Độc đáo cây nêu của người Brâu
Là một trong số dân tộc rất ít người, đồng bào Brâu sống tập trung ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum).
Không chỉ được biết đến với bề dày văn hóa lâu đời mà nổi bật là chiêng Tha linh thiêng, bà con nơi đây còn tự hào với nét đẹp riêng của cây nêu trong các lễ hội.
Có điều kiện tìm hiểu về văn hóa truyền thống của người Brâu, ông Hoàng Huy Quyền – cán bộ Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Truyền thông huyện Ngọc Hồi nhận ra rằng: Cùng được dựng lên ở làng vào dịp trọng đại, song trải qua thời gian, trong khi một số dân tộc ít người vùng Bắc Tây Nguyên vẫn có thể linh động “nới lỏng” với từng trường hợp cụ thể, thì người Brâu vẫn rất kiêng kỵ trong việc dựng cây nêu. Nếu tự ý dựng cây nêu vào những dịp không thực sự “xứng tầm”, dân làng e rằng bị thần linh “quở phạt”, khiến gặp phải rủi ro, xui xẻo.
Vì chỉ dựng trong bối cảnh lễ lớn, nên cây nêu của người Brâu có dáng hình uy nghi, cao lớn, thể hiện đúng “ tầm vóc” của mình. Từ các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như tre nứa, lồ ô, cây le, dây mây, cây gỗ, song đó chính là sự kết hợp một cách khéo léo, tài tình giữa đan lát thủ công với kỹ thuật và mỹ thuật dân gian, mang tính sáng tạo và thể hiện tính thẩm mỹ cao của người Brâu xưa.
Cây nêu của người Brâu. Ảnh: T.N
Cây nêu của người Brâu thường cao từ 10-13m gồm 3 tầng kết nối với nhau trên một trục chính là cây tre có chiều cao tương ứng. Trong đó, đường kính của mỗi tầng được đánh dấu bằng vòng nan (chẻ) hình tròn, đã chắc chắn lại được trang trí đẹp mắt bằng các cách điêu khắc, chạm trổ khác nhau, theo kích thước nhỏ dần từ dưới lên trên.
Theo nghệ nhân ưu tú Thao La (làng Đăk Mế), tầng trên cùng tượng trưng cho vũ trụ bao la, là nơi trú ngụ của Giàng. Tầng giữa tượng trưng cho không gian của trời đất. Tầng dưới cùng tượng trưng cho mặt đất, nơi con người sinh sống, vạn vật sinh sôi nảy nở.
Là vật thiêng được tạo ra từ sự đoàn kết, gắn bó và tâm sức của mọi người, dưới sự dẫn dắt của già làng, các bậc cao niên và người có kinh nghiệm về văn hóa dân gian ở khu dân cư, nên cây nêu chính là tâm huyết và niềm tự hào của cả cộng đồng.
Gốc nêu vững chãi. Ảnh: TN
Trước khi bắt tay vào công việc chính, toàn bộ nguyên, vật liệu đều được các gia đình, cá nhân chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng. Trục chính của cây nêu là cây tre lớn, thuộc loại “vừa tuổi” hoặc “già tuổi” một chút, song đường kính gốc phải lớn (ít nhất chừng 15 – 20cm), đảm bảo sự vững chãi, chắc chắn. Từ trục chính này, có 4 trục phụ được chôn chặt từ 4 cây gỗ nhỏ tỏa ra theo 4 hướng. Vẫn theo lời nghệ nhân ưu tú Thao La, 4 trục phụ tượng trưng cho 4 hướng (Đông – Tây – Nam – Bắc) không thể thiếu trong nội dung lời khấn, mời thần linh về chứng giám cho lòng thành của dân làng trong nghi lễ truyền thống (mừng nhà rông mới, mừng lúa mới, hay đâm trâu).
Cùng với trục chính, 4 trục phụ này thường được đẽo gọt theo hình ngọn giáo, sơn đen viền đỏ, tạo thế vững chãi và gắn kết chắc chắn nhờ 8 thanh gỗ hình lưỡi dao với những đường nét chạm trổ cầu kỳ, mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, quỷ dữ đến quấy phá.
Nhìn tổng thể, sự độc đáo của cây nêu của người Brâu trước hết là các vòng nan hình tròn tạo thành ba tầng chính đều được trang trí theo một kiểu với mặt trên là hình những hạt lúa được tạo thành từ đầu các đoạn le (tre) ngắn, chẻ bung. Mặt dưới là các tua rua bằng các loại lá rừng (khô), chỉ cần gió nhẹ đã bung bay.
Video đang HOT
Làm tầng nêu. Ảnh: TN
Để trang trí quanh thân cây nêu, cũng từ gốc nêu vững chãi, thường có 4 cây le (hay cây lồ ô nhỏ) dài, được cắm chắc, tạo thành hình những chiếc cần câu lớn, vươn lên không trung. Chẳng những được gắn nhiều chùm “bông lúa” được làm từ các đoạn le (tre) đập dập, những chiếc cần câu này còn là “chỗ đáp” an toàn của những chú chim được tạo ra từ gỗ, nan với nhiều hình thù, màu sắc khác nhau. Đáng kể, trong số này, những chú chim trắng, thể hiện ước muốn về cuộc sống bình an, no đủ. Những chú chim mang dáng dấp lạ (kiểu như nửa rồng, nửa phụng) được chạm khắc một cách cầu kỳ, theo quan niệm đó là vật để các vị thần linh cưỡi đến dự lễ hội.
