Doanh nhân Nguyễn Phi Vân chỉ ra những căn bệnh khiến bạn trẻ không thể phát triển bản thân, hãy thay đổi ngay trước khi đuối sức trong đại dịch!
“Tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp bản thân các bạn trẻ không biết mình thiếu kỹ năng gì, hoặc tưởng là mình đã có kỹ năng rồi, nên không có kế hoạch rèn luyện.
Đứng từ góc độ ngược lại của người sử dụng nhân sự, tôi muốn chia sẻ với các bạn những triệu chứng bệnh thường ngày tại nơi làm việc mà tôi ghi nhận được. Những căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân”, doanh nhân Nguyễn Phi Vân chia sẻ.
Ảnh minh họa
Trước thực trạng nhiều bạn trẻ không thể phát triển bản thân trong môi trường doanh nghiệp, doanh nhân Nguyễn Phi Vân đã chỉ ra những “căn bệnh” cố hữu của họ. Điều quan trọng là các bạn trẻ cần phải tự soi lại mình để không đuối sức khi môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt hơn trong đại dịch Covid-19.
B ệnh im
Dolớn lên trong môi trường giáo dục thụ động, người Việt đã quen nghe và im. Khi bắt đầu làm đi làm, thói quen này trở thành bệnh. Sếp giao việc xong, làm xong không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng không giải quyết được cũng im. Sếp không hỏi tới thì im luôn, cho qua. Chờ đến khi hỏi thì đưa ra đủ kiểu lý do tại sao công việc chưa xong, dự án dở dang, không thành. Đây là triệu chứng của bệnh thiếu sự chủ động, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp. Đây là bệnh nghiêm trọng sẽ cản trở mọi sự phát triển sự nghiệp phía trước. Nếu đang bệnh, cần chữa ngay.
Video đang HOT
Khi hỏi tại sao việc không xong, 99% câu trả lời là tại vì đứa khác. Thói quen đổ thừa người khác không giúp gì cho ai. Nó chỉ cho thấy bạn là người thiếu trách nhiệm, kém khả năng, không đáng tin cậy. Reliability – Sự đáng tin cậy là một phẩm chất cực kỳ quan trọng của người đi làm. Nếu giao việc cho bạn mà không trông cậy được vào bạn, chỉ toàn nghe đổ thừa, thì ai sẽ trọng dụng và giao việc trọng đại hơn cho bạn?
Bệnh kể lể
Khi kết quả không đạt, chưa đạt và bị sếp hỏi tại sao, hoặc khi sếp kiểm tra xem đang làm gì, rất nhiều bạn trẻ phản ứng tự vệ bằng cách kể lể ra một vạn thứ task đang làm. Chuyện bạn đang làm bao nhiêu task không hề quan trọng. Nếu kể lể để thấy bạn đang làm cực khổ, hy sinh thân mình vì nghĩa lớn thì quên đi. Làm bao nhiêu, nhiều ít không quan trọng. Quan trọng là có đạt được kết quả, chỉ tiêu được giao không. Nếu làm 1 việc rồi đi chơi mà kết quả đạt được là OK. Nếu làm một vạn thứ mà không tạo ra kết quả thì cũng không có ý nghĩa gì. Do đó, nếu biết mình có bệnh kể lể, hãy chữa bằng cách đi chơi nhiều hơn, làm ít hơn nhưng luôn đạt được KPI được giao.
Bệnh nhiều chuyện & politics
Chắc là do Việt Nam thiếu chương trình giải trí, nên tự mình viết kịch bản rồi tự diễn vai chính luôn tại công sở trở thành sở thích của nhiều người. Họ không có thời gian phát triển bản thân, không có thời gian rèn luyện kỹ năng, nhưng ngày nào không gây chuyện, xì xào bàn tán là ngày đó thiếu gia vị cuộc sống. That’s OK. Không sao. Nếu bạn sinh ra trong đời chỉ để đóng các vai drama hàng ngày thì cứ đóng. Thời gian phí phạm vô ích vào những thị phi đời thường đó sẽ quận vào vận mệnh bạn suốt đời, khiến bạn loay hoay, quẩn quanh trong chốn ao tù do chính bạn tạo ra.
