Doanh số mua vàng tại Tp.Hồ Chí Minh tăng tới 51%
Kể từ đầu tháng 7/2020, giá vàng trong nước có sự biến động mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, doanh số mua bán vàng miếng trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh gia tăng đáng kể, nhất là ở chiều mua vào.
Giao dịch vàng tại Công ty Vàng bạc. Ảnh: Ảnh: Danh Lam – TTXVN
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, doanh số mua vào trong tháng 7/2020 đạt 132.458 lượng vàng, tương đương giá trị 6.899 tỷ đồng, tăng tới 51% so với tháng trước đó.
Doanh số bán ra cũng tăng cao, nhưng ở mức thấp hơn với tỷ lệ tăng 10%, ở mức 80.019 lượng vàng, tương đương giá trị 3.893 tỷ đồng.
Trong tháng 7, trên địa bàn thành phố không phát sinh cấp mới chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; đồng thời cũng không phát sinh cấp mới giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm cho doanh nghiệp.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, giá vàng thế giới có sự biến động mạnh do dịch COVID-19 tái phát tại nhiều quốc gia nên tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu; GDP của Mỹ trong quý II/2020 sụt giảm gần 33%; GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 12,1%.
Ngoài ra, thông tin về vụ nổ ở thủ đô Beirut của Liban đầu tháng 8/2020; các gói kích thích kinh tế được các quốc gia triển khai làm tăng lo ngại về lạm phát; căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc… khiến giá vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Cụ thể, đà tăng của giá vàng được duy trì từ đầu năm đến nay, khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu và liên tục lập đỉnh từ tháng 7/2020.
Video đang HOT
Đến ngày 5/8/2020, giá vàng thế giới đạt mốc lịch sử 2.000 USD/ounce. Ngày 18/8, giá vàng bán ra tăng gần 473 USD/ounce so với cuối năm 2019.
Ở trong nước, giá vàng cũng biến động theo xu hướng tăng mạnh, chủ yếu do chịu tác động từ đà tăng của giá vàng thế giới và dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước.
Theo đó, ngày 6/8, giá vàng SJC trong nước đạt mốc 60 triệu đồng/lượng, có thời điểm giao dịch trên mức 62 triệu đồng/lượng.
Đến ngày 18/8, giá vàng trong nước bán ra tăng 15,7 triệu đồng/lượng so với mức giá cuối năm 2019.
Về mức chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước, tính tới thời điểm giữa tháng 8/2020, giá vàng thế giới quy đổi (theo tỷ giá trên thị trường tự do) thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 2,6 triệu đồng/lượng (so với giá vàng niêm yết tại SJC), thu hẹp hơn so với cuối tháng trước là 3,7 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, mức chênh lệch này vẫn cao hơn nhiều so với thời điểm cuối năm 2019 gần 138.000 đồng/lượng.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, giá vàng trong nước diễn biến tăng phù hợp với mức tăng của giá vàng quôc tê.
Mặc dù giá vàng trong nước và thế giới có nhiều biến động, song thị trường vàng trong nước vẫn được đảm bảo, không xuất hiện tình trạng đầu cơ.
Tính đến cuối giờ chiều 26/8, giá vàng thế giới dao động ở mức 1.917,2 – 1.917,7 USD/ounce (mua vào – bán ra).
Giá vàng SJC theo đó cũng lùi về mốc 54,95 – 56 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa mua vào và bán ra chỉ còn hơn 1 triệu đồng/lượng, giảm mạnh so với thời điểm giữa tháng 8/2020./.
Cổ phiếu gây áp lực lên vàng, kéo giá giảm sâu
Vàng đã giảm tới hơn 60 USD/ounce so với mức đỉnh đạt được đầu tuần sau khi các hướng dẫn mới của Tổng thống Donald Trump về mở lại nền kinh tế Mỹ và những dữ liệu gần đây liên quan đến sự lạc quan hơn trong việc điều trị Covid-19 đã thúc đẩy các nhà đầu tư hướng tới các tài sản rủi ro hơn.
Ghi nhận trên Kitco, tính đến 7h50 sáng hôm nay 18/4, giá vàng giao ngay đã giảm gần 2% xuống mức 1.686,5 USD/ounce, thấp hơn 60 USD so với mức đỉnh trong 7,5 năm đạt được hồi đầu tuần này vì lo ngại về suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 1,6% xuống còn 1.704,70 USD/ounce, thu hẹp vị thế dẫn đầu với giá giao ngay tại London, báo hiệu hy vọng về sự cải thiện trong chuỗi cung ứng mà trước đó đã cản trở các lô hàng vàng thỏi đến Mỹ để đáp ứng các yêu cầu hợp đồng.
