Doanh nhân Cấn Tất Lâm: Người tâm huyết với sản phẩm trị nám
Gia nhập thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam giữa thời buổi đang cạnh tranh khắc nghiệt nhưng Minh Châu Việt Nam đã dần khẳng định được chỗ đứng, tạo nên thương hiệu uy tín khiến nhiều người trong giới kinh doanh mỹ phẩm bất ngờ.
Kinh doanh mỹ phẩm có phẩm là lựa chọn nghề nghiệp đầu tiên của ông? Điều gì đã giúp ông nuôi dưỡng và giữ vững niềm đam mê xuyên suốt quá trình kinh doanh lĩnh vực làm đẹp? Đây có phải là bí quyết làm nên thành công của ông và Minh Châu Việt Nam?
Ông Cấn Tất Lâm – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Minh Châu Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
Trước khi đến với nghề làm đẹp, tôi xuất thân từ một kỹ sư khai khoáng – một nghề rất vất vả nhưng nếu bạn giỏi, cơ hội rất rộng mở. Bản thân tôi là một người không ngại khó ngại khổ, và được làm trong tập đoàn khoáng sản lớn là niềm mơ ước của bao bạn trẻ mới ra trường. Con đường của tôi khá rộng mở.
Tuy nhiên, một lần không may mắn với tôi, tôi đã bị bỏng khá nặng. Lúc đó với tôi gần như tuyệt vọng, bế tắc. Nhưng cũng thật tình cờ và may mắn có anh bạn thân của tôi đến nhà và giới thiệu cho tôi dòng sản phẩm phục hồi da bị bỏng. Dòng sản phẩm này được nhập khẩu từ Hong Kong.
Sau một thời gian dùng sản phẩm, phần bỏng nặng của tôi đã phục hồi. Thấy vậy, trong đầu tôi lúc đó lóe ra ý tưởng là tại sao một dòng sản phẩm tốt như thế, bản thân mình đã kiểm chứng trên chính phần cơ thể bỏng của mình, sao lại không giới thiệu cho những người có tình trạng bệnh giống mình. Niềm đam mê và tâm huyết để khẳng định thương hiệu Minh Châu Việt Nam trên thị trường cũng bắt nguồn từ đó.
Đâu là bí quyết của thương hiệu Minh Châu Việt Nam, thưa ông?
Bí quyết của Minh Châu Việt Nam chính là: bắt kịp xu hướng và luôn luôn đổi mới. Nắm bắt xu hướng trên thế giới, xem xét nhu cầu của khách hàng để cho ra những dòng sản phẩm đúng thời điểm, đúng nhu cầu. Khách hàng sẽ chán với những hình ảnh hay sản phẩm được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian dài. Đổi mới hình ảnh, nâng cấp chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng.
Trong lĩnh vực mỹ phẩm, chất lượng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Bởi, chỉ cần 1 sản phẩm kém chất lượng, khách hàng sẽ bỏ bạn ngay lập tức. Sự thật luôn luôn đúng và bạn phải tôn trọng sự thật, tôn trọng khách hàng. Chỉ nên bán những sản phẩm chất lượng, nói đúng bản chất vốn có của sản phẩm. Tuyệt đối không “treo đầu dê, bán thịt chó”, vì như thế là bạn đang tự giết chết chính mình.
Vẻ đẹp tự nhiên luôn có giá trị bền vững và mỹ phẩm thiên nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu. Mỗi sản phẩm của Minh Châu Việt Nam đều được nghiên cứu bởi các chuyên gia nước ngoài, chú trọng đến thành phần thiên nhiên, mang đến giải pháp chăm sóc làn da và sức khỏe cho phụ nữ dựa trên tiêu chí: an toàn và hiệu quả.
Hiện, đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, ông có giải pháp gì để duy trì và phát triển doanh nghiệp?
Video đang HOT
Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng sâu, rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, kéo theo hàng loạt những vấn đề mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, như thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh, thị trường cung – cầu trong nước bị thu hẹp, hoạt động xuất, nhập khẩu bị đình trệ.
