Doanh số bán dẫn toàn cầu đạt mốc kỷ lục
Với việc sản xuất vi xử lý được đẩy mạnh, doanh số bán dẫn toàn cầu lần đầu tiên đạt nửa nghìn tỷ USD.
Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn (SIA), trụ sở tại Mỹ, cho biết doanh số bán dẫn toàn cầu năm 2021 đã cán mốc kỷ lục 555,9 tỷ USD, tăng 26,2% so với năm trước đó, trong bối cảnh các công ty đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu tăng cao do chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy vì đại dịch.
Theo đó, năm ngoái đã có tổng cộng 1,15 nghìn tỷ đơn vị bán dẫn xuất xưởng.
“Năm 2021, thiếu hụt vi xử lý xảy ra trên toàn cầu, các công ty bán dẫn đã tăng sản lượng đáng kể, lên mức chưa từng có để giải quyết nhu cầu cao kéo dài, dẫn đến doanh số bán chip và số lượng chip xuất xưởng cũng đạt mức kỷ lục”, John Neuffer, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SIA cho biết. “Nhu cầu sản xuất sản phẩm bán dẫn được dự báo sẽ tăng mạnh trong những năm tới do vi xử lý xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong các công nghệ thiết yếu của hiện tại và tương lai”.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đã tác động tới các ngành công nghiệp, từ điện tử tiêu dùng cho tới những nhà sản xuất ô tô. Các công ty trở nên bất lực trong việc đáp ứng đơn hàng và giải quyết tình trạng thiếu sản phẩm.
Điều này khiến chính phủ các nước phải cạnh tranh lẫn nhau để đảm bảo nguồn cung chip, cũng như đẩy mạnh đầu tư để mang các xưởng sản xuất bán dẫn về “gần nhà” hơn.
Năm 2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dành 50 tỷ USD cho sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn, một phần trong gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD. Một dự luật về chip (Đạo luật CHIPS) cũng đang được Quốc hội Mỹ xem xét, với mục đích thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và đảm bảo chuỗi cung ứng.
Tương tự, Ủy ban châu Âu cũng thông qua Đạo luật chip, bổ sung thêm 15 tỷ euro (17,11 tỷ USD) đầu tư cho cả khối công và tư để tăng cường năng lực sản xuất chip toàn khối tới năm 2030.
Ở Trung Quốc, doanh số bán dẫn năm 2021 đạt tổng cộng 192,5 tỷ USD, tăng 27,1% so với năm trước đó, làm “lu mờ” mọi thị trường khác, theo SIA.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã tập trung đẩy mạnh nền công nghiệp vi xử lý nội địa trong bối cảnh gia tăng căng thẳng địa chính trị với Mỹ. Ưu tiên hàng đầu của nước này là chủ động nguồn cung chất bán dẫn, dù vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài.
Năm 2021, doanh số bán dẫn tại thị trường Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất, với mức tăng 27,4%, tiếp sau đó là tại châu Âu với 27,3%.
Doanh số bán dẫn toàn cầu lần đầu tiên đạt hơn 500 tỉ USD
Theo CNBC, Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) có trụ sở tại Mỹ hôm 14.2 cho biết, doanh số chất bán dẫn toàn cầu lần đầu tiên đạt hơn 500 tỉ USD khi các công ty tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu.
Cụ thể, trong năm 2021, doanh thu ngành bán dẫn toàn cầu đạt kỷ lục 555,9 tỉ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2020. Năm ngoái, ngành công nghiệp này đã xuất xưởng kỷ lục 1.150 tỉ đơn vị bán dẫn.
Nhu cầu chất bán dẫn dự kiến sẽ tăng đáng kể trong những năm tới
"Vào năm 2021, giữa lúc tình trạng thiếu chip toàn cầu đang diễn ra, các công ty bán dẫn đã tăng đáng kể sản lượng lên mức chưa từng có để giải quyết nhu cầu tăng cao liên tục, dẫn đến doanh số bán chip và số lượng chip được xuất xưởng kỷ lục. Nhu cầu sản xuất chất bán dẫn được dự báo sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, vì chip thậm chí còn được dùng nhiều hơn vào các công nghệ thiết yếu của hiện tại và tương lai", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SIA John Neuffer nói.
Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành công nghiệp, từ điện tử tiêu dùng đến các nhà sản xuất ô tô. Nó cũng dẫn đến việc các chính phủ và các nhà lập pháp trên khắp thế giới phải tranh giành để đảm bảo nguồn cung cấp chip, thúc đẩy kế hoạch đầu tư để đưa việc sản xuất chất bán dẫn vào trong nước.
Tổng thống Mỹ Joe Biden năm ngoái đã dành 50 tỉ USD cho sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn như một phần của gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD. Một dự luật được gọi là Đạo luật CHIPS của Mỹ cũng đang thực hiện trong quá trình lập pháp, nhằm mục đích cung cấp động lực cho nghiên cứu và phát triển (R&D) tiên tiến và đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng.
Trong tháng này, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU), đã công bố Đạo luật chip châu Âu, cho phép đầu tư thêm 15 tỉ euro (khoảng 17,11 tỉ USD) vào hoạt động công và tư cho đến năm 2030. SIA cho biết doanh số bán chất bán dẫn ở Trung Quốc đạt 192,5 tỉ USD vào năm 2021, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường châu Mỹ có mức tăng doanh số lớn nhất là 27,4% vào năm 2021. Tiếp theo là châu Âu với mức tăng trưởng 27,3%.
Trung Quốc đã tập trung vào phát triển ngành công nghiệp chip nội địa trong vài năm qua, giữa lúc căng thẳng địa chính trị với Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh đưa mục tiêu tăng khả năng tự cung cấp chất bán dẫn trở thành ưu tiên hàng đầu, mặc dù nước này hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài.
Nintendo cắt giảm dự báo doanh số Switch do khủng hoảng chip Trước tình hình khủng hoảng chip toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Nintendo đã buộc phải hạ thấp dự báo doanh số Switch trong quý 4 năm nay. Theo Theverge, trong quý 3/2021, Nintendo bán được 3,83 triệu chiếc Switch, giảm mạnh so với con số 6,86 triệu chiếc mà công ty đạt được trong cùng kỳ năm ngoái. Với...