"Vàng và chứng khoán có mối tương quan ngược chiều khi sự tăng giá cổ phiếu trong đêm qua gây áp lực lên vàng. Các hướng dẫn từ Tổng thống Trump để mở cửa lại nền kinh tế đã thúc đẩy thị trường chứng khoán", Tai Wong, người đứng đầu cơ sở và các công cụ phái sinh kim loại quý tại BMO nói. "Nếu cổ phiếu có thể kéo dài lợi nhuận qua đêm, vàng sẽ mất đi ưu thế".
Thị trường chứng khoán thế giới "chạy nước rút" trong tuần tăng thứ hai liên tiếp sau khi Trump đưa ra kế hoạch mở lại dần nền kinh tế Mỹ sau đại dịch, chỉ số Dow tăng gần 500 điểm trong ngày hôm qua. Vàng đôi khi đã di chuyển song song với thị trường chứng khoán trong năm nay, với những đợt bán tháo mạnh gần đây khiến các nhà đầu tư bán kim loại quý để bù lỗ ở nơi khác.
Cuối ngày thứ Năm (16/4), ông Trump đã vạch ra một kế hoạch để giảm bớt sự trì trệ hoạt động của nền kinh tế trong một quy trình gồm ba giai đoạn, nhưng kế hoạch này là một loạt các khuyến nghị chứ không phải là các mệnh lệnh và để lại quyết định cuối cùng chủ yếu cho thống đốc của các bang.
Tâm lý mạo hiểm, cũng đang đè nặng lên vàng, xuất hiện trong bối cảnh các báo cáo rằng thuốc Gilead Science đã chứng minh được hiệu quả trong việc điều trị Covid-19, điều này khiến các nhà đầu tư hy vọng rằng nền kinh tế Mỹ có thể mở cửa sớm hơn dự kiến. Đại dịch đã lây nhiễm hơn 2 triệu người trên toàn cầu và cướp đi sinh mạng của hơn 143.744 người.
Nhiều quốc gia đã kéo dài lệnh đóng cửa để hạn chế sự lây lan của virus, trong khi các ngân hàng trung ương đã giải phóng một làn sóng các biện pháp hỗ trợ tiền tệ. Edward Moya, một nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA cho biết, tâm lý ưa chuộng rủi ro đang tăng vọt, nhưng vàng sẽ vẫn được hỗ trợ bởi khối lượng kích thích tài chính và tiền tệ khổng lồ sẽ được áp dụng cho tương lai gần. Trong trường hợp giá sụt giảm mạnh hơn, mức 1.650 USD/ounce vẫn là mức hỗ trợ chính".
Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán vàng sẽ đạt mức tăng mới khi biên giới mở cửa trở lại và sự phục hồi toàn cầu bắt đầu. Chuyên gia kim loại quý Everett Millman nói: "Điểm tham chiếu của tôi là cách vàng hoạt động trong năm 2008. Trong cuộc khủng hoảng đó, vàng rất biến động. Và nó đã đạt được mức tăng lớn nhất khi quá trình phục hồi bắt đầu". "Cho đến khi các nền kinh tế trên thế giới mở cửa trở lại, có lẽ chúng ta sẽ không thể thấy vàng đạt được trên mức 1.800 USD."
Trong số các kim loại quý khác, palladium tăng 0,9% lên 2.173,44 USD/ounce, bạc giảm 3,3% xuống 15,11 USD và bạch kim giảm 1,8% xuống còn 768,98 USD.
Chênh lệch giá bán ra và mua vào của vàng trong nước lên đến 1,2 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước ngày 17/4 giảm theo xu hướng của thị trường thế giới nhưng vẫn neo khá cao. Cụ thể chốt ngày 17/4, giá vàng SJC ghi nhận tại hệ thống của Công ty VBĐQ Phú Nhuận (PNJ) mua vào tại 47,2 triệu đồng/lượng và bán ra tại 48,4 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thương hiệu PNJ là 45,7 - 47,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với ngày 16/4 thì giá vàng thấp hơn 200 nghìn đồng/lượng.
Khoảng cách giá bán ra và mua vào của giá vàng được duy trì rất rộng, với vàng SJC lên đến 1,2 triệu đồng/lượng. Đây là khoảng cách được các doanh nghiệp vẫn đưa ra để chủ động phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh thị trường thế giới biến động khó lường và nhu cầu lướt sóng của nhà đầu tư tăng cao. Nhiều người thấy giá vàng lên cũng tranh thủ đi bán vàng cũng là một trong các lý do khiến các doanh nghiệp phải nới rộng khoảng cách mua và bán.
Thái Bích Phương
Giá vàng thế giới tăng lên 49 triệu đồng/lượng Nhờ đà tăng vọt đêm qua (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt đã đạt mức xấp xỉ 49 triệu đồng/lượng, cao hơn nửa triệu đồng so với kim loại quý trong nước. Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch đầu tiên tuần này (13-19/4) đang có xu hướng tăng vọt khi đạt mốc 1.725,3 USD/ounce (trên...