Doanh thu thuần giảm 80%, Novaland báo lãi tăng nhờ bán công ty con
Doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm mạnh nhưng Novaland có khoản thu nhập đột biến 800 tỷ đồng trong quý I sau khi bán toàn bộ vốn góp tại công ty con Phong Điền.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) trong quý I chỉ đạt doanh thu thuần 950 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu thuần theo quý thấp nhất của Novaland từ năm 2017 đến nay.
So với con số 4.900 tỷ cùng kỳ 2019, doanh thu thuần của đại gia bất động sản phía Nam sụt giảm tới 80%. Riêng doanh thu chuyển nhượng bất động sản chỉ đạt 550 tỷ, giảm gần 90%.
Lợi nhuận gộp của Novaland trong kỳ là 370 tỷ đồng, thấp hơn 70% so với quý I/2019. Mức giảm lãi gộp thấp hơn doanh thu nhờ doanh nghiệp cải thiện tỷ suất lợi gộp đáng kể, từ 26% tăng lên 38%.
Nguồn thu chính giảm mạnh nhưng Novaland phát sinh khoản thu nhập đột biến 800 tỷ đồng sau khi bán toàn bộ vốn góp tại công ty con Phong Điền với giá 990 tỷ. Đây là phần lãi chênh lệch giữa giá chuyển nhượng so với giá trị ghi sổ của tài sản. Khoản tiền này được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.
Nhờ khoản thu nhập từ chuyển nhượng công ty con nói trên, Novaland lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 560 tỷ đồng. Trừ đi khoản chi phí gần 70 tỷ mà chủ yếu là tiền phạt, bồi thường vi phạm hợp đồng, lợi nhuận trước thuế của đại gia địa ốc là 490 tỷ, giảm 16%.
Tuy nhiên, do chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thấp hơn, lợi nhuận sau thuế của Novaland lại tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 300 tỷ đồng.
tỷ đồngDoanh thu thuần của Novaland giảm mạnhKết quả kinh doanh hợp nhất của Novaland theo quýDoanh thu thuầnLợi nhuận sau thuếI/2019IIIIIIVI/202001k2k3k4k5k6kI/2019 Doanh thu thuần: 4 910 tỷ đồng
Video đang HOT
Báo lãi, nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản vốn hóa tỷ USD này vẫn âm gần 700 tỷ đồng trong quý I do tài trợ tiền mặt cho hàng tồn kho và tăng các khoản phải thu.
Đến cuối tháng 3, tổng tài sản của Novaland đạt 92.300 tỷ đồng. Trong đó, giá trị hàng tồn kho bất động sản đang xây dựng bao gồm giá trị quỹ đất đang phát triển là 58.600 tỷ. Tổng lượng tiền mặt bao gồm tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn là 4.300 tỷ.
Dư nợ tín dụng của Novaland là 34.600 tỷ đồng. Trong đó, các khoản vay ngắn hạn chiếm 31%, tương đương 10.700 tỷ; dư nợ vay dài hạn chiếm 69%, tương ứng 23.900 tỷ.
Ngoài ra, khoản phải trả dài hạn khác của Novaland là 16.800 tỷ, tăng chủ yếu do doanh nghiệp nhận hợp tác đầu tư, phát triển dự án từ bên thứ ba cho các dự án Grand Manhattan, NovaWorld Hồ Tràm, NovaWorld Phan Thiết, Aqua City.
Trong quý I, Novaland nhận khoản giải ngân lần hai với số tiền 101 triệu USD từ khoản vay vốn có tổng trị giá 250 triệu USD từ các định chế tài chính quốc tế thông qua sự tư vấn, thu xếp của Credit Suisses để phục vụ hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) nhằm tăng quỹ đất.
Với nguồn vốn trong nước, doanh nghiệp này nhận giải ngân hơn 1.500 tỷ từ các ngân hàng thương mại và được phê duyệt hạn mức tín dụng cho hoạt động M&A một số dự án dự kiến triển khai trong năm 2020.
Loạt ông lớn địa ốc lao đao vì COVID-19
Doanh thu và lợi nhuận nhiều doanh nghiệp bất động sản lao dốc trong quý I/2020 vì COVID-19.