Những khó khăn này đã gây ra những gánh nặng cho doanh nghiệp. Để thích ứng với tình hình dịch Covid-19, Minh Châu Việt Nam đã nhanh chóng chuyển hướng đi mới. Các giải pháp được Minh Châu thực hiện chủ yếu bao gồm: đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, chuyển đổi mặt hàng sản phẩm chủ lực, tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Đồng thời, Minh Châu Việt Nam cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí vận hành doanh nghiệp, tối ưu hóa nhưng chi phí không cần thiết, thay vào đó là tăng và ưu tiên các chi phí cho nhân viên để cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Mặt khác, chúng tôi còn tích cực đầu tư cho công tác nghiên cứu để chủ động tìm kiếm nguyên liệu và rà soát, tìm kiếm nguồn cung ứng, phù hợp để thay thế.
Về việc tìm kiếm thị trường, chúng tôi tích cực tìm kiếm thị trường mới, tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá để những điểm bán hàng có nguồn ra, đáp ứng như cầu thị trường.
Đối với các doanh nghiệp, kết nối các doanh nghiệp cùng khối, cùng ngành nghề để các doanh nghiệp liên kết, hỗ trợ nhau về dòng vốn lưu động, về các nguồn nguyên liệu cùng như các vấn đề xã hội để cùng nhau vượt qua đại dịch khó khăn.
Tiếp đó, chúng tôi áp dụng công nghệ số 4.0 vào quy trình sản xuất và quy trình vận hành doanh nghiệp để tối ưu hóa chi phí nhất có thể. Cuối cùng, chúng tôi tận dụng tối đa ưu đãi về thuế quan cũng như các chính sách về hỗ trợ của Nhà nước.
Ông Cấn Tất Lâm đang nghiên cứu sản phẩm mới. (Ảnh: NVCC)
Là một doanh nghiệp trẻ, ông quan niệm thế nào về trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng của một doanh nhân?
Không chỉ cá nhân tôi mà tuyệt đại đa số doanh nhân Việt Nam đều có lòng yêu nước và trách nhiệm với cộng đồng. Họ sẵn sàng mang đến cho đồng bào mình những giá trị tốt đẹp nhất mà bản thân có thể làm được. Cái họ cần đó là sự minh bạch và công bằng để thực hiện những ước mơ tốt đẹp. Phải minh bạch trong điều hành, quản lý, minh bạch trong cách đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, minh bạch trong cuộc chiến chống tham nhũng, đặc biệt là những chính sách kinh tế phải có sự ổn định lâu dài.
Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp, chỉ đạo quyết liệt nhằm bảo vệ tối đa sự an toàn cho mỗi người dân và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước, được nhân dân trong và ngoài nước đồng tình ủng hộ.
Là một doanh nhân trẻ, đã và đang có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước, Minh Châu Việt Nam nhận thức sâu sắc trách nhiệm chung tay cùng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19; ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19, cùng doanh nghiệp bạn bè hỗ trợ điểm dịch Bắc Giang. Chống dịch Covid-19 không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội của Minh Châu Việt Nam mà còn hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch.
Điều quan trọng tôi muốn gửi gắm là hãy trao cho doanh nhân lòng tin. Khi có lòng tin thật sự, tôi tin tưởng giới doanh nhân Việt Nam sẽ trở thành lực lượng nòng cốt phát triển đất nước để trong tương lai gần, Việt Nam sẽ sánh ngang tầm các quốc gia phát triển ở châu Á.
Xin cám ơn ông!
Sát cánh cùng người dân vùng dịch
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn hai "điểm nóng" Bắc Ninh và Bắc Giang, những ngày qua, Trung ương và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã nhanh chóng chi viện nhân lực, vật lực, nguồn lực để kịp thời hỗ trợ hai địa phương phòng, chống dịch bệnh.
Dồn lực xét nghiệm nhanh
Sáng 18/5/2021, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức lễ xuất quân hỗ trợ chi viện cho ngành y tế tỉnh Bắc Giang 50 cán bộ gồm các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên,... để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID- 19. Ảnh: TTXVN
Những ngày này, không chỉ riêng Bắc Ninh, Bắc Giang, mà nhiều địa phương trong cả nước cũng đang phải "gồng mình" chống dịch. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, hiểu được việc giúp Bắc Ninh, Bắc Giang chống dịch chính là cách để dịch bệnh không lan rộng ra cả nước, nhiều địa phương đã nhanh chóng chi viện nguồn lực, cử những "chiến sỹ quả cảm" tới hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại hai địa phương.
