Doanh nhân Đặng Hồng Anh: Cần nhất lúc này là “gói cứu trợ về cơ chế” của Chính phủ cho doanh nghiệp
Theo ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, dù Chính phủ và các bộ, ngành rất quyết liệt về việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng khâu thực thi còn chậm so với kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như diễn biến ngày càng nhanh của dịch bệnh và những ảnh hưởng khó lường của nó đến doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
Theo vị doanh nhân này, cái cần nhất bây giờ, trước tiên, phải là “gói cứu trợ về cơ chế”. Trong hoàn cảnh này không thể áp dụng cơ chế “thời bình” cho “thời chiến”, mà rất cần một cơ chế rút gọn để có thể rút ngắn thời gian triển khai công việc.
Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam nhấn mạnh, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, những doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 35% doanh nghiệp được hỏi phản hồi chỉ cầm cự được 3 tháng, 38% doanh nghiệp cầm cự được 6 tháng, 13% doanh nghiệp cần cự được 1 năm và 14% doanh nghiệp cầm cự được trên 1 năm. Ông Đặng Hồng Anh cho biết: “Những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là nhà hàng, khách sạn, du lịch. Các đơn hàng đã đặt trước đều bị hoãn, hủy trong khi tiền thuê mặt bằng và các chi phí khác vẫn phải thanh toán theo hợp đồng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải không có khách hoặc có thì cũng rất ít và bị hạn chế giao thương. Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng không nhập nhẩu được nguyên vật liệu từ nước ngoài dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ; hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra không xuất khẩu được, hoặc xuất đi rồi lại bị trả lại do đối tác hủy đơn hàng vì nằm trong vùng dịch bị cách ly.
Video đang HOT
Khó khăn nữa là thiếu hụt nghiêm trọng lao động do lao động bị cách ly tại địa phương hoặc không dám trở lại doanh nghiệp trong vùng dịch”.
Theo ông Hồng Anh, hiện tượng “trên nóng dưới lạnh” vẫn đang xảy ra khi mà Chính phủ và các bộ, ngành rất quyết liệt về việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng khâu thực thi còn chậm so với kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như diễn biến ngày càng nhanh của dịch bệnh và những ảnh hưởng khó lường của nó đến doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
Chẳng hạn, ở một số địa phương, doanh nghiệp muốn giãn nợ thì phải có xác nhận, chứng minh thiệt hại, báo cáo, xác nhận tồn kho… mới được xem xét; doanh nghiệp muốn xin giảm lãi suất nhưng ngân hàng nói chưa có hướng dẫn; một số doanh nghiệp vẫn nhận được lệnh kiểm tra của cơ quan quản lý thuế, mặc dù đã có chỉ đạo của Chính phủ về việc tạm dừng thanh kiểm tra khi không có dấu hiệu vi phạm…
“Trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp rất cần được cứu trợ, song vẫn còn một khoảng cách để họ có thể tiếp cận gói cứu trợ của Chính phủ”, vị doanh nhân nhấn mạnh.
Phương Nga
BIDV giảm lãi suất cho vay 2%/năm
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đối với dư nợ hiện hữu, BIDV cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và giảm đến 2%/năm (đối với các khoản vay bằng VNĐ) cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tuỳ theo mức độ. Lãi suất cho vay giảm đến 1%/năm (đối với các khoản vay bằng VNĐ) cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp trả nợ bằng lương. Đặc biệt, trường hợp người lao động mất việc được hưởng trợ cấp 1,8 triệu đồng theo định hướng của Chính phủ, BIDV sẽ giảm 2% lãi suất, đồng thời ân hạn chưa thu gốc và lãi đến hạn của các khách hàng này trong thời gian còn dịch.
Đối với nhu cầu vay mới, BIDV có các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có nhu cầu vay mới với lãi suất giảm 2% so với lãi suất cho vay cùng loại ngày 31/12/2019.
Thời gian triển khai giảm lãi suất cho vay (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) áp dụng đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.
Việc BIDV giảm lãi suất cho vay là hành động thiết thực trong việc triển khai chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Với quy mô dư nợ lớn, ở đợt giảm lãi suất cho vay này, BIDV dự kiến giảm khoảng từ 2.400 đến 3.000 tỷ đồng thu nhập để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19.
Trước đó, với tinh thần chủ động, tích cực chung tay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, BIDV đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng như: Miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ...; Cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; Triển khai các gói tín dụng với lãi suất phù hợp để hỗ trợ khách hàng... BIDV cũng triển khai giảm phí giao dịch online để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh sự hỗ trợ thông qua hoạt động kinh doanh, BIDV cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong ủng hộ trực tiếp cho chương trình phòng chống dịch Covid-19 với kinh phí 10 tỷ đồng. Người lao động BIDV đã đóng góp 1 ngày lương (với tổng số khoảng 13 tỷ đồng) để ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 và phòng chống hạn mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Các đơn vị trong toàn hệ thống BIDV cũng đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội để cùng cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh, cụ thể như: tặng khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn; tặng suất ăn cho cán bộ tại tuyến đầu chống dịch...
Xuân Thạch
Ngân hàng ưu tiên dành mọi nguồn lực hỗ trợ giảm lãi suất Lãi suất là yếu tố đang được cân nhắc nhiều nhất khi nhiều hướng dẫn của NHNN đều hướng tới việc ưu tiên dành mọi nguồn lực để các ngân hàng có thể miễn giảm lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Để hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong...