Độc chiêu ’săn’ cáy bằng ruốc hôi và cám lợn ở Nghệ An
Nhiều xã ven sông Lam ở Hưng Nguyên, hàng năm thường bị ngập lụt, nhưng thiên nhiên lại ban tặng cho nhiều thứ “lộc trời”, trong đó có loài cáy. Bà con nơi đây có độc chiêu “săn” cáy bằng ống mồi chứa ruốc hôi và cám lợn khá hiệu quả.
Những ngày này, người dân các xã Hưng Lợi, Châu Nhân (Hưng Nguyên) thường đi săn cáy buổi trưa và chiều. Trước lúc ra đồng, họ chuẩn bị hàng trăm ống mồi để nhử cáy. Chị Nguyễn Thị Lĩnh ở xóm 1, xã Châu Nhân cho biết, nhà chị có khoảng 400 ống mồi, hàng năm làm thêm một số ống mới để bù vào số ống bị thất lạc. Ảnh: Huy Thư
Ống mồi được làm từ những chai nhựa cắt vát một phần. Mồi săn cáy là ruốc hôi trộn với cám lợn rang thơm được quệt 1 lớp mỏng vào trong ống mồi. Ảnh: Huy Thư
Lúc đi săn cáy, các ống mồi được chất vào các bao tải rồi gánh ra ruộng. Theo người dân địa phương, những chân ruộng gần kênh, mương lớn thường có nhiều cáy. Ảnh: Huy Thư
Phụ nữ thường đặt ống mồi nơi ruộng cạn có nhiều hang cáy. Họ dùng cuốc đào một ít đất để “gá” ống mồi bám chắc vào bờ ruộng. Ảnh: Huy Thư
Đàn ông thường lội theo những con mương lớn, đặt ống mồi để săn các loại cáy to. Anh Cao Văn Kiệm ở xóm 1, xã Châu Nhân cho biết, gia đình anh thường đi săn cáy bằng cách đặt ống mồi quệt ruốc hôi và cám lợn. Yêu cầu của việc đặt ống mồi là để ống dốc lên trên khoảng 45 độ, đảm bảo cáy bò vào được nhưng không ra được, mỗi ống mồi cách nhau tầm 1m, đặt liên tục thành những dãy dài. Cách săn này khá hiệu quả, tuy nhiên, được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thời tiết, lượng cáy trên ruộng đã bị săn hay chưa. Ảnh: Huy Thư
Sau khi đặt ống mồi, người đi săn cáy có thể về nhà hoặc đi làm việc khác. Chờ lúc yên tĩnh, vắng người, cáy trên các chân ruộng sẽ ra khỏi hang để đi tìm mồi. Nghe mùi thơm, cáy sẽ đua nhau bò vào ống mồi và mắc kẹt trong đó. Ảnh: Huy Thư
Thường sau khi rải ống mồi vài tiếng đồng hồ, người đi săn cáy sẽ ra ruộng đổ ống lấy cáy. Lúc này, đi trên các bờ ruộng nơi đặt các ống mồi sẽ nghe tiếng cáy bò lổm ngổm. Chỉ cần nghe tiếng cáy bò trong ống, người thợ săn cáy đã biết hôm đó đi săn trúng hay không. Ảnh: Huy Thư
Thường thì nhà nào đi săn cáy cũng đi từ 2 người trở lên. Một ngày “săn” cáy thường kết thúc vào chiều muộn nhưng nhiều hôm tận đêm mới xong. Hiện tại cáy tươi sống được bán với giá 50.000 đồng/kg. Với khoảng 400 ống mồi, mỗi ngày ra đồng, mỗi hộ nông dân ở huyện Hưng Nguyên cũng kiếm được từ 400.000 – 600.000 đồng, hôm gặp hên thì được tiền triệu. Ảnh: Huy Thư
Cáy khá giống cua, nhưng thân có hoa và chân có lông, hay sống ở vùng nước lợ. Cáy có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như, xào, nấu canh, nấu riêu, làm mắm… Ảnh: Huy Thư
Người dân huyện Hưng Nguyên săn cáy bằng ruốc hôi và cám lợn. Clip: Huy Thư
Cánh tay Robot của nam sinh lớp 11 đạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo
Tại cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Nghệ An năm 2020, sản phẩm "Cánh tay Robot" của nam sinh lớp 11 huyện miền núi Tương Dương đã đạt giải Nhất.