Cùng phát sinh ổ dịch lớn tại các khu công nghiệp, Bắc Giang và Bắc Ninh trở thành ổ dịch phức tạp và "nóng" nhất cả nước với số lượng F0 mỗi ngày tăng lên nhanh chóng. Để khoanh vùng cách ly nhanh nhất chỉ có cách phải tăng tốc xét nghiệm.
Do dịch phát sinh tại khu công nghiệp, nơi có hàng trăm nghìn công nhân, lao động và người dân sinh sống với tốc độ lây nhiễm nhanh, nên một trong những giải pháp quan trọng nhất là phải truy vết thần tốc và xét nghiệm nhanh trên diện rộng để sớm khoanh vùng, dập dịch. Chỉ cần phát hiện sớm được một ca F0, sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm cho hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác. Trên tinh thần đó, các cán bộ y tế của hai địa phương đã phải thức xuyên đêm để lấy mẫu, xét nghiệm, nhưng vẫn không thể giải quyết hết được số lượng "khổng lồ" mẫu cần thực hiện.
Trước tình hình đó, Bắc Ninh, Bắc Giang đã kêu gọi sự hỗ trợ từ Trung ương và các địa phương trong cả nước. Đáp lại lời kêu gọi ấy, những ngày qua, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Yên Bái, Thái Nguyên... đã chi viện nhân lực giúp hai địa phương triển khai lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng, khoanh vùng truy vết, tiêu độc khử trùng, duy trì an ninh trật tự, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội nhằm khống chế dịch bệnh. Nhiều trang thiết bị y tế hiện đại nhất, hàng nghìn sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, hàng trăm test nhanh kháng nguyên cùng hàng tỷ đồng... cũng được các địa phương gửi tới để chia sẻ khó khăn với Bắc Ninh, Bắc Giang trong "cuộc chiến" chống đại dịch.
Không dừng lại ở đó, khi tỉnh đoàn Bắc Giang thông báo tuyển gấp tình nguyện viên vào chiều tối 16/5, chưa đầy 24h sau đã có trên 340 người nhắn tin, gọi điện, viết đơn đăng ký làm tình nguyện viên chi viện cho Bắc Giang chống dịch. Trong đó, một học sinh từ Gia Lai xa xôi gửi đơn xin được chi viện; thậm chí có những người 40-50 tuổi cũng tình nguyện xin tham gia chống dịch. Như vậy, không chỉ có các bác sỹ, chuyên gia y tế, các lực lượng chức năng, nhiều thanh niên, người dân trong cả nước đã lắng nghe, thấu hiểu và "đáp lời" khi Bắc Ninh và Bắc Giang lên tiếng kêu gọi... Họ khác nhau giới tính, ngành nghề, độ tuổi... nhưng đều chung một trái tim "nóng"; tinh thần quả cảm, đoàn kết; sẵn sàng chung tay giúp Bắc Giang sớm dập tắt dịch bệnh.
Được biết, đến ngày 21/5 đã có 6 tỉnh, thành phố chi viện cho Bắc Giang về nhân sự để chống dịch COVID-19, gồm: 200 y, bác sỹ Quảng Ninh; 250 cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương; "Đội đặc nhiệm" của Hà Nội gồm 20 cán bộ, y, bác sỹ và chuyên gia; 15 cán bộ, y, bác sỹ, nhân viên "tốt nhất có thể" của ngành y tế Yên Bái, 51 bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của tỉnh Thái Nguyên; 20 giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Y tế công cộng. Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của Trung ương và các địa phương, năng lực xét nghiệm hiện tại của Bắc Giang đã tăng lên đáng kể.
Tại cuộc họp trực tuyến giữa Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 với hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, chiều 20/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, năng lực xét nghiệm của Bắc Giang đã đạt trên 24.000 mẫu đơn/ngày và 100.000 mẫu gộp/ngày, đáp ứng được yêu cầu chống dịch hiện tại. Bắt đầu từ ngày 21/5, Bắc Giang không còn mẫu tồn, trả được kết quả xét nghiệm trong ngày. Vấn đề thiếu sinh phẩm xét nghiệm cũng đã được giải quyết.
Chung sức chống dịch
NHCSXH hỗ trợ người dân Nội Hoàng (Bắc Giang) đang bị cách ly bởi dịch COVID-19.
