Doanh thu giảm tốc nhưng Sabeco vẫn đưa ThaiBev lên vị trí dẫn đầu tại khu vực ASEAN
Dù doanh thu năm 2018 của Sabeco chỉ tăng trưởng 5% nhưng việc thâu tóm doanh nghiệp này cũng đã giúp ThaiBev ghi nhận những bước phát triển vượt bậc trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
Ảnh minh họa (Nguồn: ThaiBev)
Lợi nhuận sau thuế năm 2018 giảm 11% so với cùng kỳ
Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượi – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – Mã CK: SAB) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN) Quý 4/2018.
Theo đó, doanh thu thuần trong Quý 4 của Sabeco đạt 10.406 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu và chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt gia tăng khiến cho Lợi nhuận gộp trong Quý 4/2018 của Sabeco chỉ đạt 2.184 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, chi phí bán hàng giạ tăng (7%) và lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết giảm (-37%) cũng khiến cho lợi nhuận sau thuế (LNST) Quý 4/2018 giảm tới 25% so với cùng kỳ, ở mức 918,7 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, xét cả năm 2018, doanh thu thuần của Sabeco đạt 35.948,5 tỷ đồng, tăng trưởng 5% so với năm 2017. Trong đó, doanh thu từ bia và bao bì vật tư có sự tăng trưởng tốt với giá trị ghi nhận lần lượt là 30.782 tỷ đồng và 4.816 tỷ đồng. Ở chiều hướng ngược lại, doanh thu từ nước giải khát, cồn, rượi có sự suy giảm rõ rệt.
Sabeco cũng ghi nhận LNST năm 2018 đạt mức 4.400 tỷ đồng (LNST của công ty mẹ đạt 4.174,9 tỷ đồng), giảm 11% so với năm trước, nhưng vẫn vượt kế hoạch đã được thông qua tại Đại hội cổ đồng cổ đông thường niên 2018 (ngày 21/7/2018) thông qua. Nguyên nhân được Sabeco cho biết là do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thấp hơn nhờ vào việc kiểm soát tốt chi phí, doanh thu tài chính cũng ghi nhận cao hơn so với năm trước.
Cơ cấu doanh thu của Sabeco năm 2018 (Nguồn: Sabeco)
Video đang HOT
Tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của Sabeco đạt 22.378 tỷ đồng, tăng 365 tỷ đồng so với đầu năm. Đà tăng trưởng chủ yếu đến từ sự gia tăng của khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền và Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (là các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) khi ghi nhận giá trị đến cuối kỳ đạt lần lượt là 4.467 tỷ đồng ( 4,6%) và 7.544 tỷ đồng ( 15%).
Về cơ cấu nguồn vốn, tính đến cuối năm 2018, các khoản nợ phải trả của Sabeco đạt 6.268,9 tỷ đồng, giảm 17,4% so với đầu năm. Một phần nguyên nhân là do Sabeco đã thực hiện chi trả cổ tức trong năm, giúp giảm khoản Phải trả ngắn hạn khác từ mức 2.630 tỷ đồng, xuống mức 1.079 tỷ đồng.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Sabeco tiếp tục được cải thiện tích cực nhờ sự gia tăng của khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, đạt mức 16.109 tỷ đồng, tăng 1.689 tỷ đồng so với đầu năm.
ThaiBev cần thêm thời gian?
Trong thông điệp gửi tới cổ đông, các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Thai Beverage (ThaiBev) – nhà đầu tư đã thông qua một số công ty thành viên đã thâu tóm thành công 53,59% vốn điều lệ Sabeco trong phiên đấu giá của Bộ Công thương – đều coi việc thâu tóm này là bước tiến quan trọng.
Vị tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Chủ tịch HĐQT của ThaiBev) cho biết việc thâu tóm Sabeco (bên cạnh Grand Royal Group) đã giúp tập đoàn này đạt đến ngưỡng “tạo dựng được tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bền vững” (healthy revenue and profit growth moving forward) thông qua việc chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm trong ngành bia và đồ uống có cồn, cũng như góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp để tạo thêm các cơ hội kinh doanh cho tập đoàn.
