Doanh nhân Anh bị gọi là ‘kẻ siêu lây nhiễm’ virus corona
Các quan chức y tế đang chịu áp lực phải tiết lộ chi tiết về lộ trình của người đàn ông Anh được mệnh danh là “kẻ siêu lây lan” virus corona.
Doanh nhân giấu tên, người nhiễm virus ở Singapore, hiện được biết đã lây nhiễm ít nhất bảy người Anh tại một khu nghỉ mát trượt tuyết của Pháp, trước khi trở về Brighton và bị ốm khoảng năm ngày sau đó.
Theo Telegraph, những người mà ông này nhiễm bệnh bao gồm người thứ tư mắc bệnh ở Anh và bệnh nhân ở Tây Ban Nha và Pháp, tất cả những người này được cho là đã ở cùng “kẻ siêu lây nhiễm” ở Pháp.
Nhưng các cơ quan y tế đã từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào về lộ trình của người đàn ông trong suốt năm ngày ông ta ở Anh trước khi xuất hiện các triệu chứng – tất cả những gì được biết là ông ta đã dành hai giờ trong một quán rượu địa phương vào đêm trước khi gục ngã vì dịch bệnh.
Người Anh giấu tên đã nhiễm virus khi ở Singapore. Ảnh: Sky News.
Hôm 9/2, có thông tin cho biết người đàn ông đã đi lại bằng máy bay của hãng EasyJet từ Geneva đến Gatwick trên chuyến bay lúc 18h50 vào ngày 28/1. Hãng hàng không giá rẻ cho biết họ đã được Bộ Y tế thông báo vào tối 6/2. Bộ Y tế cho biết tất cả hành khách ngồi gần người đàn ông đã được liên lạc và nhận lời khuyên.
Bộ Y tế Anh đang bị chỉ trích vì từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào về nơi ở của “kẻ siêu lây nhiễm” trong thời kỳ mà ông này có khả năng bị lây nhiễm.
Các quan chức y tế cho biết họ đang theo dõi bất cứ ai ở cách ông này khoảng 2 m trong hơn 15 phút trong hai tuần trước khi được chẩn đoán, bao gồm cả những người trên chuyến bay với ông ta. Những người không được liên lạc và không có tiếp xúc gần không cần lo ngại.
Nhưng quan điểm này bị nghi ngờ trong bối c ảnh lo ngại rằng virus dường như dễ lây lan hơn nhiều so với dự đoán ban đầu.
5 ngày lây nhiễm trước khi phát bệnh
Người đàn ông trung niên nhiễm virus trong một hội nghị ở Singapore trước khi bay đến Alps để nghỉ ngơi bốn ngày với bạn bè.
Video đang HOT
Trong thời gian nghỉ ngắn, ông đã lây nhiễm cho bảy người, bao gồm nhà tư vấn môi trường Bob Saynor, 48 tuổi, và con trai chín tuổi của ông. Hai trong số các trường hợp chỉ được xác định vào ngày 9/2; một người đã bay trở về nhà của anh ta gần Palma ở Majorca và người kia đã trở về London.
Bà Catriona, vợ của ông Saynor, đang ở một bệnh viện ở Anh, mặc dù không rõ liệu bà có phải là trường hợp mới nhất được chẩn đoán ở Anh hay không.
Khu nghỉ mát trượt tuyết nơi bùng phát dịch bệnh đã bị đóng cửa.
Les Contamines-Montjoie, nơi năm người quốc tịch Anh được chẩn đoán nhiễm virus. Ảnh: Sky News.
Mãi đến ngày 2/2, năm ngày sau khi trở về, doanh nhân mới ngã bệnh. Cục Y tế Quốc gia đã cho ông này cách ly tại Bệnh viện Hoàng gia Sussex, trước khi chuyển đến London để điều trị chuyên khoa.
Ông này vẫn cảm thấy ổn khi ghé thăm quán rượu địa phương trước khi thực sự đổ bệnh. Ông đã dành hai giờ tại The Grenadier ở Hove tối 1/2.
Năm thành viên của nhóm nhân viên làm việc tối hôm đó đã được thông báo về việc tự cách ly, trong khi một sinh viên tại Học viện Cộng đồng Portslade Aldridge gần đó, người được cho là đã tiếp xúc với người đàn ông, đã được khuyên nên cách ly trong hai tuần.
