Doanh thu PVN vượt gần 12%, nộp ngân sách ‘khủng’
PVN cho biết trong 11 tháng đầu năm, doanh thu toàn tập đoàn đạt 685 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 97,2 nghìn tỷ đồng.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, trong điều kiện giá dầu thế giới giảm, chiến tranh thương mại Trung – Mỹ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh, nhưng PVN vẫn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm.
Doanh thu, lợi nhuận PVN về đích sớm. (Ảnh: PVN)
Theo đó, PVN hoàn thành kế hoạch cả năm trước hai tháng 4 chỉ tiêu quan trọng đó là gia tăng trữ lượng dầu khí, doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận sau thuế hợp nhất.
Cùng đó, các chỉ tiêu còn lại đều hoàn thành vượt mức từ 5-8% kế hoạch đề ra. Trong đó, khai thác dầu trong nước vượt 7,5%, khai thác khí vượt 8,0%, sản xuất đạm vượt 8,0%, sản xuất điện vượt 5,5%, xăng dầu vượt 6,2%.
11 tháng 2019 sản xuất điện ước đạt 20,61 tỷ kWh, bằng 95,4% kế hoạch năm; sản xuất đạm ước đạt 1,416 triệu tấn, bằng 97,9% kế hoạch năm; sản xuất xăng dầu đạt 10,523 triệu tấn, bằng 92,7% kế hoạch năm.
Video đang HOT
Các chỉ tiêu tài chính của PVN 11 tháng đầu năm gồm tổng doanh thu, nộp ngân sách nhà nước đều vượt mức kế hoạch. Cụ thể, tổng doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 685,01 nghìn tỷ đồng, vượt 11,9% kế hoạch năm.
Nộp ngân sách nhà nước toàn PVN ước đạt 97,21 nghìn tỷ đồng, vượt 11,1% kế hoạch năm.
Cũng theo PVN, một số đơn vị thành viên như VSP, PVEP, Rusvietpetro, Biển Đông POC, PVGas, BSR, PVCFC, PVPower đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu sản lượng sản xuất.
Trong đó, 5 đơn vị đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước chỉ tiêu tài chính hợp nhất là PVGas, Rusvietpetro, PVTrans, PTSC và PVI.
Theo Vtc.vn
Gánh nặng trần chi phí lãi vay
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa yêu cầu cần sửa ngay quy định trần chi phí lãi vay 20% để kịp thời khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp trong kỳ tính thuế năm 2019.222
Theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp.
Công ty Địa ốcLê Thành đang đối mặt với khó khăn về việc khống chế trần chi phí lãi vay ở mức 20%
"Đứng hình" vì trần chi phí lãi vay
Công ty Địa ốc Lê Thành là doanh nghiệp lớn tại TP. HCM, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con và có quan hệ vay mượn, cấp vốn giữa các tổ chức trong tập đoàn. Trong đó, tập doàn có công ty con liên kết thực hiện công tác xây dựng các dự án nhà ở xã hội theo chủ trương của Nhà nước.
Để thực hiện dự án nhà ở xã hội, Công ty Lê Thành cho biết công ty liên kết phải sử dụng vốn vay của tập đoàn trong thời gian chưa nhận được nguồn vốn giải ngân từ ngân sách nhà nước và phát sinh lãi tiền vay. Do thời gian thực hiện dự án kéo dài và thanh toán từ ngân sách nhà nước thường chỉ được thực hiện sau khi nghiệm thu, quyết toán hạng mục công trình nên lãi tiền vay chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng giá thành dự án. Tuy nhiên theo quy định của Nghị định 20/2017/NĐ-CP, cơ quan thuế chỉ chấp nhận tỷ lệ chi phí lãi vay dưới 20% tổng lợi nhuận thuần. "Điều này gây thiệt hại rất lớn cho công ty do việc xây nhà ở xã hội được thực hiện theo chủ trương Chính phủ và không nhằm mục đích tạo lợi nhuận kinh doanh", Công ty Lê Thành nhấn mạnh và kiến nghị không áp dụng trần chi phí lãi vay 20% tổng chi phí thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
Hay như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, Chính phủ cho phép Công ty mẹ EVN là chủ thể vay để cho vay lại tới các tổng công ty phát điện nhưng nếu tính theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì tập đoàn này phải nộp thuế cao hơn rất nhiều. "Bản chất mối liên kết này không phải EVN vay về để cho vay lại nhằm mục đích chuyển giá. Nhưng theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì EVN phải nộp thuế tăng 500 tỷ đồng trong năm 2018", ông Nam nói và kiến nghị Chính phủ đưa các doanh nghiệp như EVN... ra khỏi đối tượng điều chỉnh.
Một doanh nghiệp vật liệu xây dựng cho biết trong lĩnh vực công nghiệp nặng, có những thời điểm phải sử dụng đòn bẩy tài chính rất lớn. "Năm 2019, ngành vật liệu xây dựng, cụ thể là thép chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc thương chiến Mỹ- Trung. Thị trường tiêu thụ nội địa cũng suy giảm do các chủ đầu tư dần khép mình khi vốn tín dụng ngân hàng bị siết lại. Theo đó, doanh thu suy giảm nhưng các khoản nợ vay để đầu tư hàng ngàn tỷ đồng trước đó, vẫn phát sinh lãi vay lớn và có thể vượt quá trần 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Do đó, nếu nới trần chi phí lãi vay lên khoảng 25-30% thì doanh nghiệp sẽ dễ kinh doanh hơn", vị Chủ tịch doanh nghiệp thép nói.
Việc thực hiện các quy định về chống chuyển giá theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP đã góp phần thu về ngân sách mỗi năm 11.089 tỷ đồng, trong đó truy thu, truy hoàn và phạt là 2.089 tỷ đồng.
Nới hay bỏ hẳn?
Nới trần chi phí lãi vay lên 25-30% hay bỏ hẳn, hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi. Quan điểm của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng nên sử dụng trần chi phí lãi vay 30% theo khuyến nghị của OECD để tham khảo có lẽ sát với quan điểm của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và các đơn vị trực tiếp áp dụng quy định để rà soát, quản lý thuế.
Tuy nhiên, mức trần chi phí lãi vay 30% áp dụng chung cho mọi doanh nghiệp, có thể dỡ bỏ được bất cập hiện nay như quy định khống chế mức chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đối tượng đặc thù..., nhưng cũng có nguy cơ "cào bằng" các đối tượng cần được quản lý, như chống tình trạng "vốn mỏng", ngăn chặn chuyển giá...
"Việc sửa đổi trần chi phí lãi vay cần được thực hiện nhanh, để các doanh nghiệp trong nước "dễ thở" hơn trong niên kỳ tính thuế 2019, nhưng đồng thời cần cả sự thận trọng, không loại trừ quy định chi tiết về việc xác định và phân loại các giao dịch liên kết để tránh các doanh nghiệp vốn mỏng, thậm chí có cả các trường hợp trung chuyển vốn vay, cho vay lại theo cách thức thông thường nhưng thực tế nguồn vốn ảo...", một chuyên gia lưu ý.
Lê Mỹ
Theo Enternews.vn
Giảm lãi suất dự trữ bắt buộc: "Kích" dòng tiền ra nền kinh tế Từ đầu tháng 12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định giảm một loạt lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại NHNN. Quyết định này được xem là động lực để thúc dòng vốn tín dụng chảy ra nền kinh tế. Các ngân hàng có thêm động...