Doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng vì giá cước vận tải tăng sốc
Giá cước vận tải tăng phi mã, thiếu tàu vận chuyển, thiếu kho bãi lưu hàng… đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu điêu đứng trước các đơn hàng cuối năm.
Giá cước vận tải tăng gấp 10 lần
Sau thời gian dài phải hoạt động cầm chừng hoặc tạm ngừng sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hai tháng qua, các DN xuất khẩu đã và đang nỗ lực khôi phục sản xuất để hoàn thành kế hoạch năm.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà các DN đang đối mặt là giá cước vận tải vừa tăng cao vừa khó đặt chỗ, ảnh hưởng đến các kế hoạch xuất khẩu cuối năm.
Công ty Phúc Sinh mỗi tháng đều xuất khẩu khoảng 400 – 500 container hàng. DN này đang đau đầu vì giá cước vận tải tăng quá cao. Ảnh: Phương Uyên
Ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T (TP.HCM), cho biết, giá cước vận tải đang tăng chóng mặt khiến DN đau đầu với các đơn hàng xuất khẩu cuối năm.
Theo ông Tùng, cước vận chuyển container đi Mỹ hiện là 10.000 USD/container (40 feet) đi cảng bờ Tây và 16.000 USD/container đến cảng bờ Đông. Mức giá này tăng gấp 5 – 10 lần so với thời điểm trước dịch Covid-19.
Điều đáng lo ngại hơn, theo ông Tùng, không chỉ giá cước vận tải tăng mà DN còn gặp tình trạng… kẹt cảng.
Video đang HOT
Nếu như bình thường để một lô trái cây đến Mỹ chỉ mất 3 tuần, thì nay cần thêm từ 3-4 tuần nữa để xuống hàng đưa về kho.
Do đó, nhiều loại trái cây như xoài, thanh long, DN này phải tạm ngừng đưa vào thị trường Mỹ vì không thể để chờ đợi trong thời gian quá dài. Hiện Vina T&T chỉ có thể đưa sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, thanh long vào Mỹ với sản lượng mỗi tháng khoảng 20 container đi bằng đường biển và khoảng 20 tấn bằng đường hàng không.
“Cước vận tải tăng phi mã, đặc biệt là đường hàng không. Cước tăng, đơn vị nhập khẩu phải chịu; nhưng tăng cao quá, đối tác sẽ tìm kiếm những thị trường khác để có giá rẻ hơn. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của DN trong nước cũng như nông sản xuất khẩu của nông dân” – ông Tùng nhìn nhận.
Giá cước vận tải tăng mạnh khiến sức cạnh tranh của DN Việt giảm… Ảnh: Phương Uyên
Tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh
Công ty Phúc Sinh mỗi tháng đều xuất khẩu khoảng 400 – 500 container sang các nước cũng đang “kêu trời” khi mức giá cước vận tải hiện tại đã tăng từ 10 – 12 lần so với thời điểm cách đây 2 năm.
Theo tính toán của Phúc Sinh, với giá cước hiện tại là 15.000 USD/container vận chuyển đi EU, mỗi tháng DN xuất khẩu khoảng 500 container, sẽ bị bội chi đến… 5 triệu USD so với dự toán ban đầu.
Ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh cho hay: “Sau dịch, mặc dù công ty đã khôi phục sản xuất nhưng đơn hàng giảm tới 40%. Vì vậy, giá cước xuất khẩu tăng cao khiến cho DN rất lo lắng vì sẽ mất sức cạnh tranh”.
