Doanh nghiệp xuất khẩu làm gì để được hỗ trợ vay vốn?
Bà Lê Nguyễn Hoàng Oanh (quận Tân Phú, TP HCM) hỏi: Với quy mô tương đối nhỏ, doanh nghiệp (DN) của tôi luôn mong muốn có đủ nguồn vốn để kịp thời thực hiện đơn hàng xuất khẩu. ACB có những hỗ trợ gì cho nhóm DN xuất khẩu nhỏ? Chúng tôi phải đáp ứng các điều kiện gì để được ngân hàng cung cấp vốn?
Nhân viên ACB tư vấn cho doanh nghiệp về điều kiện vay ngoại tệ
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trả lời: Để hỗ trợ nhóm DN xuất khẩu, ACB đang cho vay ngoại tệ (USD) với lãi suất khá cạnh tranh. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là DN phải có đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay. Bên cạnh đó, DN có thể được ưu đãi theo gói cho vay VNĐ với lãi suất thấp nhất 7,5%/năm, được giảm phí dịch vụ tài chính lên đến 100%, giảm phí thanh toán quốc tế đến 50%. Đồng thời, ACB luôn tư vấn chu đáo và an toàn cho DN về nghiệp vụ và bộ chứng từ thanh toán quốc tế.
Nếu DN quy mô nhỏ có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động xuất khẩu, có thị trường ổn định, các đối tác uy tín trong việc thanh toán thì ACB vẫn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn. Tuy nhiên, để việc cấp vốn được nhanh chóng và dễ dàng, DN có thể bổ sung thêm tài sản cá nhân như bất động sản, ôtô… để bảo đảm thêm một phần cho các khoản vay.
Đặc biệt, ACB có sản phẩm bảo lãnh tín chấp một phần dành áp dụng cho tất cả ngành nghề kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, trong đó có nhóm DN nhỏ. Các loại bảo lãnh áp dụng hiện nay bao gồm bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo hành với tỉ lệ ký quỹ là 5%. Ngoài ra, DN còn được ưu đãi phí bảo lãnh nếu có sử dụng sản phẩm theo gói của ACB.
Thy Thơ ghi
Theo nld
Video đang HOT
LDG, ACB, DNP, TDG, CTF, C32, DTT, TCD, VNT, SIC, TDP, VTH, LBE, NAF, SCO, DTN: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu rên HNX/HSX.
CTCP LDG (LDG): Ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT, đã bán 1.882.000 cp, giảm lượng sở hữu từ 26.048.722 cp (tỷ lệ 10,84%) xuống 24.166.722 cp (tỷ lệ 10,06%). Giao dịch thực hiện ngày 22/7/2019.
Tiếp đó ông Hưng đăng ký mua lại 2 triệu cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 29/7 đến 27/8/2019.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam đã bán toàn bộ 692.967 cp (tỷ lệ 0,06%). Giao dịch thực hiện từ 1/7 đến 18/7/2019.
CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP): Ông Vũ Đình Độ, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 500.000 cp. Trước giao dịch ông Độ sở hữu 10.062.620 cp (tỷ lệ 10,06%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 25/7 đến 23/8/2019.
CTCP Dầu khí Thái Dương (TDG): Ông Võ Anh Thái, Chủ tịch HĐQT, đã mua 156.270 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.093.690 cp (tỷ lệ 6,52%). Giao dịch thực hiện từ 20/6 đến 19/7/2019.
CTCP City Auto (CTF): Ông Nìm Vuồn Phu, Thành viên HĐQT, đăng ký bán toàn bộ 1.585.486 cp (tỷ lệ 3,48%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 26/7 đến 23/8/2019.
CTCP Đầu tư xây dựng 3-2 (C32): CTCP Hóa An đã mua 396.850 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.785.101 cp (tỷ lệ 11,9%). Giao dịch thực hiện từ 20/6 đến 19/7/2019.
CTCP Kỹ nghệ Đô Thành (DTT): Ông Tôn Chương Dương, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 311.600 cp. Trước giao dịch ông Tôn Chương Dương sở hữu 188.400 cp (tỷ lệ 2,31%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 26/7 đến 23/8/2019.
CTCP Đầu tư phát triển công nghiệp và Vận tải (TCD): Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 100.000 cp. Trước giao dịch ông Nam sở hữu 2.020.223 cp (tỷ lệ 5,28%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 26/7 đến 24/8/2019.
CTCP Giao nhận vận tải Ngoại thương (VNT): CTCP VNT Holdings đăng ký mua 4.750.000 cp. Trước giao dịch VNT Holdings sở hữu 1.353.700 cp (tỷ lệ 11,38%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 24/7 đến 21/8/2019.
CTCP ANI (SIC): CTCP ANZA đã mua 980.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 11.692.493 cp (tỷ lệ 48,72%). Giao dịch thực hiện ngày 12/7/2019.
CTCP Sông Đà 505 (S55): CTCP ANZA đã mua 105.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 2.313.071 cp (tỷ lệ 23,13%). Giao dịch
CTCP Thuận Đức (TDP): Bà Nguyễn Kim Anh, Phó TGĐ, đã mua 630.500 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.065.500 cp (tỷ lệ 4,26%). Giao dịch thực hiện từ 17/6 đến 17/7/2019.
CTCP Dây cáp điện Việt Thái (VTH): Ông Đặng Văn Trường, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 114.160 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 778.160 cp (tỷ lệ 15,56%). Giao dịch thực hiện ngày 18/7/2019.
Cũng liên quan đến cổ phiếu VTH, cùng ngày, ông Phạm Đình Thuyền, nhà đầu tư cá nhân, đã bán 114.160 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 265.000 cp (tỷ lệ 5,3%).
CTCP Sách và Thiết bị trường học Long An (LBE): Ông Phạm An Khang, nhà đầu tư cá nhân, đã bán 102.800 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 68.200 cp (tỷ lệ 622%). Giao dịch thực hiện ngày 16/7/2019.
Cũng liên quan đến cổ phiếu LBE, cùng ngày, CTCP Thương mại và Đầu tư Vi na ta ba đã mua 266.000 cp (tỷ lệ 24,27%) và trở thành cổ đông lớn.
CTCP Nafoods Group (NAF): Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 380.859 cp. Trước giao dịch ông Hùng sở hữu 11.894.766 cp (tỷ lệ 27,31%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 26/7 đến 2/8/2019.
CTCP Công nghiệp Thủy sản (SCO): Ông Quách Tấn Hải, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 438.000 cp (tỷ lệ 10,78%) và trở thành cổ đông lớn. Trước giao dịch ông Hải không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện ngày 19/7/2019.
Cũng liên quan đến cổ phiếu SCO, cùng ngày, ông Nguyễn Hữu Minh, nhà đầu tư cá nhân, đã bán 438.000 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 55 cp va không còn là cổ đông lớn.
CTCP Diêm Thống Nhất (DTN): Bà Phạm Thị Dần, Thành viên BKS, đăng ký mua 172.685 cp. Trước giao dịch bà Dần sở hữu 16.250 cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 1/8 đến 23/8/2019.
Nguyên Phương
Theo Trí thức trẻ
Áp lực đảo chiều cổ phiếu ACB Dù cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) đang phục hồi, nhưng việc bán cổ phiếu quỹ và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ sẽ khiến cổ phiếu này có nguy cơ bị đảo chiều giảm. Ngoài việc bán hơn 35,32 triệu cổ phiếu quỹ, ACB còn dự kiến sẽ phát hành hơn 374 triệu cổ phiếu...