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với kết quả kém khả quan. Theo đó, doanh thu thuần đạt 140 tỷ đồng, giảm 19%.
Nguyên nhân khiến doanh thu đi xuống, theo TTC Land, do thời điểm ghi nhận bàn giao dự án Carillon 7 (quận Tân Phú) lùi lại vào các quý sau do chính sách giãn cách xã hội trong COVID-19.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19.
Nhờ tiếp tục bàn giao các sản phẩm thuộc Dự án Jamona Home Resort nên doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội với 42%, tăng so với 34% của cùng kỳ.
Tính chung cả quý, TTC Land báo lãi ròng 47 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước.
Vẫn theo báo cáo, tại ngày 31/3, tổng tài sản tăng nhẹ đạt 10.925 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền tăng 24% so với đầu năm, đạt 104 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn giảm 22%, hàng tồn kho không mấy biến động so với thời điểm đầu nam duy trì ở mức 4.179 tỷ đồng, chiếm khoảng 38% tổng tài sản.
TTC Land ghi nhận khoảng 1,186 tỷ đồng nguời mua trả tiền truớc ngắn hạn, chiếm khoảng 11% tổng tài sản. Nợ vay tài chính trong kỳ tương đương số đầu năm, ở mức 2.283 tỷ đồng.
Không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tầm trung, nhiều "ông lớn" cũng lao đao vì COVID-19. Báo cáo tài chính vừa công bố của Tập đoàn FLC cho thấy quý I/2020, FLC lỗ ròng gần 1.172 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau quý II/2011, FLC báo lỗ kinh doanh quý.
FLC cho biết doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19 đến các hoạt động cốt lõi nhiw du lịch, hàng không, nghỉ dưỡng và bất động sản.
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) cho biết quý I năm nay chỉ lãi 64 tỷ đồng giảm 35% so với cùng kỳ. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.000 tỷ đồng giảm 40% so với cùng kỳ, sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt 106,6 tỷ đồng giảm 46% so với cùng kỳ 2019.
Trong kỳ Vinaconex ghi nhận tới 678 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính cao gấp hơn 15 lần cùng kỳ do ghi nhận lãi từ hoạt động thoái vốn các khoản đầu tư (633 tỷ đồng).
Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đội lên gần 574 tỷ đồng cao gấp 7 lần so với quý I/2019 do Vinaconex phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi số tiền 495 tỷ đồng và lãi từ hoạt động liên doanh liên kết rất khiêm tốn trong đó có 4 công ty liên doanh, liên kết báo lỗ.
Do đó, sau khi trừ các khoản chi phí Vinaconex lãi ròng gần 64 tỷ đồng giảm 35% so với cùng kỳ trong đó lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là gần 67 tỷ đồng do cổ đông không kiểm soát chịu lỗ.
Cùng chung cảnh ngộ, Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex IDC, mã BCM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm so với cùng kỳ.
Cụ thể, trong quý đầu năm, Becamex IDC mang về 1.323 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm hơn 31% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ kinh doanh bất động sản, bất động sản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 61%, đạt 819 tỷ đồng, tương ứng giảm đến 42%.
Tuy vậy, nhờ tiết giảm tốt được giá vốn hàng bán mà lợi nhuận gộp của Becamex IDC vẫn tăng gần 15% so với cùng kỳ, đạt 564 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng lên 46%.
Thế nhưng với doanh thu từ hoạt động tài chính cũng như lợi nhuận khác giảm mạnh mà kết quý I, lợi nhuận thuần chỉ đạt hơn 362 tỷ đồng, tương ứng giảm đến 48% so với cùng kỳ. Lãi ròng của Becamex ghi nhần gần 311 tỷ đồng, giảm 48% so cùng kỳ và cũng là quý thấp nhất kể từ quý I/2018.
Chủ tịch Novaland tiếp tục đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu Giao dịch dự kiến thực hiện qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, từ ngày 21/4 đến 20/5. Vị chủ tịch này dự kiến chi ra 519 tỷ đồng để mua cổ phiếu. Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu qua phương thức khớp...