Độc đáo bộ sưu tập hơn 200 món ăn Việt được tạo hình từ đất sét
Anh Nguyễn Tấn Đạt (Quận 3, TPHCM) đã tự tay nhào nặn, hoàn thiện bộ sưu tập hơn 200 món ăn Việt được tạo thành từ đất sét độc đáo, giống như thật.
Là một cử nhân Luật học thế hệ 8X, anh Nguyễn Tấn Đạt (Quận 3, TPHCM) có niềm đam mê mãnh liệt với tranh cá 3D và nghệ thuật tạo hình từ đất sét. Với kinh nghiệm hơn 10 năm nhào nặn với đất sét, trong hơn một năm qua, anh Đạt đã tự tay hoàn thiện cho riêng mình bộ sưu tập hơn 200 món ăn Việt tinh xảo và đẹp mắt giống như thật.
Thời điểm anh Đạt khởi phát ý tưởng vào tháng 4/2020, đây cũng là lúc dịch bệnh bùng phát nên anh có nhiều thời gian để thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm. Anh Tấn tạo ra bộ sưu tập này với mong muốn tạo nên một làn gió mới cho ngành nghệ thuật tạo hình về đất sét, đất nặn Việt Nam – một bộ môn tạo hình nghệ thuật vẫn còn mới lạ và ít người biết tới.
Bộ sưu tập về đất sét đầu tiên là về các món ăn miền Tây tái hiện lại các hình ảnh như mắm cá linh, những con cua đồng, cá chiên xù…
“Mình làm món ăn hay cảnh vật ở miền Tây để gợi nhớ lại kỷ niệm trong những lần về miền quê sông nước để sáng tác ảnh hay đi từ thiện. Ở đó mình được gặp gỡ những con người bình dị, được ăn món ăn dân dã, họ xem mình như người thân trong nhà. Khi mình rời đi rồi, nhưng những hình ảnh thân thuộc đó vẫn còn lưu giữ trong tâm trí”, anh Đạt chia sẻ.
Bộ sưu tập món ăn hay cảnh vật ở miền Tây ra đời đã được cộng đồng hưởng ứng tích cực, anh tiếp tục cho ra đời 2 bộ sưu tập mới là mâm cúng 3 miền Bắc, Trung, Nam và 30 món ăn đặc sản các vùng miền. Song song đó anh còn tái hiện những món ăn vào những thời điểm khó khăn như mì gói, hủ tiếu gõ, bún nước tương…
Bộ sưu tập hơn 200 món ăn được tạo thành từ đất sét độc đáo của anh Nguyễn Tấn Đạt.
Đây là một trong những tác phẩm tranh cá 3D của anh Đạt.
Anh Đạt cho biết, nghệ thuật tạo hình từ đất sét có xuất xứ từ Nhật Bản, thời gian đầu các nghệ nhân Việt học hỏi và sử dụng đất sét Nhật, về sau tự tạo được nguồn nguyên liệu trong nước với giá thành rẻ, chất lượng.
“Để tái tạo món ăn giống như thật, mình cũng đã đi ăn rất nhiều, nghiên cứu lịch sử, quy trình để làm ra món ăn. Cái khó là làm ra được sản phẩm thật bắt mắt, người xem nhìn vào sẽ gợi nhớ hình ảnh quê hương”, anh Đạt nói.
Anh Đạt bên bộ sưu tập món ăn tạo hình từ đất sét sau gần 2 năm miệt mài sáng tác.
Trong khoảng thời gian 10 năm tiếp xúc và làm việc với các nghệ nhân về đất sắt, đất nặn, anh Đạt luôn cảm thấy bận tâm về việc tại sao những tay nghề Việt sử dụng đất sét thuần Việt lại lấy tên của một bộ môn nghệ thuật nước ngoài. Chính vì vậy anh mong muốn làm một làn gió mới cho ngành nghệ thuật tạo hình về đất sét, đất nặn Việt Nam.
Các tác phẩm trong bộ sưu tập anh Đạt không bán mà lưu giữ cho riêng mình. Một số người quen, bạn bè yêu thích món ăn nào đó và mong muốn có một món ăn tương tự từ đất sét thì anh sẽ tạo hình và gửi tặng riêng.
Video đang HOT
“Sau thời gian tìm hiểu và hoàn thiện được các sản phẩm làm từ đất sét, tôi cũng có mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm này hoàn toàn miễn phí để loại hình nghệ thuật tạo hình từ đất nặn có thể phát triển thành một cộng đồng”, anh Đạt chia sẻ.
Người phụ nữ có biệt tài "phù phép" nắm đất vô tri trở nên có hồn, dân tình "mắt chữ A miệng chữ O" vì quá nhiều lần bị đánh lừa bởi các sản phẩm siêu thực!
