Doanh nghiệp xăng dầu lo lắng khi 7 đơn vị đầu mối bị tước giấy phép
Trước thông tin 7 đơn vị đầu mối xuất, nhập khẩu xăng dầu đã bị tước giấy phép hoạt động do thiếu các điều kiện trong kinh doanh xăng dầu, đại diện các doanh nghiệp phân phối, kinh doanh xăng dầu cho biết đang rất lo lắng liên quan tới việc mua bán với các đơn vị này.
Mua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
7 doanh nghiệp bị tước giấy phép
Tại trang minhbach.moit.gov.vn của Bộ Công Thương, mới công bố có 7 doanh nghiệp đầu mối xuất, nhập khẩu xăng dầu đã bị tước giấy phép hoạt động do thiếu các điều kiện trong kinh doanh xăng dầu.
Các doanh nghiệp bị tước giấy phép bao gồm: Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 2 tháng kể từ ngày 26/7/2022); Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng kể từ ngày 18/7/2022);
Tổng công ty thương mại Sài Gòn – TNHH MTV (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng kể từ ngày 13/7/2022); Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 28/7/2022);
Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng kể từ ngày 19/7/2022); Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 7/7/2022); Và Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 12/7/2022).
Video đang HOT
Chờ hướng dẫn về quyền mua xăng dầu
Theo văn bản số 1316/PVNDB-TTSP của Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVNDB) về việc tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của một số thương nhân đầu mối, năm 2022, PVNDB đã tiến hành ký kết và đang triển khai thực hiện 22 hợp đồng dài hạn với 22 khách hàng là các thương nhân đầu mối trên cả nước.
“Hiện có một số thương nhân đầu mối đang ở tình trạng bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; trong đó có cả các thương nhân đang là khách hàng của PVNDB hoặc đang có đề nghị đàm phán để trở thành khách hàng của PVNDB.
Do vậy, PVNDB báo cáo Bộ Công Thương xem xét có hướng dẫn, chỉ đạo về quyền mua các sản phẩm xăng dầu của các thương nhân đầu mối này từ nhà máy lọc dầu trong nước do PVNDB bao tiêu”, văn bản nêu rõ.
Trên thực tế, việc tước giấy phép diễn ra trong tháng 7, tuy nhiên, theo chia sẻ từ thương nhân kinh doanh xăng dầu, việc công bố của Bộ Công Thương mới đăng tải trên website từ đầu tháng 8. Điều này khiến cho các thương nhân thiếu thông tin, các giao dịch, mua bán với các đầu mối này vẫn diễn ra theo hợp đồng đã ký, trước thời điểm Bộ Công Thương đăng tải thông tin.
Vị thương nhân này cho hay, doanh nghiệp bị tước giấy phép mà vẫn mua xăng dầu, được cho là mua bán lậu, còn doanh nghiệp bán, đang tiếp tay cho buôn lậu, làm trái với quy định pháp luật, kinh doanh trái phép….
Đây là nguyên nhân khiến nhà máy lọc dầu, doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối đang rất lo lắng khi phải đối diện với nguy cơ bị xử phạt mua bán trái phép xăng dầu trên thị trường.
Liên quan vấn đề này, một số nhà máy sản xuất, thương nhân đầu mối đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị có ý kiến về vấn đề này, đồng thời có những hướng dẫn cụ thể.
Theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, một trong những điều kiện để trở thành thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu là phải đảm bảo có 40 đại lý và 10 cửa hàng sở hữu, đồng sở hữu.
Do vậy, khi những thương nhân đầu mối này bị tước giấy phép kinh doanh, các cửa hàng, đại lý phải tìm nguồn cung thay thế nếu không sẽ phải đối diện với việc đóng cửa hàng, ngừng kinh doanh, gây ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp, phân phối.
