Doanh thu ngành công nghiệp công nghệ thông tin tăng trưởng 9%
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ước tính trong 10 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin ước đạt 2.562 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 110,7 tỷ USD) tăng trưởng khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, doanh thu các doanh nghiệp Việt Nam là 292.000 tỷ đồng chiếm 11%. Doanh thu quý III đã tăng trưởng 26,8% so với quý II (quý II sụt giảm 14% so với quý I).
Ngày 22/3/2021, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức vận hành hệ thống chia chọn bưu kiện tự động tại Trung tâm khai thác vận chuyển và kho vận miền Trung ( Khu công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng). Ảnh minh họa: Quốc Dũng/TTXVN
Trong tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử chiếm gần 90%, đạt khoảng 2.270 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 98,1 tỷ USD). Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử ước đạt 88,3 tỷ USD chiếm khoảng 32,5% giá trị xuất khẩu của cả nước.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng việc phát triển lĩnh vực an toàn an ninh mạng trong năm 2021 đã có nhiều kết quả tích cực. Trong đó, doanh thu dịch vụ an toàn an ninh mạng trong 10 tháng đầu năm 2021 đạt 1.535 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ 10 tháng đầu năm 2020.
Trong lĩnh vực bưu chính, do ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19 nên doanh số của các doanh nghiệp bưu chính bị sụt giảm. Tuy nhiên đến tháng 10, các doanh nghiệp bưu chính từng bước khôi phục sản xuất khi các địa phương dần trở về trạng thái bình thường mới và tạo tiền đề cho tăng trưởng trong quý IV, phấn đấu hoàn thành kế hoạch cả năm 2021. Tính đến tháng 10/2021, tăng thêm 70 doanh nghiệp bưu chính. Doanh thu bưu chính đến hết quý III ước đạt 7.500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong tháng 10/2021, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông ước tăng 0,09% so với cùng kỳ năm 2020. Số thuê bao điện thoại thông minh đạt 91,71 triệu (chiếm 74,1% số thuê bao điện thoại di động), tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục thúc đẩy triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” và triển khai phủ sóng các điểm lõm sóng còn tồn tại trên cả nước (khoảng 2000 điểm).
Để tiến tới mục tiêu xử lý triệt để sim rác vào cuối năm 2021, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, quyền lợi của người dân, đồng thời tạo nền tảng để chính doanh nghiệp viễn thông triển khai các dịch vụ mới như định danh số, tiền di động (Mobile Money)… Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai các giải pháp đồng bộ như: Tiến hành kiểm tra thông tin thuê bao, đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục đối với hoạt động mua bán, đăng ký, quản lý thông tin thuê bao tại các điểm bán SIM, đăng ký thông tin thuê bao trên địa bàn quản lý theo quy định; chỉ đạo hoàn thiện biện pháp cơ chế chặn tự động trên hệ thống của doanh nghiệp để đảm bảo từ ngày 1/8/2021, tất cả thuê bao phát triển mới không vi phạm các tiêu chí trong thỏa thuận ngăn chặn, xử lý SIM rác.
Đến tháng 10/2021 đã có hai nhà mạng là Viettel và VNPT đã đáp ứng các nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và thực hiện triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money.
Năm 2022, Quốc hội giao mục tiêu thu nhập bình quân đạt 3.900 USD
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Quốc hội yêu cầu thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Chiều 12-11, Quốc hội (QH) đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 với mục tiêu GDP đạt 6-6,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.900 USD.
Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu năm 2022 là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Cùng với đó là với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp; tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước...
Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2022 đó là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 04%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%...
Trước khi QH bấm nút thông qua, một số ý kiến cho rằng mức tăng trưởng GDP khoảng 6%-6,5% khó hoàn thành, nên đặt mức tăng trưởng GDP khoảng 5%-5,5%.
Tuy nhiên, theo Uỷ ban Thường vụ QH, chỉ tiêu trên đã phân tích, dự báo và tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2021, bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm. Điều này cũng đồng thời thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2022.
Các đại biểu QH bấm nút thông qua Nghị quyết.
Nghị quyết yêu cầu tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định).
Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội và ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước để tập trung nâng cao năng lực hệ thống y tế và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác. Thực hiện các chính sách, giải pháp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như: Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (hoàn thành một số dự án thành phần: Cam Lộ - La Sơn; Dầu Giây - Phan Thiết; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Mai Sơn - Quốc lộ 45); dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành...
Khẩn trương triển khai các dự án hạ tầng nền tảng số quốc gia dùng chung. Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin mở rộng đầu tư nội dung số trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, như công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp an toàn, an ninh mạng.
Đầu tư đồng bộ hạ tầng đô thị các khu kinh tế ven biển. Phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là các công trình thủy lợi, cảng cá, trung tâm nghề cá lớn, khu neo đậu tránh trú bão; các dự án chống sạt lở thích ứng biến đổi khí hậu...
Cũng trong chiều cùng ngày, QH đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025. Theo đó việc cơ cấu lại nền kinh tế sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, ổn định, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế...
Nghị quyết giao các chỉ tiêu cụ thể như: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính; Bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân năm năm khoảng 32 - 34% GDP...
Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu 5-10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế; Kinh tế số chiếm 20% GDP...
Nghị quyết yêu cầu Chính phủ xây dựng Chương trình hành động thực hiện, hoàn thành trước tháng 4-2022; báo cáo QH kết quả thực hiện Nghị quyết trong Báo cáo về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; báo cáo QH kết quả thực hiện Nghị quyết giữa nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2023 và cả nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2025.
BHXH Việt Nam tổ chức 5 đoàn kiểm tra việc hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp Từ ngày 2/11 đến ngày 6/11/2021, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức 5 Đoàn công tác do Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc làm Trưởng đoàn làm việc tại BHXH 9 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh. Tổng Giám đốc BHXH Việt...