Doanh nhân 30 tuổi làm quan chức Bộ Công thương
Xuất thân trong một gia đình và dòng họ kinh doanh vàng bạc nổi tiếng số 1 ở Hà Nội, từng tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực trước khi vào làm việc ở cơ quan nhà nước, ở tuổi 30, ông được bổ nhiệm làm Thư ký Bộ trưởng Bộ Công Thương cách đây gần 1 tháng. Thậm chí, ông còn được giới thiệu là người phụ trách văn phòng bộ sau khi vị Chánh văn phòng ở đây chuyển công tác khác.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sau khi ông Võ Thanh Hà, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công Thương, nguyên thư ký Bộ trưởng Bộ Công Thương được điều động bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ông Vũ Hùng Sơn, Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và thương mại của Bộ đã được bổ nhiệm giữ vị trí mới là thư ký Bộ trưởng.
Đồng thời, ông Sơn cũng được giao nhiệm vụ Phụ trách văn phòng Bộ Công Thương trong thời gian vị trí Chánh văn phòng Bộ còn trống. Tại nhiều sự kiện lớn của bộ này, ông Sơn cũng được giới thiệu chính thức là người phụ trách văn phòng Bộ Công Thương.
Sinh năm 1984, năm nay 31 tuổi, ông Vũ Hùng Sơn là một hiện tượng tiêu biểu của xu thế trẻ hóa cán bộ trong đội ngũ công chức làm lãnh đạo hiện nay với con đường thăng tiến khá nhanh. Đặc biệt, ông cũng là một trường hợp nổi bật khi bước chân từ thương trường vào chính trường.
Ông Sơn là con trai của ông Vũ Mạnh Hải; ông Hải là em trai ông Vũ Minh Châu – Ông chủ của Tập đoàn vàng bạc nổi tiếng Bảo Tín Minh Châu. Nhà ông Hải cũng có một thương hiệu kinh doanh vàng bạc có tiếng là Bảo Tín Mạnh Hải.
Năm 2011-2012, ông Vũ Hùng Sơn là chủ một công ty chuyên nhập khẩu xe siêu sang nổi tiếng ở Hà Nội là Sơn Tùng Auto.
Sau đó, ông Sơn đã trở thành Phó Tổng biên tập Báo Đời sống và Tiêu dùng. Đây là một tờ báo còn khá trẻ, ít được nhiều người biết đến, mới thành lập năm 2011 của Hiệp hội Chè Việt Nam.
Video đang HOT
Đến tháng 6/2014, khi tròn 30 tuổi, ông Sơn giữ chức danh Phó Tổng biên tập Tạp chí Công Thương.
Tháng 2/2015, ông trở thành Giám đốc Trung tâm Thông tin và Công nghiệp của Bộ Công Thương nhờ trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo của Bộ này. Chỉ 6 tháng sau, ông đã hiện là thư ký Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Như vậy, thời gian từ khi rời bỏ thương trường để bước chân vào chính trường của ông Sơn có bề dày chưa đến 5 năm. Với tuổi còn rất trẻ, nhiều ý kiến nhìn nhận, tương lai quan trường của ông Sơn có thể sẽ còn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữa.
Theo Băng Dương
vietnamnet.vn
VietBao.vn (Theo_Giáo dục thời đại>>>)
Nhà hát lớn Hà Nội sơn lại: Kinh phí lấy từ đâu?
Theo Chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL, kinh phí cho việc sơn sửa Nhà hát lớn Hà Nội gồm cả kinh phí thường xuyên và nguồn xã hội hóa.
Xung quanh sự việc Nhà hát lớn Hà Nội đang được tiến hành sơn sửa lại, trong đó màu sơn vàng đậm được dư luận xã hội người dân và nhiều chuyên gia kiến trúc cho là không phù hợp, phá nát không gian của một công trình lớn mang tầm vóc lịch sử.
Trong cuộc họp báo mới đây, Bộ VHTT&DL cùng các bên liên quan đã thống nhất trả lại màu sơn cũ cho công trình. Tuy nhiên, dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm cũng như nguồn kinh phí trong việc "thử nghiệm" mà người dân cho rằng lãng phí này?
Nhà hát lớn Hà Nội sẽ được trả lại màu như cũ.
Sáng 25/7, PV Người đưa tin có cuộc trao đổi với ông Phan Đình Tân - Chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL xung quanh những vấn đề liên quan.