Em Phúc giới thiệu sản phẩm "Cánh tay Robot"
Đây là sản phẩm do em Trần Hữu Phúc - lớp 11E, Trường THPT Tương Dương 1 (huyện biên giới Tương Dương, Nghệ An) thực hiện.
Trong những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm 2020 vừa qua, cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Nghệ An được tổ chức. Cuộc thi năm nay, Ban tổ chức đã nhận được 125 hồ sơ dự thi ở 5 lĩnh vực là: Đồ dùng dành cho học tập, phần mềm tin học, sản phẩm thân thiện với môi trường, các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em, các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
Các mô hình sản phẩm dự thi năm nay đều là những đề tài có tính thực tiễn cao, thể hiện năng lực sáng tạo và niềm đam mê khoa học của đông đảo học sinh.
Kết quả cuộc thi cho thấy nhiều em học sinh đã thực sự có phẩm chất và năng lực trong nghiên cứu khoa học. Và sản phẩm "Cánh tay Robot" của em Trần Hữu Phúc do thầy giáo Mai Đình Thịnh bảo trợ đã giành giải Nhất cuộc thi.
Chia sẻ với PV Dân trí, thầy giáo Mai Đình Thịnh - giáo viên dạy môn Vật lý của em Phúc tự hào: "Tôi cảm thấy rất vui khi sản phẩm "Cánh tay Robot" đạt giải Nhất. Tuy sản phẩm chưa thực sự hoàn thiện như ý tưởng của em Phúc nhưng đó là kết quả của sau bao ngày nỗ lực cố gắng mày mò nghiên cứu, chế tạo với một niềm đam mê mãnh liệt của Phúc.
Đó là mong muốn chế tạo ra các sản phẩm hữu ích con người, cho xã hội tương lai. Các dự án của Phúc luôn thể hiện điều đó, ví dụ các dự án "Robot quét rác thông minh"; "Máy rửa tay sát khuẩn tự động"; "Máy phát điện sử dụng nguồn năng lượng sạch và tự nhiên là gió và mặt trời" và "Cánh tay Robot".
Phúc giới thiệu "Máy rửa tay sát khuẩn tự động"
"Tôi mong muốn sản phẩm "Cánh tay Robot" của Phúc sẽ được đầu tư hoàn thiện để được trợ giúp cho người khuyết tật như cụt tay, liệt tay và thay thế tay người trong phòng thí nghiệm, tiếp xúc hóa chất, học làm việc trong môi trường độc hại, và phục vụ trong dây chuyền sản xuất tự động hóa...", thầy giáo Mai Đình Thịnh mong muốn.
Phúc chia sẻ: "Từ nhỏ em đã có niềm đam mê với Robot và một số linh kiện, điện tử, lắp ghép. Lên lớp 10 em được sự hướng dẫn của thầy Mai Đình Thịnh để chế tạo ra những con Robot. Và khi lên lớp 11 em nghiên cứu, chế tạo ra cánh tay Robot dùng cho người khuyết tật và những nhà khoa học làm việc trong môi trường nguy hiểm. Em ước mơ sẽ trở thành một lập trình viên sáng tạo ra nhiều loại Robot để giúp đỡ cho mọi người".
Hiện Phúc có một số dự án như: "Robot quét rác thông minh"; "Máy rửa tay sát khuẩn tự động"; "Máy phát điện sử dụng nguồn năng lượng sạch và tự nhiên là gió và mặt trời"....
Phúc sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố là bộ đội phục viên, mẹ là cán bộ hưu trí ở khối Hòa Bắc, thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương, Nghệ An. Chứng kiến tuổi cao, sức yếu của bố mẹ, Phúc ước mơ trong tương lai không xa, em có thể làm được một con Robot thông minh, điều khiển bằng tay thay em giúp việc cho những người sức yếu như bố mẹ.
Phúc bảo: "Em ước mơ sẽ trở thành một lập trình viên sáng tạo ra nhiều loại Robot để giúp đỡ cho mọi người".
Em Phúc (thứ hai từ trái qua phải) nhận giải Nhất.
Thiết kế độc đáo của trường mầm non ở Nghệ An Trường Mầm non GLA (Nghệ An) có ba khối nhà hình bán nguyệt với những đường cong, ô cửa hình tròn giúp nắng và gió tràn vào khắp các phòng học. Trường Mầm non GLA (Green Lani Academy - Học viện Không gian xanh) nằm bên hồ Goong ở trung tâm thành phố Vinh, được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện...