Doanh nghiệp xây dựng, địa ốc giảm kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận sa sút vì Covid-19
Xây dựng Hòa Bình điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 vì Covid-19, với doanh thu 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng. Nam Long giãn tiến độ bán hàng thêm 1 – 2 quý, tùy từng dự án. Nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng có kết quả kinh doanh giảm trong quý I, giải trình vì Covid-19.
Giảm kế hoạch kinh doanh, điều chỉnh tiến độ bán hàng
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ( HoSE: HBC ) đưa ra thông điệp trong báo cáo thường niên ngay từ đầu năm, HĐQT đã đề ra kế hoạch doanh thu 20.200 tỷ đồng, lợi nhuận 720 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng trực tiếp tới tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ đầu năm đến nay, mức độ ảnh hưởng, hệ lụy di chứng chắc chắn còn kéo dài. Ông Hải thừa nhận HĐQT đã hết sức khó khăn trong việc đề ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2020.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Ảnh: HBC
Trước tình hình này, HĐQT Tập đoàn Hòa Bình tạm thời đề ra kế hoạch 2020 với chỉ tiêu doanh thu 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng với mục tiêu bảo toàn các nguồn lực khi vượt qua khủng hoảng Covid-19. Kế hoạch này tương đương giảm lần lượt 31% và 72% so với con số mục tiêu ban đầu, đồng thời thấp hơn 25% doanh thu và 52% lợi nhuận thực hiện năm trước. Hiện tại, công ty chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020.
Ban lãnh đạo công ty còn nhận định Covid-19 cũng khiến chiến lược mở rộng thị trường nước ngoài chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Hòa Bình sẽ tiếp tục củng cố và hoàn thiện đội ngũ, đặt mục tiêu trúng thầu 1.000 tỷ đồng với doanh thu dự kiến 300 tỷ đồng trong năm nay. Các thị trường phát triển trọng điểm như Đông Nam Á, Trung Đông và Đông Âu cùng các nước Mỹ, Canada, Australia.
Covid-19 còn ảnh hưởng tới tiến độ bán hàng của doanh nghiệp bất động sản, trong đó có Nam Long ( HoSE: NLG ). Trong phần trả lời cổ đông tại cuộc họp thường niên 2019, ông Chu Chee Kwang, Tổng giám đốc cho biết Covid-19 làm hoạt động bán hàng của Nam Long có thể dời lại tiến độ từ 1 đến 2 quý, tùy từng dự án. Trong năm nay, Nam Long dự kiến mở bán sản phẩm ở dự án Mizuki Park và SouthGate (thuộc Waterpoint) và dời lịch mở bán dự án ở Hải Phòng, Cần Thơ sang quý I/2021 thay vì trong 2020.
Làm rõ hơn, ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sales và Marketing nói, dự án Waterpoint có kế hoạch mở bán đợt mới vào tháng 3 nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh đã dời sang tháng 6 – 7. Trong mỗi đợt mở bán, Nam Long cần chuẩn bị 2 – 3 tháng và bán khoảng 400 – 500 sản phẩm. Tuy nhiên trong năm 2020, do quy định giãn cách xã hội, không tụ tập đông người nên công ty đã phải cân nhắc tìm phương án tốt nhất, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng mua như bán hàng trực tuyến. Dự kiến công ty sẽ tung khoảng 500 sản phẩm/quý, cả năm khoảng 1.200 – 1.500 sản phẩm.
Mặc dù gặp phải khó khăn từ Covid-19 nhưng theo ông Quang, thông qua triển khai hệ thống bán hàng trực tuyến, sản phẩm của Nam Long vẫn được thị trường đón nhận tốt. Chỉ nửa cuối tháng 3, khoảng 80 – 100 sản phẩm căn hộ Akari City đã được đặt cọc, ký hợp đồng mua bán. Nam Long đánh giá các sản phẩm vừa túi tiền vẫn có sức hấp thu lớn từ thị trường, do đáp ứng nhu cầu cần thiết.
Video đang HOT
Kết quả kinh doanh quý I sụt giảm
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra giải trình suy giảm lợi nhuận trong quý I do chịu tác động từ Covid-19. Đầu tư LDG ( HoSE: LDG ) có doanh thu giảm 79% còn 66 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ 1,4 tỷ đồng, giảm 99% cùng kỳ. Mức lợi nhuận này thấp nhất kể từ quý IV/2016, do ảnh hưởng của Covid-19, doanh nghiệp lý giải.
Covid-19 ảnh hưởng tới kết quý I của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Khổng Chiêm
Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land – HoSE: SCR ) công bố doanh thu giảm 19% còn 139,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 47% còn 47,5 tỷ đồng. Doanh thu giảm do thời điểm ghi nhận bàn giao dự án Carillon 7 (quận Tân Phú) lùi lại vào các quý sau do chính sách giãn cách xã hội trong Covid-19.
Trong các quý tiếp theo của năm nay, TTC Land dự kiến sẽ bàn giao khoảng 90% dự án Carillon 7 và đẩy nhanh tiến độ bán hàng các dự án BĐS dân dụng trọng điểm như căn hộ cao cấp Panomax, Charmington Iris và Khu phức hợp cao cấp Charrmington Tân Sơn Nhất.
Công ty Nhà Từ Liêm (Lideco – HoSE: NTL ) có lợi nhuận quý I giảm 72% còn 10 tỷ đồng. Công ty cho biết lợi nhuận giảm do doanh thu giảm 69%, hoạt động bán hàng bị ảnh hưởng từ chính sách ngưng tụ tập đông người, hạn chế đi lại.
Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi lĩnh vực kinh tế, Nhà Từ Liêm xác định là năm đối mặt với nhiều khó khăn không lường trước. Tuy nhiên, công ty vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 450 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm trước. Tổng doanh thu 1.050 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ kinh doanh nhà vườn tại dự án khu đô thị Lideco Hoài Đức khoảng 690 tỷ đồng, dự án khu đô thị tại phường Cao Thắng, Hà Khánh, Hà Lầm (TP Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 360 tỷ đồng.
Mặc dù không đưa ra giải trình nhưng một số doanh nghiệp xây dựng cũng có kết quả kinh doanh giảm sút trong quý I. Xây dựng Hòa Bình ( HoSE: HBC ) và Coteccons ( HoSE: CTD ) đều có kết quả lợi nhuận thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lợi nhuận sau thuế Xây dựng Hòa Bình giảm 95% còn 5,5 tỷ đồng, thấp nhất 7 năm. Còn Coteccons có lợi nhuận thấp nhất 5 năm, giảm 35% cùng kỳ năm trước, đạt 123,5 tỷ đồng.
Đặc thù ngành xây dựng phụ thuộc vào việc thi công dự án, khi các doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn trong tiến độ bán hàng, bàn giao vì Covid-19 thì đơn vị nhà thầu cũng bị ảnh hưởng theo. Đặc biệt, với lý do giãn cách xã hội trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều công trường thi công đã phải dừng hoạt động để đảm bảo an toàn phòng tránh dịch.
Dính năm 'đại hạn', đại gia ngành bia lỗ nặng chưa từng có
3 tháng đầu năm 2020, doanh thu của Tổng công ty Bia rư ợu nước giải khát Hà Nội (Habeco) giảm 50%, còn doanh thu của Tổng CTCP Bia - Rư ợu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng giảm 47% so với cùng kỳ.
Habeco báo lỗ gần 100 tỷ
Tổng công ty Bia rư ợu nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã chứng khoán: BHN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I với khoản lỗ kỷ lục gần 100 tỷ đồng.
Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Habeco ("ông lớn" sở hữu các thương hiệu bia Hà Nội và Trúc Bạch) chỉ đạt 770 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu sụt giảm kéo theo lợi nhuận gộp giảm hơn 55%, về mức 148 tỷ đồng.
Trong khi nguồn thu giảm mạnh thì chi phí vận hành biến động không đáng kể. Cụ thể, chi phí bán hàng là gần 185 tỷ đồng, giảm 3%; chi phí quản lý doanh nghiệp gần 81 tỷ đồng, tăng 4%.
Kết quả là Habeco báo lỗ trước thuế tới 96 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2019 lãi gần 98 tỷ đồng. Lỗ sau thuế của Habeco trong 3 tháng đầu năm 2020 là hơn 98 tỷ đồng, trong khi quí I/2019 lãi 64 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Habeco công bố mức lỗ trước thuế trăm tỷ đồng.
Ảnh hưởng từ việc thua lỗ cộng với việc tăng hàng tồn kho khiến dòng tiền kinh doanh trong kỳ của Habeco âm hơn 1.000 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ 2019, chỉ tiêu này của Habeco chỉ âm 430 tỷ). Theo đó, lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ của Habeco giảm từ mức 1.300 tỷ hồi đầu năm xuống chỉ còn gần 430 tỷ vào cuối tháng 3.
Đến cuối tháng 3, tổng tài sản hợp nhất của "ông lớn" ngành bia miền Bắc này giảm 12%, về gần 6.830 tỷ đồng. Nợ phải trả của doanh nghiệp là 1.700 tỷ đồng, giảm gần 850 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong khi đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp này tăng 17,5%, lên 751 tỷ đồng, chủ yếu do tăng thành phẩm, hàng hóa.
Trong văn bản giải trình, ban lãnh đạo Habeco cho rằng do ảnh hưởng của Covid-19 và Nghị định 100 cấm lái xe sau khi dùng bia r ượu khiến sản lượng tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2019.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của Habeco hiện đang ở vùng giá thấp lịch sử, ở mức 56.000 đồng, thấp hơn khá nhiều so với vùng giá gần 80.000 đồng hồi đầu năm.
Doanh thu của Sabeco giảm 47%
Tổng CTCP Bia - R ượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020, ghi nhận doanh thu giảm sút.
Theo đó, 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của Sabeco chỉ đạt gần 4.910 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ. Đây là mức doanh thu theo quý thấp nhất của Sabeco từ năm 2016 đến nay.
Lợi nhuận gộp của Sabeco trong quý I/2020 khoảng 1.350 tỷ đồng, giảm 38%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 23,5% lên 27,6%.
Doanh thu tài chính trong quý I/2020 của Sabeco là gần 270 tỷ đồng, tăng 56%. Trong khi đó, hoạt động liên doanh, liên kết giảm 46% lợi nhuận xuống 41 tỷ đồng, giảm 46%.
Do nguồn thu giảm mạnh nên Sabeco chủ động cắt giảm nhiều chi phí, như chi phí bán hàng giảm 19% xuống 560 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 15% xuống 141 tỷ đồng. Chi phí tài chính chỉ 20 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế của Sabeco trong quý I/2020 đạt 945 tỷ đồng, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ sabeco đạt 700 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo giải thích của ban lãnh đạo Sabeco, sở dĩ doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019 là do tác động kép của đại dịch Covid-19 và Nghị định 100, khiến sản lượng tiêu thụ giảm.
Trên thực tế, Sabeco cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng bia nước ngoài như Heineken, Budweiser, Sappro,...
Do ảnh hưởng từ tình hình kinh doanh, giá trị cổ phiếu SAB cũng đang giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/4, cổ phiếu SAB giảm 4,1%, về mức 163.000 đồng/cổ phiếu.
Ngày 5/5, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 vào ngày 5/5, tại Hà Nội. Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Việt Nam khu...