Doanh thu xuất khẩu và nội địa của Vinamilk tăng trưởng 2 con số
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng với nhiều nỗ lực mở rộng thị trường, doanh thu nội địa và xuất khẩu của Vinamilk trong nửa đầu năm vẫn tăng trưởng ấn tượng với 2 con số.
Vinamilk chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu
Theo báo cáo tài chính của Vinamilk, trong quý 2 năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 15.495 tỷ đồng, tăng 9,5% so với quý 2/2020 và tăng 6,1% so với cùng kỳ 2019.
Hoạt động kinh doanh nội địa ghi nhận doanh thu thuần 13.364 tỷ đồng, tăng 10,5% so với quý 1/2020 và tăng 7,6% so với cùng kỳ 2019, chiếm tỷ trọng 86% trong doanh thu thuần hợp nhất.
Mức tăng trưởng này đến từ chương trình hợp nhất kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP GTNFoods/ MocchauMilk từ quý 1/2020.
Doanh thu thuần công ty mẹ đạt 13.622 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với quý 2/2020 và tăng 4% so với cùng kỳ 2019. Việc dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội từ ngày 22/4 đã có tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của công ty trong quý 2/2020.
Riêng về hoạt động xuất khẩu, tuy tình hình kinh tế trong nước và thế giới chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng Vinamilk vẫn chủ động tìm kiếm cơ hội tại các thị trường tiềm năng.
Video đang HOT
Hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn này ghi nhận các kết quả tích cực như xuất khẩu sữa đi Trung Đông với hợp đồng trị giá 20 triệu USD, xuất khẩu sữa đặc qua Trung Quốc, xuất sữa hạt và trà sữa vào thị trường Hàn Quốc… đã đóng góp trực tiếp vào doanh thu thuần 1.370 tỷ đồng của quý 2/2020, tăng 26,8% so với quý 1/2020 và tăng 7,1% so với cùng kỳ 2019, chiếm tỷ trọng 9% trong doanh thu thuần hợp nhất. Tháng 6 vừa qua, Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sữa vào các quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU)
Các chi nhánh nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần 761 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5% trong doanh thu thuần hợp nhất. Hoạt động kinh doanh của công ty con Driftwood tại Mỹ bị ảnh hưởng khi các trường học tại bang California – nhóm khách hàng chính của Driftwood – vẫn đóng cửa do dịch cúm Covid-19. Ở khía cạnh tích cực, doanh thu của công ty con Angkor Milk tại Campuchia đã ghi nhận mức tăng trưởng trên 20% trong quý 2/2020 nhờ nhu cầu tốt đối với sản phẩm sữa tại thị trường này.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu thuần kinh doanh nội địa đạt 25.456 tỷ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 7,7% và 7,3% so với cùng kỳ 2019.
Với doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong 6 tháng đạt 5.861 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 55% kế hoạch năm. Thu nhập mỗi cổ phiếu đạt 3.013 đồng, tăng 2% so với cùng kỳ 2019.
Chưa kể thị trường Trung Quốc, nhu cầu sữa nội địa hồi phục sẽ dẫn dắt tăng trưởng của Vinamilk
Sau giai đoạn giảm tốc tăng trưởng năm 2018, nhu cầu ngành đã phục hồi trở lại...
Ảnh: TMTT.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nhờ sự phục hồi nhu cầu sữa ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu (chủ yếu ở khu vực Trung Đông), hoạt động kinh doanh của Vinamilk (HoSE: VNM) ghi nhận mức tăng trưởng tích cực hơn so với mức cơ sở thấp năm 2018.
Bước sang 2020, nhờ việc tăng tỷ lệ sở hữu tại GTNFoods (HoSE: GTN) cùng việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dòng sản phẩm mới, VDSC kỳ vọng doanh thu Vinamilk sẽ tăng trưởng cao hơn so với 2019.
VDSC đánh giá nhu cầu sữa nội địa hồi phục sẽ dẫn dắt tăng trưởng của Vinamilk. Sau giai đoạn giảm tốc tăng trưởng năm 2018, nhu cầu ngành đã phục hồi trở lại. Cụ thể trong 11 tháng đầu năm 2019, ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa đạt mức tăng trưởng tích cực, lần lượt 15% và 7% về giá trị tại khu vực nông thôn và thành thị.
Với vị thế đầu ngành cùng tiềm lực tài chính vững mạnh, VDSC cho rằng Vinamilk sẽ tiếp tục duy trì việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đẩy mạnh truyền thông quảng cáo sản phẩm để thúc đẩy tăng trưởng hữu cơ.
Đánh giá về thương vụ mua lại GTNFoods, VDSC đánh giá đây là bàn đạp để Vinamilk đa dạng hóa danh mục sản phẩm và gia tăng thị phần sữa tại khu vực miền Bắc.
Thông qua việc sở hữu 75% cổ phần GTNFoods, Vinamilk gián tiếp sở hữu MCM - thương hiệu tên tuổi tại thị trường miền Bắc (chiếm 23% thị phần sữa nước miền Bắc, 9% thị phần sữa nước toàn quốc) và danh mục sản phẩm hiện hữu từ MCM (sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, sữa chua, bơ, phomai...). Bên cạnh đó, Vinamilk có thể tăng quy mô đàn bò thêm 23.500 con từ MCM lên khoảng 153.500 con, giúp tăng khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu sữa tươi.
Về kết quả hoạt động kinh doanh, quan điểm của VDSC cho rằng biên lợi nhuận gộp của Vinamilk nhiều khả năng sụt giảm từ mức 47,2% trong năm 2019 về mức 45,6% trong năm 2020. Nguyên nhân được chỉ ra do giá nguyên liệu bột sữa gầy tăng mạnh, dù giá bột béo giảm nhẹ.
Cụ thể, giá sữa bột gầy chốt trong tháng 10/ 2019 ước tính tăng 11% so với đợt chốt giá nguyên liệu trước đó vào tháng 03/ 2019, giá sữa bột béo ước tính giảm 4% không đủ để bù đắp mức tăng từ sữa bột gầy. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ việc hợp nhất GTNFoods vốn có tỷ suất lợi nhuận gộp thấp (trong 9 tháng đầu năm 2019, biên lãi gộp của GTNFoods là 15,3%) cũng ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của Vinamilk trong năm này.
Dự phóng trong năm 2020, VDSC dự báo doanh thu và lãi sau thuế của Vinamilk sẽ tăng trưởng lần lượt 9,4% và 3,5% so với năm 2019.
Đồng thời, VDSC cũng chỉ ra những rủi ro mà Vinamilk có thể sẽ gặp phải xoay quanh việc giá nguyên liệu sữa bột gầy, sữa bột béo tăng mạnh cùng với nhu cầu về sữa bò suy giảm. Thêm vào đó, thị trường xuất khẩu Trung Đông bất ổn chính trị, giảm nhu cầu nhập khẩu sản phẩm sữa.
Theo nhipcaudautu.vn
Vinamilk: Kế hoạch doanh thu 2020 không thấp hơn 62.000 tỷ đồng, tiếp tục khai thác sâu thị trường nội địa, tăng cường M&A quốc tế Vinamilk đang quản lý 12 trang trại với 30.000 con bò. Dự kiến trong quý 2/2020, công ty hoàn thiện và đưa vào hoạt động trang trại bò sữa Quảng Ngãi. Công ty cũng dự kiến khởi công xây dựng thêm các trang trại bò sữa tại Đồng Nai, Cần Thơ và Lào. Ghi nhận tại BCTN 2019, Vinamilk (VNM) đặt mục tiêu...