Doanh thu du lịch giảm một nửa, Vietravel lỗ nặng
3 tháng đầu năm nay, hãng lữ hành này lỗ hơn 41 tỷ đồng, tương đương mức lợi nhuận của công ty trong cả năm 2019.
Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam ( Vietravel) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ. Nguyên nhân dẫn tới đà suy giảm này được lãnh đạo công ty cho biết do tác động của dịch Covid-19.
Cụ thể, 3 tháng đầu năm nay, hãng lữ hành này thu về gần 790 tỷ đồng doanh thu, chỉ tương đương 1/2 cùng kỳ với hơn 1.400 tỷ. Trong đó, thu từ dịch vụ du lịch lữ hành của hãng đã giảm từ 1.148 tỷ về 608 tỷ đồng (giảm 47%); doanh thu bán vé máy bay cũng giảm 33%, còn 155 tỷ đồng.
Trong khi đó, giá vốn giảm thấp hơn doanh thu khiến lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh chính của hãng kỳ này chỉ đạt hơn 30 tỷ, giảm tới 72% so với cùng kỳ. Con số này cũng tương đương biên lợi nhuận gộp quý I/2020 của Vietravel chỉ ở mức 3,8%, trong khi cùng kỳ là 7,6%.
Do hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, hãng lữ hành này đã phải thực hiện cắt giảm mạnh các khoản chi phí như chi nhân viên giảm hơn một nửa (53%); chi phí bán hàng giảm gần 20%; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 35%… Ngược lại, chi phí lãi vay tăng gấp 8 lần, tiêu tốn của hãng hơn 21 tỷ đồng quý vừa qua.
Kết quả, công ty lữ hành chiếm thị phần lớn nhất thị trường trong nước này ghi nhận khoản lỗ trước thuế hơn 38 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 6,6 tỷ.
Lợi nhuận sau khi trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp kỳ này của Vietravel cũng đã giảm hơn 46 tỷ so với cùng kỳ, báo số âm 41,5 tỷ đồng. Đây là con số lỗ quý lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây của doanh nghiệp và là quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong quý IV/2019 trước đó, doanh nghiệp này cũng lỗ 14 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đáng nói, con số thua lỗ trong quý I năm nay đã tương đương mức lợi nhuận mà công ty này kinh doanh trong cả năm 2019 trước đó. Hiện tại, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán của công ty chỉ còn trên 38 tỷ đồng (đầu năm là 79 tỷ).
Ngoài việc là hãng lữ hành chiếm thị phần cao nhất trong nước, Vietravel cũng là doanh nghiệp nhiều lần bày tỏ tham vọng lấn sân sang thị trường hàng không với việc thành lập Công ty TNHH Hàng không lữ hành Việt Nam ( Vietravel Airlines). Công ty hàng không này có vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng, đặt trụ sở tại tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Hiện tại, vốn điều lệ của công ty hàng không này là 700 tỷ và HĐQT Vietravel đã thông qua phương án phát hành trái phiếu không chuyển đổi riêng lẻ với tổng giá trị 700 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn của dự án hàng không nói trên.
Nếu huy động thành công thêm 700 tỷ, tổng mức đầu tư của Vietravel Airlines sẽ tăng lên 1.400 tỷ. Khi đó, Vietravel Airlines có thể đáp ứng quy định có vốn đăng ký từ 1.300 tỷ đồng, được phép khai thác trên 30 máy bay và có bay quốc tế.
Vietravel Airlines cũng đã được phê duyệt phương án đầu tư, dự kiến khai thác chuyến đầu tiên vào năm 2021.
Theo kế hoạch khai thác, Vietravel có lượng khách du lịch gần 1 triệu lượt mỗi năm, mức tương đối ổn định để đảm bảo cho các chuyến bay. Hãng chọn Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài (Huế) làm sân bay căn cứ. Điều này sẽ không tạo áp lực lên các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài, những sân bay đang quá tải.
Trong năm đầu tiên, Vietravel Airlines dự kiến khai thác 3 máy bay dòng Airbus A320 hay Boeing 737 hoặc tương đương. Đến năm thứ 5, hãng sẽ nâng tổng số máy bay khai thác lên 8 chiếc.
Công ty lữ hành lớn nhất nước Vietravel lỗ 41,5 tỷ đồng trong quý 1, "thổi bay" lợi nhuận làm ra của cả năm 2019
Khấu trừ các chi phí, Vietravel (VTR) báo lỗ ròng hơn 41,5 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2020 - tương đương mức lãi cả năm ngoái. Theo đó, khoản lợi nhuận giữ lại tính đến thời điểm 31/3/2020 của Công ty chỉ còn hơn 38 tỷ đồng.
CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel, VTR) vừa công bố BCTC hợp nhất quý đầu năm với doanh thu vận tải sụt giảm nghiêm trọng, dù cắt giảm chi phí (cắt 50% chi phí nhân viên), ghi nhận lãi từ chênh lệch tỷ giá thanh lý tài sản... Công ty vẫn báo lỗ hơn 41,5 tỷ đồng - "thổi bay" lợi nhuận cả năm 2019.
Chi tiết, doanh thu VTR ghi nhận giảm phân nửa về 789,5 tỷ; trong đó doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành giảm từ 1.148 tỷ về 608 tỷ đồng; doanh thu bán vé máy bay cũng giảm mạnh từ 232 tỷ về 155 tỷ.
Trong kỳ, nhờ chênh lệch tỷ giá mang về khoản thu tài chính gần 2 tỷ, lãi tiền gửi tăng mạnh lên hơn 16 tỷ; ngược lại chi phí lãi vay cũng tăng mạnh từ 2,5 tỷ lên hơn 21 tỷ đồng.
Công ty còn thực hiện cắt giảm đáng kể các khoản chi phí. Đáng chú ý, chi phí nhân viên quý đầu năm cắt giảm một nửa (từ 44 tỷ) về chỉ còn hơn 21 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận lãi thanh lý gần 2 tỷ...
Khấu trừ các chi phí, VTR báo lỗ ròng hơn 41,5 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2020 - tương đương mức lãi cả năm ngoái. Theo đó, khoản lợi nhuận giữ lại tính đến thời điểm 31/3/2020 của Công ty chỉ còn hơn 38 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản Công ty vào mức 1.900 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ; tiền và tương đương tiền giảm về 115 tỷ, nắm giữ ngắn hạn hơn 701 tỷ. Nợ phải trả VTR hiện vào mức 1.703 tỷ, vốn chủ 197 tỷ đồng. Với tiềm lực tài chính khiêm tốn, tham vọng lấn sân ngành hàng không của VTR trở thành đề tài được quan tâm bởi dư luận.
Trước thềm thành lập hãng bay, VTR thông qua phương án phát hành trái phiếu không chuyển đổi riêng lẻ với tổng giá trị 700 tỷ đồng, tương đương mức vốn điều lệ đăng ký. Mới đây, Công bố kết quả lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về mức giá, thời gian chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược và thời gian phát hành ESOP.
Trong đó, cổ đông thông qua mức giá phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược năm 2019 là 10.100 đồng/cp, tỷ lệ tán thành 77,64%. Mục tiêu huy động vốn để tăng vốn điều lệ bổ sung nguồn vốn lưu động. Cổ phiếu bán cho đối tác chiến lược bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành.
Với phương án ESOP, VTR dự phát hành làm 2 đợt. Đợt 1, doanh nghiệp phát hành 556.000 cổ phiếu giá 10.100 đồng/cp và đợt 2 là 296.000 cổ phiếu giá 18.276 đồng/cp.
Riêng kế hoạch tại hãng bay Vietravel Airlines, hãng vừa chính thức được phê duyệt đầu tư, dự kiến sẽ khai thác chuyến đầu tiên vào năm 2021. Nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về bối cảnh chật vật của xuất phát điểm Vietravel Airlines, khi dịch Covid-19 đang khiến các "anh cả" trong ngành lao đao, thậm chí đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản.
Từng chia sẻ về dự án Vietravel Airlines, Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Kỳ cho biết: "Vietravel đã tham gia thị trường này 5 năm, không phải hứng lên thì làm".
Hiện, VTR mỗi năm bay 500 chuyến charter, đứng đầu thị trường bay charter hiện nay (trong du lịch, charter flight thường được hiểu là một chuyến bay thuê bao dành riêng cho du khách của một hãng lữ hành). Nhưng bên cạnh đó, 1 năm charter bay từ nước ngoài bay về Việt Nam là 51.000 chuyến, thị phần này đang hoàn toàn nằm ở công ty nước ngoài, con số 500 chuyến của Vietravel chỉ như muối bỏ biển.
Với các hãng hàng không hiện nay, bay thông dụng là thị trường chính, bay du lịch là thị trường ngách, nhưng với VTR thị ngược lại, bay du lịch là thị trường chính. Ở đây không có sự đối chọi, việc VTR tham gia thị trường hàng không chỉ là bổ trợ.
Vietravel báo lỗ 14 tỷ đồng trong quý IV/2019 Công ty CP Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2019 với kết quả doanh thu đạt 1.451 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế âm 14 tỷ đồng, trong khi con số cùng kỳ năm 2018 là 7,3 tỷ...