Bệnh Cái tôi
Có lẽ đây là căn bệnh khủng khiếp và tràn lan nhất mà tôi thấy tại Việt Nam. Giá trị, thái độ, kiến thức, kỹ năng thứ gì cũng thiếu nhưng ego thì thổi phồng, nổ đì đùng mọi lúc mọi nơi. Cái tôi hoang tưởng này chỉ làm được một việc mà thôi, đó là lôi người ta xềnh xệch về phía sau, vào quá khứ, bịt mắt bịt mũi không cho người ta nhìn thấy cơ hội được lớn lên, được là chính mình, được làm những điều vượt qua giới hạn mà bản thân tưởng tượng. Thế giới này to lắm. Mở cửa thấy núi. Núi cao luôn có núi cao hơn, người giỏi luôn có người giỏi hơn. Và người không giỏi mà tưởng mình giỏi thì bạn vừa khai tử tương lai của chính bản thân mình.
Bệnh emo
Vì ego nên đâm ra emo. Người khác nói thì không lắng nghe, chỉ biết chăm chăm chém dạt mọi người ra để giành lấy phần thắng về mình. Người khác đưa ý tưởng thì gạt phăng, trả treo tiêu cực, cãi vã, drama cho thật cao trào đến nhìn không nổi mặt nhau. Người không quản trị được cảm xúc là người thiếu EQ, không có cái nhìn toàn cảnh, không hiểu nguồn gốc của vấn đề và sẽ chẳng bao giờ làm gì thành công cả.
Bệnh hoang tưởng
Đây là bệnh làm tôi ngạc nhiên nhất khi trở lại Việt Nam làm việc. Dù nền tảng giáo dục không tới đâu, đến học đại học ra trường vẫn không chút kỹ năng hội nhập vào công việc, nhưng sự tự tin thái quá vào sức toả sáng của bản thân thì luôn cao vút. Đây là bệnh ếch ngồi đáy giếng, không biết trời cao đất rộng, cần phải bị đời tán cho vài cú lăn lốc mới tỉnh người.
“Tôi viết thế này, quá thẳng thắn, quá trực tiếp, sẽ làm không ít người khó chịu. Nhưng nghĩ rằng chúng ta không còn quá nhiều thời gian để nói những lời hoa mỹ với nhau. Thuốc đắng dã tật. Nếu bạn rón rén cảm thấy mình đang có bệnh, làm ơn chữa. Chúng ta nói với nhau ở đây không phải để dìm hàng nhau. Nói với nhau những lời chân thật là thực sự quan tâm, thực sự mong muốn cùng nhau phát triển bản thân, cùng nhau nắm bắt những cơ hội mới của tương lai và thế giới. Trừ phi bạn không muốn phát triển…”, doanh nhân Nguyễn Phi Vân chia sẻ.
Phương Nga
Chuyên gia Phi Vân nói về 1 kỹ năng rất cần và cực kỳ hữu ích trong mùa làm việc online nhưng ít ai nhắc đến
Theo chuyên gia, kỹ năng này tuy bị nhiều người bỏ quên nhưng lại trở thành kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống ở thế kỷ 21,
Giữa lúc thế giới hiện đại chuyển mình theo cuộc cách mạng công nghệ số 4.0, thì sự tương tác, giao tiếp của con người cũng bắt đầu thay đổi từ phương thức trực tiếp sang các nền tảng trực tuyến. Nhất là ở thời điểm dịch Covid-19 khiến nhiều công ty, doanh nghiệp đã cho nhân viên làm từ xa, thì ngoài kỹ năng giao tiếp cơ bản khác, kỹ năng viết lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân đã cho rằng, kỹ năng viết ít ai nhắc đến từ trước đến nay lại trở thành một trong những kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21. Bà hiện là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam và thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates tại khu vực Đông Nam Á, Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, đại diện cho gần 1000 thương hiệu quốc tế tại châu Á - Thái Bình Dương. Theo bà, Writing skill - kỹ năng viết là cách tiếp cận quan trọng để thể hiện quan điểm, ý kiến, đề xuất, để trình bày mong muốn và cảm xúc của bản thân trong công việc. Vì vậy, nếu là người đi làm, dù làm thuê hay làm chủ, đều nên rèn luyện kỹ năng viết.