Một trong những nét độc đáo của cây nêu Brâu còn ở chỗ ngọn nêu cũng thường được chọn trang trí biểu tượng những chùm hoa nhỏ làm từ thân le, tre hoặc hình những sợi rơm và bông lúa (cũng được chẻ từ tre, lồ ô) gắn kết chặt chẽ với nhau. Các chùm hoa (bông) này tượng trưng cho mặt trời, các vị thần ánh sáng chiếu sáng cho người làng tránh khỏi ốm đau, bệnh tật, gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu.
Cùng với đặc thù phần gốc nêu và ba tầng trên thân cây nêu, nét đẹp trang trí ngọn nêu góp phần tạo thành tổng thể nhất quán đối với cây nêu của người Brâu. Đó là sự gắn kết giữa trời và đất, giữa sản xuất và cuộc sống, giữa tâm linh với vạn vật.
Là vật thiêng nên cây nêu được người Brâu dựng lên một cách trang trọng theo nghi lễ truyền thống. Sau khi cây nêu yên vị trước nhà rông thì các lễ vật mới được dâng, bày để chính thức bước vào lễ hội.
Trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản: Độc đáo và mang dấu ấn văn hóa truyền thống
Đối với các vị khách đang có kế hoạch vi vu xứ Phù Tang trong tương lai đừng quên note lại các trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản để một lần được "thẩm" qua những hoạt động khám phá thú vị.
Xứ sở hoa anh đào luôn ẩn chứa những khám phá thú vị, độc đáo khiến du khách thập phương phải bất ngờ. Đừng quên lên check-list những trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản hấp dẫn để hành trình du lịch của bạn có cơ hội "thẩm" thử nhiều hoạt động khám phá đáng nhớ nhé.
Các trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản khiến du khách "đứng ngồi không yên"
1. Thưởng thức trà đạo ở Kyoto
Trà đạo là một nghi lễ xã hội xưa vô cùng tao nhã tại Nhật Bản được lưu truyền qua nhiều thế kỷ nhằm mục đích tạo ra trải nghiệm thẩm mỹ hoàn hảo và hiện nay đang trở thành một trong những nét đẹp văn hóa tinh tế được thế giới ghi nhớ khi nhắc đến đất nước xinh đẹp này. Không ai có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chado (cách thưởng thức trà) hơn Sen no Rikyu - bậc thầy về trà ở thế kỷ 16 và ba trường học truyền thống của ông hiện vẫn còn tồn tại, tất cả đều tại Kyoto - nơi tốt nhất trên thế giới để trải nghiệm trà đạo.
Trà đạo là một nghi lễ xã hội xưa vô cùng tao nhã tại Nhật Bản được lưu truyền qua nhiều thế kỷ.
Trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản này hiện nay luôn thu hút rất đông du khách trên thế giới yêu mến văn hóa Châu Á lựa chọn để khám phá bởi lẽ không chỉ đơn thuần là thưởng thức trà mà đối với nghi lễ này còn có đủ các yếu tố nghệ thuật như hiếu khách, không gian như sân vườn, phòng trà, đồ thủ công như dụng cụ pha trà, món kaiseki và đồ ngọt Nhật Bản...được hòa quyện hài hòa để mang đến dấu ấn văn hóa truyền thống vô cùng ấn tượng.
Du khách du lịch Nhật Bản có thể tham khảo địa chỉ một số quán trà đạo nổi tiếng tại Kyoto như Kagizen Yoshifusa (264 Gion machi Kita gawa, Higashiyama-ku), Kasagiya Tea House (349 Masuya cho, Kodai-ji, Higashiyama-ku), Ippodo Tea House (52 Tokiwagi-cho, Teramachi-dori, Nijo agaru, Nakagyo-ku)...
Trà đạo luôn thu hút rất đông du khách trên thế giới yêu mến văn hóa Châu Á lựa chọn để khám phá.
2. Tản bộ tại các rừng tre ở Tokyo
Có thể bạn luôn nhớ đến Tokyo như một trung tâm đô thị sầm uất với các khu thương mại, khu vui chơi giải trí và luôn đông đúc người qua lại nhưng ngay giữa lòng thủ đô sôi động lại luôn tồn tại những dấu lặng trong trẻo chính là các cánh rừng tre xanh mát, thơ mộng. Hoạt động tản bộ tại các rừng tre này từ lâu đã được xem là trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản "must-try" mà du khách chẳng thể bỏ lỡ.
Giữa lòng Tokyo sầm uất tồn tại những dấu lặng trong trẻo chính là các cánh rừng tre xanh mát, thơ mộng.
Không gian các rừng tre thanh bình tại Tokyo mang đến trải nghiệm du lịch ở Nhật Bản độc đáo bậc nhất thế giới khi hình ảnh loài thực vật này luôn gắn liền với văn hóa xứ Phù Tang đồng thời mang đến rất nhiều hoạt động du lịch ấn tượng, bất ngờ tới du khách như tản bộ giữa hàng cây cao vút, hòa mình vào dòng chảy của thiên nhiên, đặc biệt nhất là khám phá shinrin-yoku - phong tục tắm rừng cổ xưa thú vị, độc đáo.
Vườn Rikugien, công viên Higashikurumeshi Chikurin, vườn Roka Koshun-en...là các địa điểm sở hữu nhiều rừng tre tuyệt đẹp để du khách lựa chọn ghé thăm trong chuyến du lịch Nhật Bản trong tương lai.
3. Lạc bước vào xứ sở màu nhiệm tại bảo tàng Ghibli
Những bộ phim đến từ xưởng Ghibli của đạo diễn Hayao Miyazaki luôn gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người dân Nhật Bản và không chỉ có giá trị tinh thần, những thước phim đến từ xưởng sản xuất anime này còn ghi dấu ấn trên đấu trường Oscar khi sở hữu cái tên từng đoạt giải thưởng danh giá "Spirited Away - Vùng đất linh hồn" cùng nhiều tác phẩm được đề cử vô cùng xuất sắc.
Những bộ phim đến từ xưởng Ghibli luôn gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người dân Nhật Bản
Với những đóng góp to lớn như vậy, một bảo tàng đã được xây dựng lên tại thành phố Mitaka của Tokyo để ghi dấu lại những hình ảnh quen thuộc đến từ các bộ phim danh tiếng của xưởng Ghibli. Do đó, nếu bạn là một fan bự của xưởng sản xuất phim này thì đừng bỏ lỡ trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản độc đáo này như một cách để chạm tay đến xứ sở thần tiên màu nhiệm nhé.
Không thiếu những góc check-in thú vị khiến bạn ngỡ như lạc bước vào xứ sở anime độc đáo
Một loạt những hình ảnh quen thuộc như chú mèo xe bus trong bộ phim "Hàng xóm của tôi là Totoro", binh đoàn Robot khổng lồ trong tác phẩm "Castle in the Sky"...luôn là các tọa độ check-in thu hút rất đông du khách ghé thăm săn ảnh. Đặc biệt, đừng quên ghé thăm phòng triển lãm - nơi sản sinh ra các bộ phim hay khu triển lãm phim "Doseza" giống như một rạp chiếu phim mini giới thiệu các bộ phim anime gốc mà chỉ có thể xem được ở đây...để trải nghiệm du lịch ở Nhật Bản của bạn tại bảo tàng Ghibli thêm phần đáng nhớ.
Đừng quên ghé thăm phòng triển lãm - nơi sản sinh ra các bộ phim hay.
4. Xem biểu diễn Kabuki
Một trong những trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản mang dấu ấn văn hóa truyền thống độc đáo, lôi cuốn đến từng phút giây mà bạn chẳng thể bỏ lỡ trong chuyên vi vu xứ sở hoa anh đào chính là xem biểu diễn Kabuki.
Kabuki là một loại hình sân khấu truyền thống của xứ Phù Tang bên cạnh kịch No hay kịch rối bunraku.
Kabuki là một loại hình sân khấu truyền thống của xứ Phù Tang bên cạnh kịch No hay kịch rối bunraku và được biết đến với sự cách điệu hóa trong kịch nghệ cùng sự phức tạp trong việc trang điểm tỉ mỉ cho người biểu diễn. Bằng sự kết hợp giữa nghệ thuật diễn xuất, múa và âm nhạc hoành tráng cùng hiệu ứng màu sắc đến từ trang phục của diễn viên, Kabuki chắc chắn là trải nghiệm du lịch ở Nhật Bản đáng để thưởng thức nhất mà du khách nên "săn đón" trong chuyến du lịch của mình.
Du khách tham gia các tour du lịch Nhật Bản có thể ghé thăm nhà hát Minamiza Kabuki của Kyoto để thưởng thức sân khấu Kabuki - một trong những nơi tốt nhất ở xứ sở hoa anh đào để thưởng thức loại hình nghệ thuật này và đừng quá lo lắng, ngay cả khi bạn không hiểu ngôn ngữ thì hình ảnh biểu diễn vẫn sẽ khiến bạn phải kinh ngạc, trầm trồ.
Độc đáo và thú vị là những gì mà các trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản mang đến cho hành trình khám phá tinh hoa xứ Phù Tang của du khách thập phương, giúp bạn hiểu thêm về một phần nét đẹp trong tinh thần văn hóa "độc nhất vô nhị" mà đất nước xinh đẹp này sở hữu.
Những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Việt Nam Việt Nam không chỉ là đất nước có lịch sử văn hóa lâu đời mà nơi đây còn được biết đến bởi rất nhiều địa điểm du lịch đẹp mắt, ấn tượng và độc đáo thu hút hàng triệu lượt khách du lịch quốc tế hàng năm. Vì vậy nếu bạn yêu thích du lịch trong nước thì càng không thể bỏ qua...