‘Độc cô’ kiếm chém quên lấy chồng để giành suất Olympic
Kiếm thủ vàng Lệ Dung từng vài lần thất hứa với bố mẹ về chuyện lập gia đình, mà lần gần nhất là sau khi giành nốt tấm HC vàng SEA Games 28.
Ngôi sao kiếm chém 31 tuổi vừa góp phần làm nên một giải đấu loại thành công ngoài sức tưởng tượng cho đấu kiếm Việt Nam khi trở thành gương mặt thứ ba giành suất chính thức tới Olympic 2016. Cái kết ngọt ngào dành cho cựu binh người Hà Nội, bởi cuối cùng cô cũng thực hiện được giấc mơ Olympic sau vài lần để lỡ tức tưởi. Cũng chính vì đích lớn này, Lệ Dung quên cả chuyện yêu đương, chồng con.
Lệ Dung giành suất đến Olympic sau nhiều lần lỡ hẹn. Ảnh: FB.
Sinh năm 1985, bắt đầu tập luyện từ năm 2001, Lệ Dung dường như sinh ra là để dành cho đấu kiếm khi hội tụ đầy đủ yếu tố lý tưởng để vươn tới đỉnh cao. Chỉ mất đúng hai năm, cô gái cao 1m65, sải tay dài trên 1m70 cùng khả năng di chuyển và công thủ đặc biệt đã đoạt ngay HC vàng SEA Games 22.
Video đang HOT
Kể từ đó, cô xác lập vị thế “độc cô” ở đấu trường khu vực, là kiếm thủ hiếm hoi đạt tới trình độ châu lục. Riêng ở SEA Games, tính đến kỳ Đại hội 2015, Lệ Dung tạo nên một bộ sưu tập thành tích “khủng” với 9 tấm HC vàng (6 cá nhân, ba đồng đội). Đáng ra kỳ tích ấy của tuyển thủ vùng quê ngoại thành Sóc Sơn, Hà Nội còn hoành tráng hơn nhiều nếu như đấu kiếm không bị loại khỏi chương trình thi đấu tới hai lần.
Trước khi đoạt vé tới Brazil, Dung từng trải qua ba cuộc chinh phục bất thành, bắt đầu từ Olympic 2004. Trong đó đáng tiếc nhất, tại giải đấu loại Olympic 2008, Dung lọt vào tới trận chung kết, chỉ còn cách giấc mơ đúng một chiến thắng nữa rồi phải ôm hận vì gặp phải đối thủ quá mạnh, trong khi mình non kinh nghiệm. Sau 12 năm, Dung có màn “phục thù” hoàn hảo với 5 trận thắng ngoạn mục trước 5 đối thủ sừng sỏ, kết thúc bằng việc hạ gục Tiffani (Đài Loan, Trung Quốc) với tỷ số 15-13 nghẹt thở để “cập bến” Olympic.
Sau Olympic 2016, Lệ Dung có thể thanh thản từ giã nghiệp đấu mà cô gắn bó 15 năm trọn vẹn với niềm đam mê và sự bền bỉ phi thường, đến mức hy sinh cả hạnh phúc riêng tư. Đồng đội cùng lứa với Dung, kể cả người em song sinh Hoài Thu đã giải nghệ, chuyển sang làm HLV và yên bề gia thất từ lâu, riêng cô vẫn bám trụ tới cùng. Dù nhiều lần tính đến chuyện nghỉ tập luyện thi đấu để lo cho tương lai, song “độc cô” vẫn chưa thoát khỏi nghiệp kiếm quá nặng, với 10 tiếng mỗi ngày trong phòng tập, đến mức quên cả yêu và lấy chồng.
Kiếm thủ vàng từng vài lần thất hứa với bố mẹ về chuyện lập gia đình, mà lần gần nhất là sau khi giành nốt tấm HC vàng SEA Games 28. Cuối cùng, hạnh phúc trọn vẹn đã mỉm cười với Dung với suất Olympic đầu tiên và cuối cùng của mình, mà với cô, đó là một sự “trả giá” xứng đáng.
Thêm ba kiếm thủ đoạt suất Olympic (Lệ Dung, Thành An, Như Hoa), Việt Nam đã có tổng số 12 đại diện giành quyền tới Brazil tranh tài vào tháng 8 tới.
Theo VNE
Truy tố 35 cán bộ hải quan
"VKSND TP.HCM đã ra cáo trạng truy tố 46 bị can trong vụ án Lê Dũng và đồng phạm chiếm đoạt trên 125 tỉ đồng của Nhà nước. Các cán bộ này liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 125 tỉ đồng tiền thuế GTGT.
46 bị can trên bị truy tố về các tội buôn lậu; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đưa hối lộ; làm môi giới hối lộ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cáo trạng đã được chuyển đến TAND TP.HCM" - ngày 23-3, nguồn tin từ VKSND TP.HCM cho hay.
Trong số 46 bị can nêu trên, có 35 người nguyên là cán bộ ngành hải quan (ba cán bộ hải quan TP.HCM và 32 cán bộ hải quan tỉnh An Giang). Trong số đó còn có Lê Dũng, nguyên giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Công nghệ (CPTPCN) Sài Gòn và Lê Tiến Cường, cấp dưới của Dũng.
Đáng chú ý, chỉ một mình bị can Trần Thị Bích Tuyền (giám đốc hai DN tư nhân) bị truy tố về tội đưa hối lộ.
Cáo trạng cho rằng Tuyền đưa hối lộ cho Nguyễn Tiến Lộc (cán bộ hải quan cảng Sài Gòn khu vực IV) 20% trên tổng số tiền GTGT mà Tuyền chiếm đoạt. Tuy nhiên, bị can Lộc chỉ bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, Công ty CPTPCN Sài Gòn do Dũng làm giám đốc, có vốn điều lệ 30 tỉ đồng, chuyên mua bán, ký gửi hàng hóa lương thực thực phẩm. Lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT để khuyến khích các DN xuất khẩu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài của Nhà nước, Tuyền và Lâm Tấn Phát (giám đốc DN tư nhân) móc nối với Dũng để ký hợp đồng nội địa mua bán thuốc lá khống. Đồng thời nhóm này ký hợp đồng ngoại thương xuất khẩu thuốc lá cho một công ty nước ngoài có thuế GTGT 0%. Sau khi xuất khẩu sẽ có bộ hồ sơ chuyển cho bị can Dũng làm thủ tục xin Cục Thuế TP.HCM hoàn thuế GTGT.
Tháng 5-2011, khi mua bán lô hàng 500 thùng thuốc lá đầu tiên, Dũng đã bàn bạc với Tuyền cách tạo dựng bộ hồ sơ xuất khẩu, ký hợp đồng mua bán thuốc lá khống qua Campuchia để buôn lậu gạo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước. Dũng, Tuyền và đồng phạm đã móc nối, chi tiền cho cán bộ hải quan thuộc cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IV - TP.HCM và cán bộ hải quan cửa khẩu Khánh Bình, cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) để thực hiện hành vi phạm tội...
Theo NGUYỄN ĐỨC
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Đề nghị truy tố hàng loạt cựu cán bộ hải quan ký khống tờ khai 46 bị can trong đó có 31 bị can nguyên công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 - Hải quan TP.HCM và Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang) bị đề nghị truy tố. Ảnh minh họa: Shutterstock Cơ quan CSĐT - Công an TP.HCM vừa chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND TP...