Bà đã có những mách bảo từ góc độ của người viết có trải nghiệm cho công việc, trong việc xuất bản sách với hy vọng sẽ giúp cho các bạn tìm ra cách tiếp cận cho bản thân mình ở khả năng viết:
1. Don't write. It's not a job. Express your emotion! Đừng viết. Đừng xem đó là công việc. Hãy thể hiện cảm xúc: không biết bao nhiêu lần tôi bị đặt câu hỏi chị có team mấy người viết Facebook cho chị. Tôi cười, nói có 1, là một mình tôi. Tôi không có kế hoạch, chủ đề, thư viện bài viết hẹn giờ đăng tải, vì tôi không làm truyền thông. Tôi chỉ có thể viết khi có cảm xúc thật về một vấn đề nào đó, theo chủ đề xuất hiện tại thời điểm viết, để thể hiện cảm xúc và quan điểm cá nhân. Khi bạn không phải là ngòi bút chuyên nghiệp, không có kỹ thuật khóc như diễn viên khi cần diễn, thì công cụ viết mạnh mẽ nhất bạn có chính là cảm xúc thô ráp, mộc mạc, phong phú, nguyên bản nhất của cá nhân.
2. The message - Thông điệp: có bao giờ bạn đọc, hay nghe người khác nói loanh quanh một vòng trái đất xong vẫn chưa hiểu người ta muốn nói gì? Thiệt tình là tôi gặp hơi bị nhiều. Và trong rất nhiều trường hợp đối với team, tôi yêu cầu ngưng, yêu cầu các bạn sắp xếp lại suy nghĩ rồi quay lại trình bày ngắn gọn dễ hiểu. Dù là nói, hay là viết, thì mục tiêu là giao tiếp. Nếu đã là giao tiếp, mà trình bày xong người khác không hiểu mình muốn gì, thì đã thất bại rồi. Do đó, tôi luôn bắt đầu từ thông điệp chính, xác định rất rõ, viết ra, chỉnh sửa cho đến khi hài lòng về thông điệp chính của mình, rồi mới bắt đầu phát triển bài viết xung quanh thông điệp đó. Rồi luôn luôn quay lại để kiểm tra xem mình có dài dòng lang man khỏi thông điệp chính hay không. What is your key message (Thông điệp chính của bạn là gì)?
3. Write for your readers, NOT you - Viết cho người đọc, không phải cho cá nhân: trừ phi bạn viết để dành cất vô hộp chơi cho vui, viết là để cho người khác đọc. Vì vậy, cần đặt nhu cầu người đọc lên trên hết. Họ thích dài hay ngắn, ngôn ngữ hoa mỹ, phức tạp hay đơn giản, thích kể chuyện loằn ngoằn hay ngắn gọn gạch đầu dòng, thích nói thẳng hay nói cong, vân vân và vân vân. Người đọc, họ đọc theo ngôn ngữ và cách của họ. Vì vậy, nếu không quan tâm đến cách họ tiếp nhận, không thấu cảm và tìm ra cách dễ nhất để chạm vào họ, viết gì cũng vô ích khi người ta không đọc. Do đó, cần nghiên cứu về đối tượng đọc của mình, liên tục thử nghiệm những cách tiếp cận khác nhau và ứng dụng cách hiệu quả nhất.
Viết là kỹ năng khó, phát triển theo thời gian. Vì vậy, nếu muốn viết được, thì phải luyện viết mỗi ngày. Không có kỹ năng nào như cây đũa thần, chạm vào đã giỏi. Muốn làm tốt, phải khổ luyện, và thay vì ngồi đó bàn lý thuyết, thì cứ đặt bút xuống viết, xem phản ứng của người đọc, rồi hiệu chỉnh mỗi ngày. Writing is a learned skill - Viết là kỹ năng học được. Cứ luyện tập, rồi bạn sẽ viết giỏi lên lúc nào không hay biết.
Vũ Trịnh
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: "Bạn trẻ khởi nghiệp, đừng lơ mơ đậu cành mềm, đừng chỉ tìm kiếm trong sách vở, xắn tay áo lên lội vào đời mà trải nghiệm!" "Đừng ngồi đó mơ màng phải đi đâu về đâu. Đừng chỉ tìm kiếm mọi thứ trong sách vở. Cứ phải lao vào làm thử, làm hết mình không than vãn, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân, đừng vin vào người khác nữa. Người ta chỉ có thể lớn lên khi đã tự lập, tự chịu trách nhiệm về...