Doanh thu giảm một nửa, Masan Resources lỗ 120 tỷ Quý IV/2019
Phía tập đoàn Masan cho biết mục tiêu của MSR là kiểm soát chi phí, ước tính sẽ giúp tiết kiệm gần 14 triệu USD hàng năm, bù đắp phần nào cho ảnh hưởng của giá Vonfram.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo báo cáo tài chính hợp nhất Quý 4/2019 của CTCP Tài nguyên Masan (Masan Resources – Mã CK: MSR), doanh thu của công ty giảm tới hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.020,8 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp trong Quý 4/2019 chỉ đạt 58,9 tỷ đồng, chưa bằng 1/10 cùng kỳ năm 2018. Điều này khiến biên lợi nhuận gộp của công ty giảm mạnh, chỉ còn ở mức 5,8%.
Trong Quý 4/2019, MSR ghi nhận nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính tăng lên mức mức 198,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi phí tài chính vẫn duy trì ở mức cao, đạt 303,76 tỷ đồng. Bên cạnh đó, so với cùng kỳ năm trước, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều có xu hướng gia tăng, lần lượt đạt 24,6 và 64 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau khi tính thêm các khoản chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp, MSR báo lỗ 120,16 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh kém sắc trong Quý 4/2019 khiến lợi nhuận sau thuế lũy kế của chủ sở hữu chỉ còn 352,39 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi 663,75 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2019, doanh thu của MSR đạt 4.706 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2018. Theo thông tin từ Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN), nguồn doanh thu của MSR giảm chủ yếu do giá Vonfram thấp do điều kiện thị trường khó khăn và sản lượng đồng bán ra hạn chế (thấp hơn 49% so với năm 2018).
Giá vonfram và đồng tồn kho ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của MSR năm 2019 (Nguồn: MSN)
Trước đó, vào Quý 3/2019, do giá Vonfram giảm sâu khiến doanh thu của MSR thấp hơn giá vốn. Công ty thoát lỗ nhờ khoản thu nhập một lần đến từ việc thắng kiện Jacobs E&C Australia Pty Ltd.
Tập đoàn Masan cho hay việc mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C.Starck sẽ giúp MSR tạo ra dòng tiền ổn định hơn ngay cả khi giá cả hàng hóa biến động như trong năm 2019. Bên cạnh đó, mục tiêu của MSR là kiểm soát chi phí. Phía Masan ước tính MSR sẽ tiết kiệm được gần 14 triệu USD hàng năm, bù đắp phần nào cho ảnh hưởng của giá Vonfram.
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của MSR đạt 29.774,7 tỷ đồng, tăng 6,5% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho của MSR tăng 1,9 lần so với đầu năm, lên mức 3.139 tỷ đồng. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của MSR tính đến cuối năm 2019 đạt 17.304,8 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 12.469 tỷ đồng.
Về kế hoạch kinh doanh cho năm 2020, theo thông tin từ phía Tập đoàn Masan, doanh thu thuần của MSR dự kiến trong khoảng 5,5 – 6 nghìn tỷ đồng, không bao gồm sự hợp nhất từ H.C.Starck sau khi giao dịch hoàn tất. Ban điều hành cũng dự kiến giá vonfram sẽ đạt 260 USD/MTU cho năm 2020 và không có biến động so với năm 2019./.
Theo Viettimes.vn
Biên lãi gộp sụt giảm, Masan vẫn báo lãi cả năm 2019 đạt 5.558 tỷ
Trong cả năm 2019, Masan có doanh thu thuần giảm 2,2% còn 37.354 tỷ đồng và lãi gộp giảm 8% còn 10.941 tỷ đồng.
Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2019 với doanh thu thuần giảm 5% còn 10.975 tỷ đồng. Giá vốn chỉ giảm nhẹ nên lợi nhuân gộp giảm 5% xuống 3.379 tỷ đồng.
Song, doanh thu tài chính tăng 66% lên 238 tỷ đồng nhờ thu nhập từ phát hành lại cổ phiếu quỹ của một công ty liên kết và doanh thu khác. Chi phí tài chính giảm 23% xuống 520 tỷ đồng, do giảm vay nợ.
Thêm vào đó, Masan còn hưởng lãi lớn từ liên kết khi tăng 34% lên 650 tỷ đồng và khoản lợi nhuận khác gần 92 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 11 tỷ đồng.
Nhờ đó, Masan báo lãi sau thuế tăng 36%, đạt 1.748 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 1.448 tỷ đồng, tăng 27%.
Dù biên lãi gộp sụt giảm, Masan vẫn báo lãi cả năm 2019 đạt 5.558 tỷ đồng
Trong cả năm 2019, Masan có doanh thu thuần giảm 2,2% còn 37.354 tỷ đồng và lãi gộp giảm 8% còn 10.941 tỷ đồng. Theo Masan, sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi với hoạt động kinh doanh thức ăn gia súc, hơn nữa ngành hàng bia và cà phê của Hàng tiêu dùng Masan (MCH),...
Sau cùng, Masan có lãi sau thuế 6.364 tỷ đồng, tăng 13% so năm 2018. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 5.558 tỷ đồng, tăng 13%.
Dự phóng kết quả cho năm 2020, đại diện Masan cho biết cụ thể từng công ty con của Tập đoàn như với Hàng tiêu dùng Masan (MCH): Doanh thu thuần năm 2020 dự kiến tăng 10-15%. Động lực tăng trưởng chính là đẩy mạnh xu hướng cao cấp hóa danh mục sản phẩm trong ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi, tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số ở ngành hàng đồ uống, chăm sóc cá nhân và gia đình.
Với Vincommerce (VCM): Doanh thu năm 2020 dự kiến đạt 45-48 nghìn tỷ đồng, mục tiêu EBITDA từ mức -3% đến hòa vốn. Tập đoàn đã hoàn tất sáp nhập MCH và VCM vào ngày 31/12/2019.
Với Masan MeatLife (MML): Doanh thu thuần dự kiến tăng trưởng hơn 20%. Thịt mát được kỳ vọng đóng góp từ 20-25% doanh thu thuần hợp nhất của MML. Mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi dự kiến sẽ tăng trưởng từ mức cao của một chữ số đến mức thấp của hai chữ số nếu tốc độ tái đàn heo tại Việt Nam cao hơn.
Với Tài nguyên Masan (MSR): Dự kiến doanh thu thuần năm 2020 sẽ vào khoảng 5,5 - 6 nghìn tỷ đồng, chưa bao gồm việc hợp nhất dự kiến từ HC Starck sau khi giao dịch hoàn tất. Ban điều hành kỳ vọng giá vonfram năm 2020 sẽ đạt 260 USD/MTU nếu không có biến động về giá khoáng sản so với năm 2019.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.
Masan báo lãi hơn 5.500 tỷ đồng trong năm 2019 Nhờ sự đóng góp của các công ty con, Masan báo lãi hợp nhất hơn 5.500 tỷ đồng trong năm 2019... Ảnh: QH. Năm 2019, Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) ghi nhận hơn 37.300 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, giảm 2,2% so với năm 2018. Trong đó, chủ yếu do doanh thu từ các công ty con sụt giảm. Cụ thể, doanh...