Doanh thu của Kênh đào Suez ‘lao dốc’
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 26/12, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi cho biết doanh thu của Kênh đào Suez trong năm 2024 đã giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm 2023, trong bối cảnh những thách thức an ninh khu vực tiếp diễn.
Các tàu container di chuyển gần kênh đào Suez trên biển Đỏ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp với Chủ tịch Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie, Tổng thống El-Sisi tuyên bố Ai Cập đã mất khoảng 7 tỷ USD doanh thu từ con kênh này trong năm 2024 do những bất ổn ở Biển Đỏ và khu vực Eo biển Bab al-Mandab tác động tiêu cực đến lưu lượng thông thương hàng hải qua đây, cũng như tới tính bền vững của thương mại thế giới.
Tổng thống El-Sisi đã chỉ thị cho SCA tiếp tục thực hiện các dự án phát triển kênh đào, cung cấp dịch vụ hàng hải tốt nhất, đồng thời thúc đẩy vai trò của Kênh đào Suez như một trụ cột thiết yếu cho hoạt động vận tải hàng hải thương mại thế giới.
Kênh đào Suez vẫn là tuyến đường thủy chiến lược và là nền tảng của nền kinh tế Ai Cập, vốn đang phải chật vật do khó khăn kinh tế dai dẳng trong thời gian gần đây khi chịu tác động từ những bất ổn địa chính trị trong khu vực.
Video đang HOT
Doanh thu từ Kênh đào Suez của Ai Cập đã giảm mạnh từ mức 9,4 tỷ USD trong năm tài chính 2022-2023 xuống 7,2 tỷ USD trong năm tài chính 2023-2024. Năm tài chính ở Ai Cập bắt đầu vào ngày 1/7 và kết thúc vào ngày 30/6 của năm kế tiếp. Nguyên nhân chính dẫn tới đà sụt giảm mạnh doanh thu của Kênh đào Suez phần lớn là do tình trạng bất ổn kéo dài trong khu vực, với việc lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục tấn công các tàu được cho là có liên hệ với Israel, Mỹ và Anh gần Eo biển Bab El-Mandeb. Lực lượng dân quân của Yemen tuyên bố chiến dịch tấn công các tàu di chuyển qua Biển Đỏ là nhằm gây áp lực buộc Israel ngừng cuộc chiến ở Dải Gaza.
Nhiều công ty vận tải buộc phải chuyển hướng khỏi Kênh đào Suez của Ai Cập và chọn tuyến đường biển quanh Mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi, xa hơn nhưng an toàn hơn.
Kênh đào Suez là tuyến hàng hải quan trọng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ, chiếm khoảng 12% khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của thế giới và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập bên cạnh du lịch và kiều hối.
Việc Ai Cập liên tiếp đón nhận những tin không vui về sự sụt giảm doanh thu của Kênh đào Suez diễn ra trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi này đang phải “đau đầu” với tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng thời gian qua, ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế trong nước.
Doanh thu kênh đào Suez giảm hơn 60% do căng thẳng ở Biển Đỏ kéo dài
Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Ai Cập, Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi ngày 26/12 cho biết doanh thu của kênh đào Suez giảm hơn 60% trong năm 2024 trong bối cảnh những thách thức an ninh khu vực tiếp diễn.
Tàu thuyền chuẩn bị di chuyển qua Kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc họp với Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie, ông El-Sisi tuyên bố Ai Cập đã mất khoảng 7 tỷ USD doanh thu từ kênh đào trong năm 2024, trong bối cảnh bất ổn ở Biển Đỏ và khu vực eo biển Bab al-Mandab, tác động tiêu cực đến lưu lượng thông thương hàng hải qua con kênh đào của Ai Cập cũng như tới tính bền vững của thương mại thế giới.
Tổng thống Ai Cập đã chỉ thị cho SCA tiếp tục thực hiện các dự án phát triển kênh đào, cung cấp dịch vụ hàng hải tốt nhất, đồng thời thúc đẩy vai trò của kênh đào Suez như một trụ cột thiết yếu cho hoạt động vận tải hàng hải thương mại thế giới.
Kênh đào Suez vẫn là tuyến đường thủy chiến lược và là nền tảng của nền kinh tế Ai Cập, vốn đang phải vật lộn với các khó khăn kinh tế dai dẳng trong thời gian gần đây do những bất ổn địa chính trị trong khu vực.
Doanh thu từ kênh đào Suez của Ai Cập đã giảm mạnh xuống 7,2 tỷ USD trong năm tài chính 2023-2024, từ mức 9,4 tỷ USD ghi nhận trong năm tài chính 2022-2023. Năm tài chính ở Ai Cập bắt đầu vào ngày 1/7 hàng năm và kết thúc vào ngày 30/6 của năm kế tiếp.
Nguyên nhân chính làm doanh thu của kênh đào Suez giảm mạnh là do tình trạng bất ổn kéo dài trong khu vực, với việc lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục tấn công các tàu được cho là có liên hệ với Israel, Mỹ và Anh gần eo biển Bab El-Mandeb.
Nhiều công ty vận tải buộc phải chuyển hướng khỏi con kênh đào của Ai Cập và chọn tuyến đường biển quanh mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi, xa hơn nhưng an toàn hơn.
Kênh đào Suez là tuyến hàng hải quan trọng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ, chiếm khoảng 12% khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của thế giới và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập bên cạnh du lịch và kiều hối.
Việc Ai Cập liên tiếp đón nhận những tin không vui về sự sụt giảm doanh thu của kênh đào Suez diễn ra trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng trong thời gian qua, ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế trong nước.
Tổng thống Ai Cập nêu bật nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ mới Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi ngày 30/6 nhấn mạnh ưu tiên cao nhất của Chính phủ mới là giảm thiểu những thiệt hại do giá cả tăng cao gây ra và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động. Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trước...