Ngắm nhìn những sản phẩm do đôi bàn tay khéo léo của chị Lê Trang tạo ra, không ít người phải dụi dụi đôi mắt vì không thể tin đây là đồ handmade.
Bén duyên với nghệ thuật tạo hình đất sét chỉ nhờ một lần lướt "Phây"
Mới đây, dân mạng được phen trầm trồ trước buồng chuối mít hơn 200 quả chín cây của chị Lê Trang (SN 1991, sinh sống tại TP.HCM). Chị Trang quảng cáo: "Chuối chín cây do chính em "trồng"".
Buồng chuối mít 200 quả của chị Trang.
Dưới bài đăng của chị, ai cũng trầm trồ vì buồng chuối chín trông thật thích mắt. Thậm chí có người còn bình luận xin chị Trang một nải về thưởng thức. Chuối mít chín cây, vừa ngọt vừa thơm, ăn mùa này quả là chuẩn! Nhưng chị lại bật mí thêm một thông tin nữa khiến dân tình ngã ngửa! Đó là: "Không phải chuối thật đâu. Cây chuối handmade, được tạo nên từ đất sét đó".
Hóa ra đây chỉ là 1 tác phẩm bằng đất sét của chị Trang chứ không phải buồng chuối thật.
Bật mí của chị đã khiến nhiều người không tin vào mắt mình, phải dụi dụi đôi mắt mấy lần để thẩm định lại. Ít ai có thể tin đây là cây chuối được nặn bằng đất sét, nếu chỉ được chị cho xem những hình ảnh chụp cận buồng chuối chín.
Vào trang cá nhân của chị Lê Trang, mọi người còn hoa mắt hơn nữa. Bởi không chỉ có cây chuối, người phụ nữ này còn có biệt tài "hô biến" nắm đất vô tri thành những bông hoa hồng, hoa sen, hoa súng, chậu sen đá... vô cùng có hồn, siêu thực đến mức không ai nghĩ đó là đồ giả.
Chị Lê Trang vốn là 1 cô gái văn phòng, quanh năm giáp mặt với máy tính và đống giấy tờ. Có những lúc chị cảm thấy cuộc sống đi làm của mình thật vô vị, tẻ nhạt, chẳng khác nào "cái máy". Ấy thế nhưng một lần lướt mạng xã hội, được đọc 1 bài báo giới thiệu về nghệ thuật tạo hình với đất sét, chị Trang như bị mê hoặc. Càng tìm hiểu chị càng cảm thấy đam mê. Thế là chị quyết định bỏ tiền ra, mua 1 ít đất sét về tập tành.
" Cách hơn đây 2 năm (vào tháng 10/2018), mình vô tình bén duyên với môn nghệ thuật này. Những bông hoa đất sét do nghệ nhân tạo ra có sức hút với mình kinh khủng. Thế là mình điên cuồng tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình đất sét qua kênh Youtube, qua website chia sẻ ảnh Pintersets,...và học từ các anh chị đi trước.
Sau khi làm được 1 số sản phẩm đơn giản như sen đá và các loại hoa dại đơn giản không cần khuôn, mình khoe Facebook ngay. Khi nhận về nhiều lời khen từ mọi người, mình càng có thêm động lực và biết đã chọn đúng hướng đi. Tháng3/2019 mình quyết định tham gia lớp học chuyên làm hoa 10 ngày. Sau khi tham gia lớp học kỹ thuật làm hoa, thời gian còn lại thì mình tự mày mò, nghiên cứu thêm. Cho đến hiện tại thì chỉ cần nhìn là mình có thể hình dung ra cách làm như thế nào" - chị Lê Trang chia sẻ.
Những tác phẩm handmade được tạo từ đất sét đẹp mê li của người phụ nữ có đôi tay "phù thủy".
Đam mê không lúc nào là dễ thực hiện
Nghe người phụ nữ Sài thành chia sẻ thì thấy "sao chị theo đuổi môn nghệ thuật này dễ ợt thế?". Cứ bắt tay vào làm là quen tay và thành thợ. Tuy nhiên, thực chất không phải như vậy.
Chị Trang tâm sự, vì muốn thay đổi cuộc sống nhàm chán của 1 cô gái văn phòng, chị đã thử nhiều món nghề từ đan móc, làm hoa giấy, học làm rau câu 3D nghệ thuật, học thiết kế đồ hoạ,.. Tuy nhiên cuối cùng đều thất bại nên mọi người trong gia đình khá hoang mang về chị. Chính bản thân chị Trang cũng không biết quyết định theo môn nghệ thuật tạo hình đất sét này có đúng đắn hay không?