Lần theo dấu vết của “kẻ siêu lây nhiễm”
Giáo sư Richard Tedder, giáo sư thỉnh giảng về virus học tại Đại học Hoàng gia London, cho biết việc virus này có thể đã được truyền qua một người mà không có triệu chứng cho thấy dịch bệnh có thể tồi tệ hơn SARS và biến thành đại dịch.
Với các phương pháp thử nghiệm hiện tại, “chúng tôi thực sự mù mờ nếu đó là trường hợp virus corona có thể lây truyền qua những người không có triệu chứng”, ông nói.
Người dân Brighton bày tỏ sự tức giận trước việc chính quyền từ chối cung cấp thêm thông tin.
Một hành khách đeo mặt nạ tại ga đường sắt Thượng Hải. Ảnh: Sky News.
Valerie Painter, bệnh nhân thông thường tại Bệnh viện Hoàng gia Sussex, cho biết: “Dân cư của Brighton và Hove rất dày đặc. Chúng tôi sống san sát nhau trên những con đường nhỏ hẹp”. “Người này đã ở đâu trên xe buýt và xe lửa? Cơ quan chức năng đang lần theo những dấu vết gì”, cô đặt câu hỏi.
Người phát ngôn của Bộ Y tế Anh cho biết đang liên hệ với những người có tiếp xúc gần với bất kỳ trường hợp nào đã được xác nhận ở Anh để cung cấp cho họ lời khuyên về sức khỏe và đang làm việc chặt chẽ với chính quyền Pháp.
Bộ Y tế Anh cho biết họ sẽ không tiết lộ thông tin nhận dạng bệnh nhân, chẳng hạn như lộ trình của bất kỳ cá nhân nào là một phần của cuộc điều tra y tế công cộng.
Các trường hợp mới được xác nhận khi chiếc máy bay thứ hai và cuối cùng chở công dân Anh di tản khỏi thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã hạ cánh ở Oxfordshire.
Chuyến bay, với hơn 200 người trên máy bay, bao gồm một số công dân nước ngoài, đã đến RAF Brize Norton ngay trước 7h30 sáng 9/2, đưa người di tản đến một trung tâm hội nghị ở Milton Keynes.
Số người chết ở Trung Quốc do virus hiện ở mức 904, vượt qua số người tử vong do Sars trong năm 2002 – 2003.
Theo news.zing.vn
Di cư bất hợp pháp: Bài toán hóc búa không chỉ của nước Anh
Thảm kịch 39 thi thể trong container đã gióng lên một hồi chuông báo động về các chính sách nhập cư của toàn Châu Âu.
Trong những ngày qua, thảm kịch 39 người nhập cư bất hợp pháp thiệt mạng trong chiếc xe container đông lạnh tại hạt Essex của Anh đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Những chiếc xe tải chở người trốn bên trong container dễ dàng qua mặt lực lượng chức năng khi xuất phát từ các nước Châu Âu khác đến Anh đã gióng lên một hồi chuông báo động về các chính sách nhập cư của toàn Châu Âu.
Thảm kịch 39 thi thể trong container khiến cả thế giới bàng hoàng. Ảnh" Pigeon Express
Nạn buôn người: "chân rết" ở mọi quốc gia
Báo chí Anh ngày 28/10 đồng loạt đăng tải thông tin, nghi phạm Maurice Robinson - tài xế 25 tuổi lái xe container chứa 39 thi thể ở Anh là thành viên của một băng nhóm buôn người toàn cầu. Băng nhóm này tạo điều kiện cho việc di chuyển số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp vào Vương quốc Anh trong rất nhiều năm qua nhưng chưa bị phát hiện.
Theo Cơ quan kiểm soát tội phạm quốc gia Anh (NCA), mạng lưới buôn người này có "chân rết" tại nhiều quốc gia và hoạt động xuyên biên giới, khiến các lực lượng chức năng khó kiểm soát.
Bộ trưởng Nội địa Đức Horst Seehofer đã lên tiếng cảnh báo, châu Âu có thể mất kiểm soát đối với vấn đề nhập cư nếu không có sự phối hợp về thông tin.
