực hiện bằng nhựa eboxy.
Ảnh thực tế và mô hình được Khánh tái hiện.
Không chỉ sáng tạo những mô hình nhà miền Tây, Khánh còn nhận tái hiện lại những cảnh ngôi nhà ký ức của mọi người. "Khách của em thường hay gửi ảnh những căn nhà của họ sau đó em sẽ tiến hành làm ra mô hình. Nếu không có ảnh, khách có thể vẽ phác thảo hoặc miêu tả để em tái hiện lại theo yêu cầu", Khánh nói.
Một mô hình nhà được Khánh thiết kế theo bản vẽ của khách hàng.
Những chi tiết lớn nhỏ như vật nuôi, quần áo, lục bình, lu khạp... có trong mô hình của Khánh để miêu tả tác phẩm trở nên sinh động hơn.
Theo Khánh, công việc làm mô hình đòi hỏi sự kiên nhẫn vì mất nhiều thời gian
Thờ i gian để có được một mô hình, Khánh có thể mất vài ngày đến vài tháng thậm chí là cả năm, tùy theo độ phức tạp của nó.
Tác phẩm của Khánh được khách hàng khắp các tỉnh, thành đón nhận, họ dùng để trưng bày trong không gian làm việc, làm tiểu cảnh, trang trí hồ cá.
Độc đáo tượng gỗ linh vật rồng ở làng mộc Đông Giao Nhiều cơ sở điêu khắc gỗ ở làng nghề mộc Đông Giao, xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) sản xuất, bày bán những tượng linh vật rồng được chạm khắc tinh xảo, độc đáo phục vụ khách hàng mua để trưng bày trong năm Giáp Thìn 2024. Tượng "song long vờn ngọc" của cơ sở sản xuất đồ gỗ Sắc Thùy...