Doanh nhân 8X đầu tiên đứng đầu danh sách người giàu nhất Trung Quốc
Nhà sáng lập ByteDance, công ty chủ quản của mạng xã hội TikTok, ông Zhang Yiming đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc.
Văn phòng công ty ByteDance tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo danh sách thường niên về những nhân vật giàu có nhất Trung Quốc có tên Hurun China Rich List của Viện nghiên cứu Hurun, mới công bố ngày 28/10, ông Zhang Yiming đã trở thành nhân vật thứ 18 đứng đầu bảng những người giàu nhất Trung Quốc trong 26 năm qua.
Ông Zhang Yiming đã từ chức giám đốc điều hành ByteDance vào năm 2021. Tổng doanh thu toàn cầu của ByteDance tăng 30% trong năm 2023, lên 110 tỷ USD. Ông Zhang Yiming cũng là nhân vật sinh trong thập niên 1980 đầu tiên đứng đầu danh sách của Hurun China Rich List.
Video đang HOT
Người giàu nhất trong danh sách năm 2023 là ông Zhong Shanshan, nhà sáng lập thương hiệu nước đóng chai Nongfu Spring. Năm nay, tỷ phú Zhong Shanshan xếp ở vị trí thứ hai khi tài sản của ông giảm 24% xuống còn 47,9 tỷ USD.
Đứng thứ ba trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc là “cha đẻ” của Tencent – ông Pony Ma. Theo sau ông Pony Ma là nhà sáng lập PDD Holdings – ông Colin Huang. Ông Huang đã giảm một bậc so với năm 2023 mặc dù các nền tảng thương mại điện tử của PDD Holdings như Pinduoduo và Temu vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Số tỷ phú trong danh sách của Hurun China Rich List năm nay đã giảm 142 người so với năm trước, còn 753 nhân vật và giảm hơn 1/3 so với năm 2021.
Các tỷ phú trong lĩnh vực bất động sản chịu thiệt hại nhiều nhất trong khi những nhân vật trong ngành điện tử tiêu dùng lại tăng tài sản khá nhanh với nhà sáng lập Xiaomi – ông Lei Jun đã bổ sung thêm 5 tỷ USD vào năm 2024.
Nepal quyết định cấm TikTok
Ngày 13/11, Nepal thông báo quốc gia này quyết định cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok do quan ngại những tác động tiêu cực của ứng dụng này đến sự hòa hợp xã hội của đất nước.
Biểu tượng của mạng xã hội TikTok. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ thông tin Rekha Sharma cho biết lệnh cấm được đưa ra cùng ngày và các cơ quan liên quan đang xử lý các vấn đề mang tính kỹ thuật.
Theo Bộ trưởng Sharma, lệnh cấm này xuất phát từ việc TikTok thường xuyên được sử dụng để chia sẻ nội dung "gây mất cân bằng xã hội và phá vỡ các cấu trúc gia đình, cũng như các mối quan hệ xã hội".
Nhiều giờ sau khi nhà chức trách công bố quyết định trên, video về lệnh cấm đã thu hút hàng nghìn lượt xem trên chính ứng dụng này.
Trước đó một vài ngày, Chính phủ Nepal đã ban hành chỉ thị yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội hoạt động tại nước này phải thành lập văn phòng đại diện.
Theo công ty truyền thông xã hội We Are Social, TikTok - thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc) - là nền tảng xã hội được sử dụng nhiều thứ 6 thế giới và thu hút khoảng 1 tỷ người dùng mỗi tháng. Tuy nhiên, nền tảng này đang đối mặt với các hạn chế tại nhiều quốc gia do vi phạm các quy định về dữ liệu cũng như do tác động tiềm tàng đối với giới trẻ.
TikTok thừa nhận dữ liệu người dùng Mỹ có lưu tại Trung Quốc TikTok thừa nhận rằng dữ liệu của một số người dùng Mỹ có lưu tại Trung Quốc nhưng không cung cấp cho chính phủ, dù trước đó khẳng định rằng những dữ liệu này đều được lưu tại các máy chủ ở Mỹ. TikTok thừa nhận rằng dữ liệu người dùng Mỹ có lưu trữ tại Trung Quốc, nhưng không cung cấp cho...