"Nếu chúng ta tách rời tất cả các nước ra khỏi đường biên giới của Liên minh Châu Âu, chúng ta sẽ không bao giờ có một chính sách tị nạn chung của khối. Nếu không có chính sách tị nạn chung của EU, thì điều nguy hiểm là chúng ta sẽ mất kiểm soát đối với dòng người tị nạn thêm một lần nữa. Chúng ta muốn hạn chế nhập cư và muốn nó được tiến hành có trật tự", ông Seehofer nói.
Cuộc khủng hoảng nhập cư của EU kể từ năm 2015 đến nay cho thấy sự thiếu thống nhất trong các chính sách nhập cư của khối này. Nhiều nước thành viên từ chối áp dụng hạn ngạch nhập cư, ngày càng thắt chặt cơ hội cho những người di cư được nhập cảnh, trong khi dòng người đến Châu Âu ngày càng gia tăng.
Mỗi ngày, vẫn có hàng trăm người luôn tìm cách vượt biên theo nhiều cách khác nhau, từ trèo qua hàng rào ở Morocco để tới lãnh thổ Tây Ban Nha, chen chân trong xe tải từ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc lên tàu di chuyển sang các nước có "chính sách mềm" với người nhập cư tại EU. Dù vậy, tất cả đều hiểu viễn cảnh tồi tệ nhất là bị bắt giữ, đưa vào trại tị nạn, bị phạt tiền rất nặng, hay nặng nhất là bị bỏ tù, rồi trục xuất.
Châu Âu có phải là "miền đất hứa"?
Châu Âu vẫn luôn được tin là "vùng đất đổi đời" với những người di cư. Họ hy vọng sẽ đến được các quốc gia có chính sách chào đón, thậm chí hỗ trợ người di cư xây dựng cuộc sống ổn định. Ở châu Âu, sử dụng người nhập cư là một cách để mở rộng thị trường lao động, với chi phí thấp hơn so với thuê lực lượng lao động bản địa. Mặt khác, tỷ lệ sinh ở châu Âu cũng đang ở mức thấp. Các quốc gia này cần người nhập cư nhiều năng lượng, sức trẻ và kỹ năng để làm những việc mà dân bản địa không thể hoặc không muốn làm. Do vậy, ngày càng nhiều người nhập cư đã tìm cách vượt biên vào châu Âu cùng giấc mơ đổi đời.
Thế nhưng, song song với những "chính sách mềm" đối với người nhập cư, thì hệ thống chính sách nhập cư vào châu Âu lại là mang tính khắt khe nhất toàn cầu. Con đường nhập cư chính thức vào các nước châu Âu thường phải mất nhiều năm đi kèm với những rào cản phức tạp về pháp lý, do đó, người di cư buộc phải chọn cách bất hợp pháp.
Tờ The Guardian của Anh trước thảm kịch tại Essex đã đặt ra một câu hỏi: Liệu những chính sách nhập cư khắt khe, những hành động tiếp nhận di dân dè dặt và cả những biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ của EU có phải là một phần lý do khiến hàng triệu người chấp nhận dấn thân vào những hành trình dài và nguy hiểm hơn, để tự tìm cơ hội đến nơi mà họ coi là "vùng đất hứa"?
Tổ chức ủng hộ quyền lợi nhập cư Pro Asyl của Đức cũng kiến nghị Liên minh châu Âu nên chịu một phần trách nhiệm về những người đã thiệt mạng. Giám đốc của Pro Asyl, ông Gnter Burkhardt nhận định rằng "Nếu các chính sách ủng hộ việc đóng cửa đường tới EU với người tị nạn thì đó cũng là một 'đồng phạm' trong việc đẩy người nhập cư và người tị nạn vào tay những kẻ buôn người". Và khi đó, thảm kịch tại Essex có thể sẽ không phải là cuối cùng./.
Theo Châu Anh/VOV1
tổng hợp
Người đàn ông chết với tư thế treo ngược trên ống khói cao 90 m ở Anh Cảnh sát Carlisle, Anh hôm 28/10 cho biết mở cuộc điều tra về nguyên nhân tại sao người đàn ông chết trên ống khói nhà máy cao 90 m. Video: Trực thăng tiếp cận, giải cứu nạn nhân mắc kẹt trên ống khói cao 90 m Lực lượng chức năng nhận được thông báo lúc 3h00 sáng ngày 28/10 (giờ địa phương) về...