Trả lời câu hỏi về thời gian cũng như màu sơn "hứa" trả lại Nhà hát Lớn, Chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL cho biết: Màu sơn "trả lại" sẽ căn cứ vào màu sơn của đợt trùng tu năm 1997 đã được các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, các kiến trúc sư, quản lý lựa chọn.
Về thời gian hoàn thành việc trả lại, ông Tân cho hay: Việc sơn lại Nhà hát Lớn Hà Nội là để hướng tới ngày kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 và 70 năm thành lập ngành Văn hóa thể thao, du lịch.
"Vì vậy thời gian dự kiến sẽ hoàn trả màu sơn cũ của nhà hát là khoảng 1 tháng nữa." - Ông Tân nói.
Trả lời câu hỏi về việc màu sơn phủ hiện tại là thử nghiệm hay thế nào? Ông Tân nói: "Không! Tất cả đã trả lời trên báo chí rồi."
Công nhân đang sơn lại Nhà hát lớn.
Căn cứ theo đó trả lời một số tờ báo về câu hỏi này, Chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL thừa nhận việc sơn thử nghiệm.
Về vấn đề kinh phí, ông Tân cho biết: Có kinh phí thường xuyên và kinh phí từ nguồn xã hội hóa... Đề cập đến số tiền cụ thể hết bao nhiêu? Ông Tân nói: Bây giờ tôi không biết?
Trả lời câu hỏi có liên kết với hãng sơn trong việc này không? Ông Tân cho biết, việc đó giao cho đơn vị thi công.
Ngoài ra, một số câu hỏi PV Người đưa tin nêu, ông Tân đều cho biết đã trả lời trên báo chí và không cung cấp thêm?
Liên lạc với bà Nguyễn Như Nguyệt - Giám đốc Ban Quản lý Nhà hát lớn Hà Nội thì bà Nguyệt từ chối trả lời với lý do đang bận.
Trả lời báo chí về các vấn đề liên quan, ông Phan Đình Tân - Chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL cho hay: Về màu sơn, thì Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch sẽ làm đúng màu chuẩn theo đúng hồ sơ năm 1997. Trả lời câu hỏi của nhiều kiến trúc sư là tại sao lại sơn thử trên một diện tích quá rộng như thế, chưa kể còn sơn thử ngay tại toàn bộ mặt tiền? Ông Tân cho hay: cũng đọc thông tin là sơn như vậy quá tốn kém. Nhưng nếu chỉ đặt trong một mảng nho nhỏ thôi thì có nhìn được tổng thể hay không. Màu sơn bây giờ chưa được, tôi biết rồi. Nhưng đó chưa phải là màu sơn cuối cùng đâu. Về vấn đề kinh phí ông Tân cho biết: Nhà hát Lớn là một đơn vị tự chủ. Họ sẽ có những cái khai thác từ tự chủ. Cho nên không cần phải quan tâm đến điều đó mà nên quan tâm đến việc theo luật Di sản thì đơn vị đã làm đầy đủ thủ tục với Bộ. Về câu hỏi cả hai lần sơn Nhà hát lớn trước đây đều không có việc sơn thử nghiệm trên diện rộng như thế này? Ông Tân cho hay: Bây giờ chúng tôi yêu cầu phải làm đúng màu sơn chuẩn. Lấy cái phê duyệt quy hoạch từ năm 1997 để làm chuẩn màu sắc. Chúng tôi sẽ làm đúng màu sơn năm 1997. Và đây không phải là đợt trùng tu tôn tạo mà là đợt sửa chữa nhỏ, trùng tu tôn tạo hằng năm, cũng là nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2.9. Trả lời câu hỏi việc dư luận đang băn khoăn, liệu có phải Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đang rất ưu ái Nhà hát Lớn mà không thừa nhận thiếu sót của lãnh đạo nhà hát hay không? Ông Tân cho hay: Về nguyên tắc, Bộ không ưu ái, không ghét bỏ ai cả. Đối với một đơn vị trực thuộc thì Bộ cũng phải có ứng xử công bằng. Còn chuyện họ làm sai hay không thì phải căn cứ vào kết luận cuối cùng.
Theo_Người Đưa Tin
Năm nhóm giải pháp kiểm soát nhập siêu, đẩy mạnh xuất khẩu Đó là tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu; phát triển thị trường xuất khẩu; tuyên truyền, phổ biến việc tận dụng các FTA; thuận lợi hóa thương mại... Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng, vừa ký ban hành Chỉ thị số 16 về một số giải pháp tăng cường xuất...