" Thời gian đầu mình chưa nắm được kĩ thuật làm nên khá lúng túng và mất nhiều thời gian để hoàn thành 1 tác phẩm. Những lúc đó nản chứ, nếu như ai không kiên trì, bình tĩnh sẽ ném hết những nắm đất sét đi và chẳng có động lực làm lại. Đôi khi cảm xúc cũng ảnh hưởng đến nghệ thuật. Nên mình luôn luôn phải giữ bản thân ở thể trạng tốt nhất.
Tết năm 2020, mình bị tai nạn chấn thương nặng đến mức bị gãy tay phải. Mình tưởng đã phải bỏ đam mê. Nhưng may sao đến giờ đã có thể hoạt động lại bình thường. Đôi lúc trái gió trở trời, cánh tay đau buốt nhưng mình vẫn khắc phục được" - chị Trang kể.
Hoa hồng ngoại cũng được chị Trang "cosplay" 1 cách siêu thực.
Từ "học mót" trở thành thợ lành nghề, sản phẩm có giá trị cao
Để sống với đam mê và nhận ra đây mới là thứ mà mình yêu thích thực sự, chị Lê Trang đã quyết định nghỉ việc để chuyên tâm nghiên cứu và thực hiện các sản phẩm handmade từ đất sét. Đó cũng không phải quyết định dễ dàng bởi ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế của gia đình. Nhưng may mắn, người phụ nữ này được chồng và gia đình chồng ủng hộ hết mực.
Chị Lê Trang chia sẻ: "Mình đăng 2-3 sản phẩm lên Facebook cá nhân thì đã có người đặt hàng. Họ đánh giá cao sản phẩm do mình làm ra. Đây là động lực rất lớn để mình theo đuổi con đường này. Mặt khác, mình cũng có sự ủng hộ của gia đình, nhất là chồng mình. Anh ấy phụ giúp rất nhiều ở 1 số công đoạn cần dùng lực như: trộn đất, cắt kẽm, đóng hàng, giao hàng,... May mắn nữa là mẹ chồng cũng thông cảm. Mọi việc trong nhà mình ít phải làm nên có nhiều thời gian hơn với đam mê".
Có chồng và mọi người ủng hộ, chị Trang cháy hết mình cho đam mê.
Vì là sản phẩm handmade nên chị Trang rất chú trọng "linh hồn" của mỗi món đồ do chính tay chị làm ra. Nó quyết định thành bại của sản phẩm. Mỗi người thợ lại có 1 phong cách riêng, tạo nên sức hút riêng của mỗi "đứa con tinh thần".
Là người chân ướt chân ráo lấn sân sang nghệ thuật này, tuy nhiên chị Trang không "ngán" đối thủ nào hết. Bởi chị cho rằng, chỉ cần đặt "cái tâm" của mình khi tạo ra sản phẩm, chú trọng chất lượng, mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị hiếu khách hàng, có tính độc đáo riêng... thì thị trường sẽ do mình tạo ra.
" Nhiều người gửi mẫu từ những nơi khác đến và muốn mình "sao chép" lại. Tuy nhiên mình không nhận. Không phải mình không làm được, mà bởi vì mình muốn tự tạo nét riêng, phong cách riêng, không phải đi theo lối mòn của người khác. Những ai thực sự yêu thích những sản phẩm từ đất sét, họ sẽ hiểu được giá trị của sản phẩm cũng như công sức của người làm ra nó" - người phụ nữ 9X bày tỏ quan điểm.
"Linh hồn" là thứ quyết định thành bại mỗi món đồ handmade của chị Trang.
Nói về định hướng tương lai, chị Trang đang lên kế hoạch để sản xuất điêu luyện và chuyên nghiệp hơn. Hiện tại chị mới quảng bá sản phẩm trên trang cá nhân, fanpage và lập group riêng và tích cực tham gia vào các group khác để giới thiệu những "đứa con tinh thần" của mình.
Chị Trang dự định, tương lai sẽ tổ chức workshop để lan tỏa tình yêu handmade, tình yêu thủ công nói chung và hoa đất sét nói riêng đến với nhiều người hơn.
GÓC TÁC GIẢ:
Chị Lê Trang với đôi bàn tay khéo léo của mình, đã chinh phục được nhiều người khó tính nhất trong nghệ thuật tạo hình bằng đất sét. Chị hi vọng, 1 ngày không xa, những đứa con tinh thần của chị có thể đến tay nhiều người.
Người phụ nữ Sài thành 'vẽ tranh' bằng đất sét, cảm giác chân thực như chạm tay vào đóa hoa rực rỡ Nhìn những bức tranh tuyệt đẹp nhiều người nghĩ đó phải là tác phẩm của hoạ sĩ nổi danh nào đó. Tuy nhiên, đó thực tế là những bức tranh đất sét được hình thành bởi đôi bàn tay khéo léo của một người phụ nữ Sài thành. Nghệ thuật tạo hình từ đất sét không còn xa lạ trong cuộc sống thường...