Doanh thu vận tải đường sắt tăng hơn 38%
Thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng công ty và của khối vận tải dự kiến tăng trưởng khá; trong đó doanh thu khối vận tải tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm 2021.
Thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng công ty và của khối vận tải dự kiến tăng trưởng khá. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Cụ thể, doanh thu toàn tổng công ty (hợp nhất) dự kiến thực hiện được hơn 3.279 tỷ đồng, bằng 105,2% cùng kỳ 2021.
Riêng Công ty Mẹ – Tổng công ty Đường sắt Việt Nam doanh thu dự kiến đạt hơn 988 tỷ đồng, tăng khoảng 22,5% so với cùng kỳ năm 2021 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Mẹ chưa bao gồm thu từ cung cấp dịch vụ dịch vụ sự nghiệp công từ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia).
Doanh thu khối vận tải (thu trực tiếp từ hoạt động vận tải) dự kiến hơn 1.729 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 38% so với cùng kỳ năm 2021.
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, kết quả khả quan này là do khi dịch COVID-19 được kiểm soát, mở cửa du lịch trên toàn quốc, vận tải hành khách đã từng bước phục hồi. Nếu như sau đợt vận tải Tết Nguyên đán phải bãi bỏ hơn 200 đoàn tàu thì đến nay sản lượng vận tải hành khách của các công ty vận tải đã tăng dần đều.
Một số sản phẩm dịch vụ mới được các công ty vận tải đường sắt hợp tác với các công ty du lịch hoàn thiện và đưa vào khai thác, thu hút khách, tăng doanh thu.
Video đang HOT
Điển hình là tuyến Hà Nội – Hải Phòng với mô hình kết hợp food tour Hải Phòng bằng đường sắt đang thu hút lượng hành khách rất lớn.
Cùng với đó là các sản phẩm du lịch trọn gói tuyến Hà Nội – Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, cho thuê toa xe khách cộng đồng phục vụ vui chơi, tổ chức tiệc trên tàu…
Song song với thúc đẩy vận tải khách, vận tải hàng tiếp tục được duy trì. Tổ chức vận tải theo kế hoạch đối với các luồng hàng truyền thống, khối lượng lớn như Apatit, phân bón, than, gạo, muối…
Ưu tiên tổ chức chạy tàu hàng chuyên tuyến, vận chuyển hàng liên vận quốc tế. Ngoài ra chạy thêm các đoàn tàu hàng thường và tàu liên khu đoạn để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa.
“Tuy sản lượng, doanh thu vận tải hành khách tăng trưởng so với cùng kỳ 2021 nhưng chưa khôi phục, chưa đạt được mức cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
Hơn nữa, giá nhiên liệu tăng cao gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải đường sắt trong việc duy trì giá cước cạnh tranh với các phương tiện khác và cân đối chi phí sản xuất kinh doanh. Năng lực thông qua của tuyến Thống Nhất không đáp ứng được yêu cầu của vận tải”, lãnh đạo VNR cho hay.
Vì vậy, để đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022, giảm lỗ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đề ra mục tiêu 6 tháng cuối năm toàn tổng công ty hợp cộng đạt doanh thu hơn 3.863 tỷ đồng, bằng 105,4% so với cùng kỳ.
Riêng Công ty Mẹ doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (chưa bao gồm thu từ cung cấp dịch vụ dịch vụ sự nghiệp công từ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia) hơn 921 tỷ đồng, bằng 127,1% so với cùng kỳ. Khối vận tải doanh thu hơn 1.846 tỷ đồng, bằng 158,5% so với cùng kỳ.
Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2022 của Công ty Mẹ – Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Theo đó, các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của Công ty Mẹ: Tổng doanh thu 4.364 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế âm 550 tỷ đồng; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Công ty Mẹ: Không có lợi nhuận; Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 115 tỷ đồng.
Không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; Kế hoạch vốn đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 35 tỷ đồng.
