Doanh nhân Phạm Nhật Vượng – Nhà tỷ phú yêu nước
Tôi gọi như vậy với doanh nhân Phạm Nhật Vượng – ông chủ Tập đoàn Vingroup, nổi tiếng với kinh doanh địa ốc, mới đây là kinh doanh ô tô, với sự kính phục. Bởi, kinh doanh là kiếm lợi nhuận, kiếm tiền, nhưng tiền để làm gì là cả một vấn đề về quan niệm sống với bản thân, gia đình xã hội, đất nước.
Mới đây, ngày 3/4/2020, ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup công bố quyết định triển khai sản xuất máy thở các loại và máy đo thân nhiệt cho thị trường Việt Nam.
Chống dịch bao giờ cũng phải đi bằng ba chân: Tuyên truyền cho cộng đồng biết rõ tình hình dịch bệnh (luôn là biện pháp đi đầu), phòng – dập dịch và điều trị cho người đã mắc, nhiễm virus. Trong dịch Covid-19, máy thở là loại máy rất quan trọng, bởi virus corona mới (SARS-CoV- 2) tấn công vào phổi gây biến chứng nặng nề, thuốc điều trị đặc hiệu chưa có, điều trị triệu chứng là cần thiết và máy thở cho các bệnh nhân nặng không thể không có. Trong khi đó, tại Việt Nam, máy thở có rất ít, chỉ đủ đáp ứng cho những ngày thường.
Để sản xuất máy giúp thở, trưa 30/3, lãnh đạo Vingroup đã họp khẩn và yêu cầu các viện nghiên cứu của tập đoàn dừng sản xuất để tìm ra phương án, tìm đối tác sản xuất gấp thiết bị tối cần thiết này. Chỉ sau 1 ngày, Vingroup đã tìm được đối tác là Hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng. Thông tin từ tập đoàn này cho biết, khoảng 2 tuần nữa các linh kiện sẽ được nhập về và một tháng sau những chiếc máy thở sẽ xuất xưởng. Tập đoàn sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy và sẽ sản xuất 45.000 máy thở xâm nhập cùng 10.000 máy thở xâm nhập mỗi tháng.
Sự phản ứng quyết liệt của ông Phạm Nhật Vượng và cộng sự tại Vingroup thể hiện rõ tấm lòng của một doanh nhân với đất nước trong lúc dịch bệnh đầy khó khăn. Chắc chắn, Vingroup còn nhiều khó khăn (thuộc tính tất yếu của bất cứ DN nào) nhưng họ vẫn dành sự sẻ chia cả về vật chất lẫn tinh thần là đáng trân trọng.
Video đang HOT
Việt Nam xưa nay có những nhà tư sản dân tộc yêu nước như Trịnh Văn Bô, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà… Ông Phạm Nhật Vượng đang nối tiếp những doanh nhân nặng lòng với đất nước ấy. Trong những giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ khó khăn, nhất là trong chiến tranh, thiên tai – dịch họa, rất cần những doanh nhân lớn – những tỷ phú giúp đỡ. Chỉ có họ mới có đủ tiềm lực tài chính, sự nhạy bén, cả bề dày tri thức (như ông Phạm Nhật Vượng có trong tay các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất hàng điện tử) để giúp sức cho đất nước, góp phần cùng Nhà nước, Chính phủ đưa đất nước vượt qua khó khăn.
Đất nước mong ngày càng có nhiều người như doanh nhân Phạm Nhật Vượng.
Nguyễn Hưng
Thêm một đại gia Việt rớt khỏi danh sách tỷ phú USD
Giá trị tài sản của Chủ tịch Ngân hàng Techcombank Hồ Hùng Anh theo cập nhật mới nhất đã về dưới mốc 1 tỷ USD. Việt Nam hiện còn 3 tỷ phú USD, giảm 2 người so với năm 2019.
heo cập nhật của Forbes, giá trị tài sản của giới tỷ phú trên thế giới liên tục sụt giảm trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc. Các tỷ phú USD của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng trên.
Tính đến ngày 12/3, giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt 5,7 tỷ USD, giảm 900 triệu USD so với cùng kỳ 2019. Tính riêng trong gần một tháng qua, khối tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam giảm 1,6 tỷ USD.
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup hiện xếp thứ 329 trên danh sách người giàu nhất thế giới. Trước đó, ông Vượng luôn nằm trong nhóm 300 tỷ phú giàu nhất hành tinh từ khi danh sách tỷ phú 2019 được Forbes công bố.
Cùng thời điểm, theo báo cáo của Bloomberg, tài sản của ông Vượng ở mức cao hơn, đạt 7,52 tỷ USD. Tuy nhiên, số này cũng đã giảm hơn 2,1 tỷ USD so với mốc cao nhất của ông hồi tháng 8/2019.
Giá trị tài sản cập nhật ngày 12/3 của các tỷ phú USD Việt Nam. Ảnh: Forbes.
Người giàu thứ hai Việt Nam - Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo - cũng chứng kiến giá trị tài sản bốc hơi 300 triệu USD trong chưa đầy 30 ngày, theo Forbes. Hiện khối tài sản của nữ tỷ phú Việt ước tính khoảng 2,1 tỷ USD.
Tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Ôtô Trường Hải (Thaco) Trần Bá Dương ít biến động hơn khi Thaco chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, Forbes ước tính giá trị tài sản của ông Dương cũng đã sụt giảm 200 triệu USD. Hiện tỷ phú Trần Bá Dương đang nắm giữ 1,5 tỷ USD.
Tổng cộng tài sản của 3 người giàu nhất Việt Nam đã sụt giảm hơn 2 tỷ USD trong chưa đầy một tháng.
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Techcombank Hồ Hùng Anh đã rớt khỏi danh sách tỷ phú USD thế giới. Giá trị tài sản của ông Hùng Anh hiện tại là 967 triệu USD, thấp hơn 300 triệu USD so với hồi giữa tháng 2.
Giá trị tài sản của Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh xuống dưới mốc 1 tỷ USD. Ảnh: Forbes.
Như vậy, Việt Nam chỉ còn 3 tỷ phú USD là ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Trần Bá Dương. Trước đó, cộng sự thân thiết của ông Hùng Anh là Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang cũng đã rời khỏi nhóm tỷ phú USD từ đầu năm.
Trên sàn chứng khoán Việt Nam, nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp của những người giàu nhất Việt Nam gồm VIC (Vingroup), VHM (Vinhomes), VRE (Vincom Retail), VJC (Vietjet), TCB (Techcombank), MSN (Masan) đều giảm giá mạnh theo đà lao dốc chung của thị trường.
Theo Zing.vn
Đại gia 600 tỷ bất ngờ lộ diện, MC Long Vũ từ bỏ ghế sếp lớn Một doanh nghiệp đăng ký vốn 6,3 tỷ USD gây xôn xao giới kinh doanh tuần qua. Trong khi đó, MC Long Vũ xin từ nhiệm, còn 1 đại giá 600 tỷ bất ngờ lộ diên sau cú thâu tóm. Doanh nghiệp 6,3 tỷ đô: "Tôi làm gì có tiền" Câu chuyện hy hữu tuần qua khi một một doanh nghiệp đã đăng...