Hàng loạt DN xuất khẩu khác tại TP.HCM cũng đang “than trời” vì chi phí logistics tăng cao đã tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường thế giới và đẩy các DN đứng trước tình trạng thua lỗ nghiêm trọng, đình trệ sản xuất… Đặc biệt, với các DN xuất khẩu nông – thủy sản, dịp cuối năm là lúc các DN đẩy mạnh các đơn hàng cho mùa lễ, tết…
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, từ tháng 10/2021 đến nay, khi TP.HCM mở cửa kinh tế thì cũng là lúc các hãng tàu CMC, Yang Ming , OOCL, Wan Hai, Mearsk Line, Cosco, ZIM đã tăng thêm từ 2.000-5.000 USD/container 40feet, cho các tuyến dịch vụ từ Việt Nam đi Mỹ, châu Âu, Australia, Nga.
Với mức tăng như trên, hiện giá đi Mỹ đã chạm mốc 20.000 USD/container 40feet; cước của một container đến một số cảng biển tại Nga đã tăng lên mức 15.000 USD/container 40feet. Đối với container lạnh cũng đã tăng gần gấp đôi, lên 13.000-14.000 USD/container 40feet…
Cung ứng hàng bình ổn giá đến với người lao động
Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân, người lao động... trở lại trạng thái "bình thường mới" và ổn định đời sống, ngành công thương TP Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động".
Sau gần nửa tháng triển khai, hàng loạt điểm bán đưa hàng bình ổn giá đã đến với nhiều khu chế xuất - khu công nghiệp trên địa bàn và sẽ tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.
Công nhân, người lao động mua sắm ở điểm bán hàng lưu động, hàng bình ổn tại khu chế xuất Tân Thuận trước giờ khai trương, ngày 22/11/2021. Ảnh: TTXVN
Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" được xây dựng với mục tiêu phục vụ và cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đến tận tay người dân, người lao động... tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, khu dân cư, nhất là những địa bàn gặp khó khăn và bị ảnh bởi dịch COVID-19. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, công nhân khôi phục sản xuất an toàn trên cơ sở đảm bảo điều kiện sống ổn định như dễ dàng tiếp cận và tiêu dùng hàng hóa chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" cũng là một trong những giải pháp góp phần giảm thiểu việc mua - bán tập trung không đảm bảo an toàn tại các điểm bán tự phát. Bên cạnh đó, chương trình cũng là cầu nối trong tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, người lao động đối với biện pháp phòng chống dịch trong trạng thái "bình thường mới" và "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Thống kê đến thời điểm này, chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" đã được tổ chức tại các khu chế xuất - khu công nghiệp như: Tân Thuận, Linh Trung 1, Linh Trung 2, Công ty Pouyuen... Tại mỗi điểm bán, chương trình triển khai khoảng 20 gian hàng hoạt động hàng ngày, kinh doanh khoảng 100 sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, tập trung vào nhóm ngành hàng như lương thực, thực phẩm; sản phẩm chế biến, đông lạnh, đóng hộp; rau củ, quả; gạo, sữa, hạt nêm...
Trong số đó, có thể kể đến một số thương hiệu uy tín và đã được người dân tin dùng như: Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood, TTC, Gogreen House, A Tuan Khang Foods, Coca-Coca, Chợ Sale... Đặc biệt, khi tham gia chương trình, hầu hết đơn vị sản xuất kinh doanh đều thực hiện mức giá ưu đãi, giảm giá và khuyến mãi cho người dân, người lao động, công nhân... từ 5-50%, tùy sản phẩm.
Bà Lê Thị Thảo Trinh, Giám đốc Công ty cổ phần Gogreen House cho hay, trước đây, doanh nghiệp chỉ chuyên cung cấp sỉ hoặc cung cấp sản phẩm vào kênh bán lẻ hiện đại nhưng luôn mong muốn đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Đây là nguyên nhân mà Gogreen House, kết nối cùng nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh tích cực tham gia chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động".
Ngoài ra, Gogreen House mang đến cho người tiêu dùng nền tảng tiêu dùng Xanh - Chợ Sale với sản phẩm "ba tốt" (tốt cho sức khoẻ, tốt cho môi trường và tốt về giá cả). Với nền tảng tiêu dùng xanh, Gogreen House cũng hướng đến xây dựng chuỗi phân phối cho những mặt hàng có tiêu chuẩn chất lượng tốt, giá cả hợp lý và hình thành hệ sinh thái cho bữa ăn trong gia đình của người dân Việt.