Đường sắt đề xuất các giải pháp tăng vận tải tàu liên vận lên gấp 3 lần hiện nay
Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), để nâng cao năng lực, sản lượng vận tải đường sắt liên vận quốc tế, ngành Đường sắt đề xuất các cơ quan hữu quan đầu tư đồng bộ về hạ tầng, phương tiện vận chuyển, ga bốc xếp, quản trị và cơ chế chính sách.
Cụ thể, ngoài các ga liên vận quốc tế như Đồng Đăng, Lào Cai, cần đầu tư nâng cấp các ga để phát huy hiệu quả toàn mạng lưới như ga Vật Cách (thay thế ga Hải Phòng), Kép (Bắc Giang), Kim Liên (Đà Nẵng), Diêu Trì (Quy Nhơn), Sóng Thần (Bình Dương)... Kế hoạch đầu tư tập trung vào làm đường ga, bãi hàng container, mở rộng bãi hàng, nâng cấp kho... Về lâu dài, cần đóng mới 500 toa xe khổ đường 1.000 mm và 500 toa xe khổ đường 1.435 mm đủ tiêu chuẩn tham gia vận tải liên vận quốc tế; đầu tư 200 - 700 vỏ container, cẩu chuyên dụng và xe nâng bố trí tại các ga liên vận quốc tế và ga xếp dỡ hàng.
Đường sắt đề xuất các giải pháp tăng vận tải tàu liên vận lên gấp 3 lần hiện nay. Ảnh: VNR.
Trước mắt, VNR đề xuất bổ sung các ga Kép (Bắc Giang), Vật Cách (Hải Phòng), Trảng Bom (Đồng Nai) là ga liên vận quốc tế để hỗ trợ cho ga Đồng Đăng và Yên Viên để khai thác hàng xuất nhập khẩu từ phía Nam ra.
VNR cũng đề xuất Chính phủ cho phép bổ sung phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ giao thông đường sắt như đầu máy, toa xe, cẩu cứu viện... vào danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục các dự án tín dụng đầu tư hoặc có cơ chế ưu đãi riêng cho các sản phẩm cơ khí đường sắt, trong bối cảnh khó khăn về vốn hiện nay.
Ngoài ra, VNR kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chính sách, định hướng các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hóa chính ngạch để vận tải bằng đường sắt; đồng thời, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tạo điều kiện thuận lợi hơn trong làm các thủ tục hải quan, như chấp thuận khai báo điện tử và bản scan thay cho bản chính đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu vận tải bằng đường sắt...
Đường sắt Việt Nam hiện kết nối với hệ thống đường sắt quốc tế thông qua đường sắt Trung Quốc tại 2 ga biên giới Lào Cai và Đồng Đăng. Tàu hàng từ Việt Nam có thể quá cảnh qua Trung Quốc để đến các nước thứ 3 như: Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, các nước Trung Á và châu Âu.
Thống kê của VNR từ năm 2017 - 2021, sản lượng vận tải hàng liên vận quốc tế tăng trưởng mạnh. Nếu năm 2017 thực hiện được hơn 870.000 tấn qua cả hai cửa khẩu ga Lào Cai và ga Đồng Đăng, năm 2021 đạt hơn 1.130.000 tấn. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước trên 1.000 triệu tấn/năm, trong đó xuất, nhập khẩu qua tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai chiếm khoảng 17%, chủ yếu bằng đường bộ. Do đó, nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của đường sắt.
"Theo tính toán, sau khi đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn trước mắt, các cơ chế của hải quan cửa khẩu tạo điều kiện rút ngắn thời gian và đầu tư thêm phương tiện đầu máy, toa xe, khả năng vận tải hàng xuất nhập khẩu sẽ đạt hơn 4,5 triệu tấn/năm, gấp 3 lần hiện nay", ông Vũ Anh Minh nhận định.
Ngành đường sắt lên phương án đưa hành khách về Hà Nội sau tai nạn tại Hà Nam Đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa thông tin sơ bộ về vụ tai nạn đường sắt xảy ra rạng sáng 27/1 tại địa phận tỉnh Hà Nam. Hiện trường vụ tai nạn tại địa phận phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN Theo đó, VNR cho hay, lúc 4 giờ 10 phút...