Để kịp thời hỗ trợ Bắc Ninh, Bắc Giang trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngày 18/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký Quyết định về thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại hai tỉnh. Bộ phận thường trực đặc biệt có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động chuyên môn kỹ thuật trong việc giám sát, đáp ứng chống dịch; điều trị bệnh nhân; xét nghiệm; tổ chức cách ly; truyền thông trên địa bàn và các địa phương lân cận có liên quan. Đồng thời, bộ phận có trách nhiệm kiểm tra, hỗ trợ địa phương trong việc tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; giao ban hằng ngày với hai tỉnh, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia để chống dịch.
Bộ phận thường trực đặc biệt do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm Tổng chỉ huy và có sự tham gia của lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Cục Quản lý môi trường y tế; Cục Y tế dự phòng; Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng cùng một số đơn vị liên quan.
Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tại Bắc Ninh và Bắc Giang ngày càng gia tăng nhanh chóng, Bộ Y tế đã phân công Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ Bắc Giang lập Bệnh viện dã chiến và tăng cường nhân lực điều trị các bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bắc Ninh.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau khi nhận nhiệm vụ, đơn vị đã khảo sát, góp ý và hoàn thiện qui trình xây dựng Bệnh viện Dã chiến công suất khoảng 600 giường. Sau khi được UBND thành phố phê duyệt, ngày 20/5 đơn vị bắt tay vào xây dựng Bệnh viện Dã chiến, dự kiến sau 3 ngày sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động, tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bắc Giang.
Hiện Bắc Giang đã đưa vào vận hành 8 bệnh viện để thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, với tổng số trên 1.200 giường. Công tác thành lập Bệnh viện Dã chiến ở Bắc Giang được đánh giá là triển khai nhanh nhất cả nước từ trước tới nay.
Để tăng cường năng lực điều trị cho hai địa phương, nhất là Bắc Ninh khi ngày càng có nhiều ca bệnh diễn biến nặng, Bệnh viện Bạch Mai đã cử chuyên gia về hồi sức, chống đông, thận lọc máu về trực tiếp hỗ trợ triển khai các kỹ thuật cao như: Kỹ thuật tim phổi nhân tạo, thở máy để điều trị cho các ca COVID-19 diễn biến nặng. Nhóm chuyên gia còn có nhiệm vụ chuyển giao các kỹ thuật này cho Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh, Bệnh viện Phổi Bắc Giang để thiết lập đơn vị ICU (hồi sức tích cực), giúp địa phương tự điều trị bệnh nhân nặng, không phải chuyển lên tuyến trên....
Trong cuộc chiến "chống dịch như chống giặc", sự sẻ chia, tinh thần đoàn kết, "tương thân tương ái" của dân tộc lại được trỗi dậy mạnh mẽ. Sự hỗ trợ của cả nước, các địa phương, tổ chức, cá nhân dồn về Bắc Ninh, Bắc Giang những ngày qua đã cho thấy, trong "cuộc chiến" với đại dịch, không có địa phương nào "cô đơn", ngành y tế là một, con người Việt Nam là một.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã từng nói: "Đại dịch COVID-19 thực sự là thách thức rất lớn đối với toàn nhân loại. Nhưng đây cũng là dịp để chứng minh rằng nếu tất cả các tổ chức, mọi người dân ở một cộng đồng, một quốc gia và trên toàn thế giới cùng đoàn kết, nắm tay nhau, chúng ta có thể cùng nhau vượt qua những thách thức như đại dịch COVID-19, mà chúng ta đang kiên trì, kiên cường vượt qua. Điều đáng quý không chỉ chúng ta chiến thắng bệnh tật, bảo vệ cuộc sống của người dân, mà trong lúc khó khăn thì những giá trị tốt đẹp nhất của từng con người, từng cộng đồng, từng dân tộc và cả nhân loại lại được nhân lên".
Dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thiệt hại trên mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, đại dịch đã cho thấy, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của người dân Việt Nam vẫn luôn tồn tại và nhân lên lên mỗi khi đất nước gặp gian khó.
Bộ trưởng Y tế: 'Cuộc chiến chống COVID-19 chưa có điểm kết thúc' Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói tại cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng nay 17/3. "Năm 2021, tiêm chủng vaccine đang được triển khai khẩn trương nhưng cuộc chiến chống đại dịch chưa có điểm kết thúc, nhiều chủng mới nguy hiểm hơn của virus đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực", ông Long nói....