Về phía khu chế xuất - khu công nghiệp, bà Huỳnh Thị Hồng Phúc, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khu chế xuất Linh Trung, TP Hồ Chí Minh đánh giá, chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh hiện nay, khi người lao động, công nhân vừa trải qua nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4. Mặt khác, khi đời sống gia đình và tinh thần được đảm bảo thì người lao động, công nhân mới an tâm sản xuất và đóng góp vào sự phục hồi kinh tế thành phố trong thời gian tới.
Giai đoạn tới, Ban chấp hành Đảng bộ khu chế xuất Linh Trung sẽ luôn tích cực đồng hành và phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh và Ban quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp thành phố cũng như những đơn vị liên quan để thúc đẩy hiệu quả của chương trình. Các đơn vị trong khu chế xuất Linh Trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp, nhất là hàng Việt được đưa vào kinh doanh và phục vụ công nhân tại đây - bà Phúc chia sẻ thêm.
Còn ở góc độ người tiêu dùng, chị Minh Anh, công nhân tại khu chế xuất Linh Trung 1 cho rằng, chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động", sản phẩm rau ăn lá các loại có giá bán 10.000 đồng/400-500 gr rất phù hợp với thu nhập bình quân của người lao động và công nhân. Hơn thế nữa, những sản phẩm này còn được đóng gói theo quy cách của siêu thị, cửa hàng tiện lợi và chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Cùng quan điểm, nhiều người lao động, công nhân khi tham gia mua sắm tại chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" ở khu chế xuất - khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đều chỉ ra rằng, đây là hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động và công nhân rất thiết thực. Sau khi tan ca, kết thúc giờ làm việc, người lao động và công nhân có thể mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu ngay trong khuôn viên khu chế xuất - khu công nghiệp, đồng thời an tâm về chất lượng, giá cả sản phẩm.
Dự kiến, thời gian tới, ở khu chế xuất - khu công nghiệp, ngành công thương TP Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tái khởi động lại xe buýt tham gia chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" trên các địa bàn dân cư. Theo đó, trên cơ sở hạ tầng và kết quả đạt được trong giai đoạn giãn cách xã hội vừa qua, Ban tổ chức xe buýt tham gia chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" sẽ xây dựng lại lộ trình, điểm bán cụ thể ở địa bàn thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
Xe buýt tham gia chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" dự kiến cũng sẽ đảm bảo khoảng 100 mặt hàng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu; trong đó, tập trung hàng bình ổn giá và hàng Việt. Tất cả sản phẩm kinh doanh trên xe buýt đều đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc, còn giá cả được niêm yết rõ ràng... để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.
Vào thời điểm này, tại thị trường TP Hồ Chí Minh đang diễn ra chương trình Khuyến mại tập trung năm 2021: Thỏa sức mua sắm (Shopping Season 2021) nên chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" không chỉ dừng lại ở đa dạng mô hình tổ chức mà còn hưởng ứng tổ chức phong phú hoạt động ưu đãi, giảm giá cho người dân.
Các đơn vị tham gia chương trình kỳ vọng, đây vừa là kênh bán hàng hiệu quả giúp cộng đồng doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, vừa là nơi để đơn vị sản xuất kinh doanh tiếp cận người tiêu dùng để khảo sát thị trường và đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố.
Doanh nghiệp Đồng Nai 'khát' lao động Hiện có hơn 300 doanh nghiệp trên địa bàn báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai về nhu cầu tuyển khoảng 48.000 lao động, chủ yếu là công nhân phổ thông, tập trung ở các ngành nghề như giày da, dệt may, đồ gỗ, điện tử. Sau nhiều tháng tạm ngưng sản xuất do ảnh hưởng...