Tương tự, ông Thapana Sirivadhanabhakdi (CEO ThaiBev) cũng cho biết Sabeco là động lực tăng trưởng cho lĩnh vực bia của tập đoàn này.
“Nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và sự cạnh tranh gay gắt năm 2018 đã tạo ra một bối cảnh hoạt động đầy thách thức cho các doanh nghiệp ngành bia tại Thái Lan. Mặc dù vậy, việc hợp nhất doanh thu của Sabeco đã góp phần thúc đẩy doanh thu bia của chúng tôi tăng trưởng 64,8%, đạt mức 94.486 triệu Baht, với lợi nhuận ròng là 2.805 triệu Baht, đẩy ThaiBev lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực bia tại khu vực ASEAN” – CEO của ThaiBev chia sẻ.
Doanh số bán bia của ThaiBev tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn từ 10/2017 – 9/2018 (Nguồn: ThaiBev)
Dù kết quả kinh doanh năm 2018 vẫn ghi nhận mức lãi “khủng”, song không thể phủ nhận đà tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã có phần chững lại.
Một phần nguyên nhân được cho là xuất phát từ việc thị trường ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt hơn, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi và sự gia tăng của giá nguyên vật liệu.
Xét ở góc độ khác, năm 2018 là năm đầu tiên Sabeco có sự tham gia điều hành của những nhân sự cấp cao và giàu kinh nghiệm đến từ ThaiBev. Với sự góp mặt của cổ đông mới, nhiều hoạt động của Sabeco đã được thực hiện tái cơ cấu. Tuy nhiên, điều cốt lõi là hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh chính vẫn chưa ghi nhận kết quả rõ nét và các hoạt động tái cơ cấu cũng cần thêm thời gian để kiểm chứng.
Ngoài ra, sau khi được ThaiBev thâu tóm, Sabeco đã gặp phải nhiều vấn đề liên quan tới nghĩa vụ thuế có giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đây có thể là một nguyên nhân khác khiến cho ThaiBev chưa thể dồn toàn lực tái cơ cấu hoạt động kinh doanh chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của Sabeco./.
Theo viettimes.vn
PNJ: Tăng trưởng phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) công bố mới đây cho thấy, doanh thu thuần lũy kế cả năm 2018 đạt 14.573 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2018.
Lợi nhuận gộp năm 2018 của PNJ đạt 2.779 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt mức kỷ lục 19,1%, trong đó biên lợi nhuận gộp riêng quý IV/2018 đạt 20,3% - cũng là mức cao nhất từ trước tới nay - chủ yếu do giá vốn từ mảng kinh doanh chính bán sỉ và lẻ vàng bạc, đá quý giảm từ 82,6% về 81,4%.
Tuy nhiên, do tốc độ tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mạnh hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tăng 34% - thấp hơn mức tăng của năm 2017.
Kết quả, PNJ đạt 960 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 32,4% so với năm 2017 và vượt 9% so với kế hoạch đề ra. Trước đó, ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc PNJ chia sẻ, lợi nhuận năm 2018 có thể vượt 7-10% kế hoạch.
Tính tới thời điểm cuối tháng 11/2018, PNJ có tổng cộng 317 cửa hàng, tăng 48 cửa hàng so với đầu năm. Tốc độ tăng doanh thu trên mỗi cửa hàng đạt 12,7%, trong khi tốc độ tăng số lượng cửa hàng là 17,8%. Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế trên mỗi cửa hàng đạt 12,3%. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế bình quân 1 cửa hàng của PNJ đạt 2,7 tỷ đồng và tăng lên 3 tỷ đồng vào năm 2018.
Như vậy, có thể thấy, tốc độ mở rộng cửa hàng của PNJ là rất nhanh, nhiều khả năng kế hoạch đạt 400 cửa hàng tới năm 2021 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, các cửa hàng mở mới sẽ cần thời gian lâu hơn để hoàn vốn và tối ưu doanh thu.
Về chi phí, báo cáo tài chính cho thấy, chi phí bán hàng và chi phí quản lý của PNJ tăng mạnh và nhanh hơn so với mức tăng doanh thu trong năm qua. Chẳng hạn, số lượng nhân viên tăng từ 5.060 người vào đầu năm lên 6.018 người tính đến cuối năm (tăng 19%), dẫn tới chi phí lương tăng cao.
Trong năm, PNJ chi mạnh nhất cho việc tăng hàng tồn kho với hơn 1.414 tỷ đồng, khoản mục này tính đến cuối năm đạt 4.816 tỷ đồng (tăng 42%). Tính riêng quý IV/2018, PNJ chi hơn 692 tỷ đồng mua hàng tồn kho. Điều này khiến chỉ số vòng quay hàng tồn kho giảm nhẹ trong cả năm 2018, đạt 2,45 vòng (năm 2017 là 2,67 vòng), vì tính tới thời điểm cuối quý III chỉ tiêu này vẫn cao hơn so với cùng kỳ.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm hơn 304 tỷ đồng khiến PNJ phải gia tăng nợ vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và nhu cầu chi đầu tư mua sắm tài sản cố định. Doanh số đi vay năm 2018 là hơn 4.300 tỷ đồng, tăng 1.209 tỷ đồng so với năm 2017. Khoản tăng thêm này chủ yếu rơi vào quý IV, vì doanh số đi vay tính tới cuối quý III là hơn 3.033 tỷ đồng.
Điều này cho thấy PNJ đang tận dụng đòn bẩy tài chính để vừa mở rộng quy mô, vừa tăng vốn vay tài trợ cho tồn kho. Tại thời điểm cuối kỳ, giá trị l.ô hàng thế chấp tại các ngân hàng là hơn 965 tỷ đồng, chiếm 23% hàng tồn kho bình quân năm 2018 - mức không quá cao.
Tỷ trọng nợ vay và chi phí lãi vay được kiểm soát ở mức độ an toàn, nợ vay ngân hàng đang chiếm khoảng 25% trên tổng nguồn vốn, chi phí lãi vay tăng 11% dù doanh số tăng mạnh. Do chủ yếu bán lẻ và thu tiền ngay nên dòng tiền kinh doanh về nhanh, qua đó giúp PNJ trả nợ nhanh.
Lợi nhuận trên vốn cổ phần (EPS) năm 2018 giảm hơn 16,6% so với năm 2017 chủ yếu do phát hành hơn 4,8 triệu cổ phiếu ESOP vào cuối tháng 11/2018 và phát hành riêng lẻ hơn 9,8 triệu cổ phiếu vào tháng 7/2017.
Nhìn chung, PNJ đang nỗ lực để chiếm thị phần từ khu vực phía Bắc, cũng như các cửa hàng không có thương hiệu. Lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng và quản lý, chi phí lãi vay, dòng tiền hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động trên mỗi cửa hàng sẽ là những biến số quan trọng đối với nhà đầu tư quan tâm tới cổ phiếu PNJ.
Với tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức trên 10%/năm, chỉ số PEG của PNJ vẫn đang nằm dưới ngưỡng 1, mức P/E hiện tại tương đương với P/E bình quân 5 năm trong lịch sử và 1 số doanh nghiệp lớn, nhưng có hiệu quả kinh doanh thấp hơn PNJ (ROE năm 2018 của NPJ đạt 28,4%).
Đại Hiệp - hiep.buh@gmail.com
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tăng đầu tư thu lãi, Ricons thực hiện 88% chỉ tiêu lãi ròng sau 9 tháng Lũy kế 9 tháng đầu năm, Ricons đạt 5.334,5 tỷ doanh thu và 296 tỷ lãi gộp, đồng thuận tăng so với cùng kỳ. Đầu tư Xây dựng Ricons vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2018 với doanh thu tăng từ 1.848 tỷ lên 2.296 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tương ứng tăng 114 tỷ lên 122 tỷ đồng. Song, nếu xét...