Doanh nghiệp xây dựng chọn bước đi chậm
Sau năm 2019 đạt kết quả kinh doanh khả quan, nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng buộc phải “đi chậm”, bởi triển vọng kinh doanh năm nay khó khăn do bối cảnh chung bất lợi.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành nhìn nhận, dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu xây dựng giảm, nên xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2020 ở mức thấp, thậm chí sụt giảm mạnh so với năm 2019,
Đại hội đồng cổ đông mới đây của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) đã thông qua mục tiêu năm 2020 với doanh thu thuần 5.965 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2019, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 1,2%, dự kiến đạt 1.620 tỷ đồng.
Trước đó, báo cáo tài chính quý I/2020 của Công ty cho thấy, lợi nhuận ròng trong quý đầu năm là gần 266 tỷ đồng, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do lợi nhuận từ liên doanh, liên kết và nguồn thu tài chính đi xuống.
Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đặt ra 2 kịch bản cho kế hoạch kinh doanh năm 2020. Ở kịch bản thận trọng, CII đặt mục tiêu doanh thu 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 808 tỷ đồng.
Như vậy, doanh thu tăng 42% so với năm 2019, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 16%. Ở kịch bản tích cực, doanh thu đạt 6.600 tỷ đồng, tăng 61% và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.608 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2019.
Video đang HOT
Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông, CII nhận định, dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới chứng kiến đợt suy thoái lớn nhất kể từ năm 2008 và kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Tuy nhiên, doanh thu các mảng kinh doanh cốt lõi của CII chưa bị ảnh hưởng đáng kể trong thời gian qua, nhất là ở các mảng cầu đường, hạ tầng nước, bất động sản…
Dẫu vậy, do diễn biến dịch bệnh, tiến độ xử lý các thủ tục pháp lý liên quan đến các dự án mà CII đang đầu tư bị ảnh hưởng, đa phần chậm hơn so với dự kiến.
Việc này ảnh hưởng đến tiến độ đưa dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội vào thu phí, cũng như thu tiền của khách hàng tại các dự án bất động sản. Ngoài ra, tiến độ triển khai xây dựng cũng bị ảnh hưởng do thiếu lực lượng lao động…
Tỏ ra bi quan bậc nhất trong các doanh nghiệp xây dựng, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đặt kế hoạch năm 2020 với cả doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh.
Cụ thể, kế hoạch tổng doanh thu 12.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, lần lượt giảm 33% và 69% so với năm 2019.
Tại báo cáo thường niên 2019, Chủ tịch Hội đồng quản trị HBC chia sẻ: “Từ đầu năm 2020, Hội đồng quản trị đã đề ra kế hoạch doanh thu 20.200 tỷ đồng, lợi nhuận 720 tỷ đồng. Tuy nhiên, do một sự kiện chấn động toàn cầu là đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã tác động nghiêm trọng trực tiếp tới tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ tháng 1 đến nay và mức độ ảnh hưởng, hệ lụy di chứng của đại dịch chắc chắn còn kéo dài. Do đó, Hội đồng quản trị đã hết sức khó khăn trong việc đề ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2020. Chúng tôi tạm thời đề ra kế hoạch 2020: doanh thu 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng, với mục tiêu bảo toàn các nguồn lực khi vượt qua khủng hoảng Covid-19″.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh chịu nhiều tác động bất lợi, vẫn có doanh nghiệp lên kế hoạch tăng trưởng.
Chẳng hạn, Công ty cổ phần Licogi 16 (LCG) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông với mục tiêu 2.668 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 210 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, tăng lần lượt 5% và 8% so với kết quả đạt được năm 2019.
Kế hoạch mới này tích cực hơn so với kịch bản đặt ra trong báo cáo thường niên 2019, dù kết quả kinh doanh quý I/2020 lao dốc: doanh thu thuần giảm hơn 18% và lợi nhuận sau thuế giảm hơn 70%, đánh dấu quý có kết quả kinh doanh kém nhất trong 10 quý gần nhất.
Một số doanh nghiệp lớn trong ngành như Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), Công ty cổ phần FECON (FCN)… chưa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Lĩnh vực xây dựng năm nay gặp nhiều khó khăn khiến một số công ty chứng khoán đánh giá thấp triển vọng của cổ phiếu lĩnh vực này, với khuyến nghị “không đầu tư” nhóm thầu phụ nền móng và hoàn thiện, “cần theo dõi thêm” nhóm tổng thầu xây dựng và nhóm tổng thầu cơ sở hạ tầng.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng mạnh trong tháng 5/2020
Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ 2019.
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trở lại trạng thái bình thường sau Covid-19
Theo công bố từ Tổng cục Thống kê, các dự án, công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang được tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 trên cả nước đã được kiểm soát tốt.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 5/2020 ước tính đạt 31,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn Trung ương 5,3 nghìn tỷ đồng, tăng 59,4%; vốn địa phương 25,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 116,3 nghìn tỷ đồng, bằng 24,9% kế hoạch năm và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, có 1.212 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7,4 tỷ USD, giảm 11,1% về số dự án và tăng 15,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 436 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31,4%; có 3.528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 3 tỷ USD, giảm 60,9%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 715 lượt góp vốn làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1,2 tỷ USD và 2.813 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,8 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4.93 tỷ USD, chiếm 73,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 721,3 triệu USD, chiếm 10,8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 599,9 triệu USD, chiếm 9%.
Trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 4.318,5 triệu USD, chiếm 58% tổng vốn đăng ký cấp mới; Đài Loan 743,2 triệu USD, chiếm 10%; Trung Quốc 694,9 triệu USD, chiếm 9,3%...
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 5 tháng đầu năm có 60 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 161,9 triệu USD; có 11 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 18,8 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 5 tháng đạt 180,7 triệu USD, bằng 98,7% cùng kỳ năm trước.
Ban hành Kế hoạch thực thi EVFTA, thúc tăng trưởng xuất khẩu Thông tư quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA đang được xây dựng, dự kiến trình ban hành trong tháng 6/2020. Ưu đãi thuế quan với từng ngành hàng ngay khi EVFTA đi vào thực thi sẽ được Cục Xuất nhập khẩu Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa ký Quyết định số 42/QĐ-XNK...