Theo ý kiến từ các chuyên gia, khi doanh nghiệp đã bị tước giấy phép thì cần phải rà soát lại một cách kỹ lưỡng, thận trọng xem có đủ điều kiện hay không, nếu không đủ điều kiện thì dứt khoát phải thu hồi, để làm trong sạch, lành mạnh thị trường. Ngoài ra, việc hậu kiểm cần phải được triển khai quyết liệt và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
VPI dự báo giá xăng ngày 1/4 giảm về ngưỡng 27.000 đồng/lít
Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) dự báo giá xăng trong nước được dự báo sẽ giảm khoảng 2.000 đồng/lít nhờ việc giảm thuế bảo vệ môi trường.
Mua bán xăng dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu Petrolimex trên đường Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Theo VPI, hiện giá dầu thô trên thế giới biến động thất thường trong chu kỳ 10 ngày qua đã tác động rất lớn tới giá xăng dầu thế giới. Tuy nhiên, do hiệu lực của việc giảm thuế bảo vệ môi trường nên giá xăng trong nước được dự báo sẽ giảm khoảng 2.000 đồng/lít.
Mức giá xăng bán lẻ thông thường được công bố theo chu kỳ 10 ngày vào 15h nhưng tại kỳ điều chỉnh ngày 1/4, Bộ Công Thương cho biết sẽ điều chỉnh giá xăng ngay từ 0h đồng thời với việc giảm thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường từ 0h ngày 1/4 như sau: xăng giảm 2.000 đồng/lít (từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít); dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít (từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít)...
Tiên phong ứng dụng mô hình mạng nơ ron nhân tạo và các thuật toán học máy trong việc dự báo về mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu cũng như giá các sản phẩm xăng dầu, mô hình Dự báo giá xăng dầu của Viện Dầu khí Việt Nam đã đưa ra dự báo giá xăng dầu Singapore bình quân 10 ngày (21/3 - 31/3) tăng so với trung bình kỳ trước (11/3 - 20/3) cụ thể RON92: 127,14 USD/thùng ( 4%), RON95: 130,88 USD/thùng ( 4%), DO: 141,33 USD/thùng ( 16%), KO: 140,87 USD/thùng ( 17%), FO: 680,59 USD/tấn ( 9%).
Bên cạnh đó, mô hình cũng đưa ra dự báo giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều chỉnh 1/4 cụ thể giá xăng E5 RON 92 giảm 1.175 đồng/lít đạt 27.155 đồng/lít, giá xăng RON 95 đạt 27.188 đồng/lít giảm 2.004 đồng/lít, trong khi giá DO, KO, FO tăng lần lượt 1.968, 3.434 và 457 đồng/kg đạt 25.601, 25.679 và 20.880 đồng/kg.
Ngoài giảm thuế bảo vệ môi trường, cơ quan thẩm tra của Chính phủ đề nghị nên cân nhắc giảm thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) với xăng và coi đây như một biện pháp bổ sung để can thiệp trong trường hợp giá dầu thô thế giới biến động. Mức giảm thuế này sẽ được tính toán trên cơ sở đánh giá tình hình nhập khẩu từ các nước ASEAN, Hàn Quốc, Singapore... và biến động giá thế giới.
Những biến động lớn của giá thế giới cùng với việc Chính phủ dự kiến điều chỉnh mức thuế xăng dầu là các dữ liệu đầu vào của mô hình dự báo giá xăng dầu của Viện Dầu khí Việt Nam. Do cơ sở dữ liệu đầu vào của mô hình bao gồm tất các các yếu tố tác động đến giá xăng dầu như thuế nhập khẩu xăng dầu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí kinh doanh/lợi nhuận định mức, thuế bảo vệ môi trường... giá xăng dầu thế giới theo ngày, số dư Quỹ bình ổn cuối kỳ tiếp theo, tỷ giá...
Với số lượng dữ liệu đầu vào lớn và biến động liên tục, mô hình dự báo giá của Viện Dầu khí Việt Nam cũng được thiết kế rất linh hoạt để có thể liên tục cập nhật những thay đổi đó và huấn luyện lại mô hình dự báo để đưa ra những dự báo chính xác nhất.
Điều hành giá xăng dầu rất cần sự linh hoạt, nhạy bén Đúng như mong mỏi của người tiêu dùng, doanh nghiệp và giới chuyên gia tâm huyết với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tại Phiên họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn...